Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Vật lý 12 bài 2: Con lắc lò xo

Giải bài tập SBT Vật lý 12 bài 2

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Giải bài tập SBT Vật lý 12 bài 2: Con lắc lò xo, nội dung tài liệu được cập nhật chi tiết và chính xác sẽ là nguồn thông tin hay để giúp các bạn học sinh học tốt hơn môn Vật lý. Mời các bạn học sinh và thầy cô cùng tham khảo.

Giải bài tập SBT Vật lý 12 bài 2: Con lắc lò xo vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được VnDoc.com tổng hợp lời giải của 18 bài tập trong sách bài tập môn Vật lý lớp 12 bài 2 Con lắc lò xo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Con lắc lò xo

2.1. Một lò xo giãn ra 2,5 cm khi treo và nó một vật có khối lượng 250 g. Chu kì của con lắc được tạo thành như vậy là bao nhiêu? Cho g = 10 m/s2.

A. 0,31 s

B. 10 s

C. 1 s

D. 126 s

2.2. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo trục x nằm ngang. Lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Khi vật có khối lượng m của con lắc đi qua vị trí có li độ x = 4 cm theo chiều âm thì thế năng của con lắc đó là bao nhiêu?

A. 8 J

B. 0,08 J

C. - 0,08 J

D. Không xác định được vì chưa biết giá trị của khối lượng m

2.3 Một con lắc lò xo có khối lượng m = 0,5 kg và độ cứng k = 60 N/m. Con lắc dao động với biên độ bằng 5 cm. Hỏi tốc độ con lắc khi qua vị trí cân bằng là bao nhiêu?

A. 0,77 m/s

B.0,17 m/s

C. 0 m/s

D. 0,55 m/s

2.4. Một con lắc là xo có cơ năng W = 0,9 J và biên độ dao động A = 15 cm. Hỏi động năng của con lắc tại li độ x = -5cm là bao nhiêu?

A. 0,8 J

B. 0,3 J

C. 0,6 J

D. Không xác định được vì chưa biết độ cứng của lò xo.

2.5. Một con lắc lò xo có độ cứng k = 200 N/m, khối lượng m = 200 