Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Vật lí 12 Cánh diều bài 1

Giải Vật lí 12 Cánh diều bài 1: Sự chuyển thể của các chất được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Vật lý 12 các trang 7, 8, 9, 11.

Giải Vật lí 12 trang 6 Cánh diều

Mở đầu trang 6 SGK Vật lí 12

Các chất có thể ở thể rắn như thanh sắt, thể lỏng như cồn, thể khí như hơi nước, .... Các chất cũng có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Thanh sắt có thể nóng chảy, cồn có thể chuyển thành hơi, hơi nước có thể ngưng tụ thành nước, .... Vậy các chất rắn, chất lỏng, chất khí có cấu tạo như thế nào mà lại chuyển được từ thể này sang thể khác?

Giải Vật lí 12 trang 6 Cánh diều

Lời giải:

- Ở thể khí, các phân tử ở xa nhau (khoảng cách giữa các phân tử lớn gấp hàng chục lần kích thước của chúng). Lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn.

- Ở thể rắn, các phân tử ở gần nhau (khoảng cách giữa các phân tử chỉ vào cỡ kích thước của chúng). Lực tương tác giữa các phân tử chất rắn rất mạnh nên giữ được các phân tử này ở các vị trí xác định và làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định này.

- Lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể khí nên giữ được các phân tử không chuyển động phân tán ra xa nhau. Tuy nhiên, lực này chưa đủ lớn như trong chất rắn để giữ các phân tử ở những vị trí xác định. Các phân tử ở thể lỏng cũng dao động xung quanh các vị trí cân bằng, nhưng những vị trí này không cố định mà di chuyển.

Khi có tác động bên ngoài (thay đổi nhiệt độ chẳng hạn) làm cho cấu trúc của các chất bị thay đổi, phá vỡ nên chúng dễ dàng chuyển từ thể này sang thể kia.

Giải Vật lí 12 trang 7 Cánh diều

Câu hỏi 1 trang 7 SGK Vật lí 12

Thanh sắt được tạo thành từ các phân tử chuyển động không ngừng nhưng tại sao lại không bị tan rã thành các hạt riêng biệt?

Lời giải:

Ở thể rắn, các phân tử ở gần nhau (khoảng cách giữa các phân tử chỉ vào cỡ kích thước của chúng). Lực tương tác giữa các phân tử chất rắn rất mạnh nên giữ được các phân tử này ở các vị trí xác định và làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định này. Do đó, các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định, rất khó nén.

Câu hỏi 2 trang 7 SGK Vật lí 12

Từ mô hình cấu trúc các chất mô tả trong Hình 1.2, hãy so sánh độ lớn lực tương tác giữa các phân tử trong chất rắn, chất lỏng, chất khí.

Giải Vật lí 12 trang 7 Cánh diều

Lời giải:

Lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể khí nên giữ được các phân tử không chuyển động phân tán ra xa nhau. Nhờ đó, chất lỏng có thể tích riêng xác định. Tuy nhiên, lực này chưa đủ lớn như trong chất rắn để giữ các phân tử ở những vị trí xác định. Các phân tử ở thể lỏng cũng dao động xung quanh các vị trí cân bằng, nhưng những vị trí này không cố định mà di chuyển. Do đó chất lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó.

Giải Vật lí 12 trang 8 Cánh diều

Tìm hiểu thêm 1 trang 8 SGK Vật lí 12

Muối ăn có cấu trúc tinh thể gồm các ion Na+ và Cl- có vị trí cân bằng trùng với đỉnh của khối lập phương (Hình 1.4). Tìm thông tin và trả lời câu hỏi: mỗi ion trong tinh thể muối ăn dao động như thế nào?

Giải Vật lí 12 trang 8 Cánh diều

Lời giải:

Mỗi ion dao động quanh vị trí cân bằng của nó tại các đỉnh của hình lập phương và các nút mạng tinh thể.

Câu hỏi 3 trang 8 SGK Vật lí 12

Cùng một chất, khi ở thể lỏng thường có khối lượng riêng nhỏ hơn khi ở thể rắn và ở thể khí lại nhỏ hơn khi ở thể lỏng. Hãy so sánh khoảng cách trung bình giữa các phân tử của chất ở ba thể.

Lời giải:

Ở thể rắn, các phân tử sắp xếp có trật tự, lực liên kết lớn nên khoảng cách giữa các phân tử nhỏ nhất.

Ở thể khí, các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng, lực liên kết rất yếu nên khoảng cách giữa các phân tử lớn nhất.

Ở thể lỏng, khoảng cách giữa các phân tử lớn hơn so với khoảng cách các phân tử chất khí, nhỏ hơn khoảng cách các phân tử chất rắn.

Giải Vật lí 12 trang 9 Cánh diều

Câu hỏi 4 trang 9 SGK Vật lí 12

Chất ở thể nào dễ bị nén nhất? Vì sao?

Lời giải:

Ở thể khí, các phân tử ở xa nhau (khoảng cách giữa các phân tử lớn gấp hàng chục lần kích thước của chúng). Lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn. Do đó, chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa và có thể nén được dễ dàng.

Luyện tập 1 trang 9 SGK Vật lí 12

Thêm các thông tin cần thiết vào các ô có dấu "?" để hoàn thành Bảng 1.1. Bảng 1.1. Một số đặc điểm cấu trúc của chất rắn, chất lỏng và chất khí theo mô hình động học phân tử.

Giải Vật lí 12 trang 9 Cánh diều

Lời giải:

Đặc điểm

Chất rắn

Chất lỏng

Chất khí

Khoảng cách giữa các phân tử

Rất nhỏ (chỉ cỡ kích thước phân tử)

Xa hơn khoảng cách giữa các phân tử chất rắn

Rất lớn so với kích thước phân tử

Liên kết giữa các phân tử

Rất mạnh

Lớn hơn lực liên kết giữa các phân tử chất khí, nhỏ hơn lực liên kết giữa các phân tử chất rắn

Rất yếu

Chuyển động phân tử

Dao động quanh vị trí cân bằng xác định

Dao động quanh vị trí có thể dịch chuyển

Chuyển động hỗn loạn không có quy luật

Hình dạng

Xác định

Phụ thuộc phần bình chứa nó

Không có hình dạng xác định

Thể tích

Xác định

Thể tích xác định

Phụ thuộc bình chứa

Câu hỏi 5 trang 9 SGK Vật lí 12

Biểu diễn bằng sơ đồ các quá trình chuyển đổi giữa ba thể: rắn, lỏng, khí.

Lời giải:

Giải Vật lí 12 trang 9 Cánh diều

Giải Vật lí 12 trang 10 Cánh diều

Tìm hiểu thêm 2 trang 10 SGK Vật lí 12

Đa số chất rắn có thể tích tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc. Nước là một trường hợp đặc biệt, khi nhiệt độ giảm từ 4°C đến nhiệt độ đông đặc 0°C thì thể tích của nước tăng dần. Do đó, băng nổi ở mặt nước (Hình 1.5). Do sự ấm lên toàn cầu, mức nước biển có thể tăng lên do băng tan. Hãy cho biết sự tăng mức nước biển này là do sự tan băng trên đất liền ở các vùng cực của Trái Đất hay do sự tan phần băng nổi ở mặt nước của các đại dương.

Giải Vật lí 12 trang 10 Cánh diều

Lời giải:

Theo em thì cả 2 nguyên nhân đều đúng. Vì băng tan ở trên đất liền ở các vùng cực hay do sự tan phần băng nổi ở mặt nước của các đại dương thì đều tạo thành nước, nước có thể chảy theo các con sông đổ ra biển, một phần bay hơi sau đó ngưng tụ tạo thành mưa.

Giải Vật lí 12 trang 11 Cánh diều

Câu hỏi 6 trang 11 SGK Vật lí 12

Hãy vẽ phác hình dạng đường biểu diễn nhiệt độ theo thời gian của nước qua các quá trình nóng chảy và hóa hơi khi được đun từ –10°C đến 100°C và đun tiếp một khoảng thời gian.

Lời giải:

Giải Vật lí 12 trang 11 Cánh diều

Luyện tập 2 trang 11 SGK Vật lí 12

Vì sao bình nước sôi muốn để nguội nhanh thì cần mở nắp để hơi nước thoát ra?

Lời giải:

Vì hơi nước có nhiệt độ cao, khi mở nắp thì hơi nước thoát ra nhiều và nhanh hơn làm cho nước còn lại trong bình nguội nhanh hơn.

Luyện tập 3 trang 11 SGK Vật lí 12

Cồn y tế chuyển từ thể lỏng sang thể khí rất nhanh ở điều kiện thông thường. Hãy giải thích tại sao khi xoa cồn vào da, ta cảm thấy lạnh ở vùng da đó.

Lời giải:

Vì cơ thể con người thường có nhiệt độ khoảng 37oC cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh, khi xoa cồn vào da thì làm cho cồn bay hơi ngay lập tức, vùng da chỗ xoa cồn bị mất năng lượng rất nhanh (năng lượng chuyển hoá sang cho cồn) nên ta cảm giác ở chỗ da đó lạnh.

Vận dụng trang 11 SGK Vật lí 12

Giải thích sơ lược việc tách muối ra khỏi nước biển theo cách cổ truyền ở nước ta.

Lời giải:

Người xưa dùng phương pháp phơi nước biển, dưới ánh sáng mặt trời nước biển bốc hơi dần, các tinh thể muối ăn dần dần kết tinh. Sau khi nước biển bay hơi hết thì thu được các hạt muối ăn.

Giải Vật lí 12 trang 12 Cánh diều

Tìm hiểu thêm 3 trang 12 SGK Vật lí 12

Từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 3 năm 2023, mưa đá xuất hiện và kéo dài gây ra hậu quả nặng nề tại nhiều nơi thuộc miền Trung nước ta. Hãy tìm hiểu và cho biết đã có những sự chuyển thể nào của nước khi mưa đá được hình thành.

Lời giải:

Đang cập nhật...

Bài tiếp theo: Giải Vật lí 12 Cánh diều bài 2

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Giải Vật lí 12 Cánh diều

    Xem thêm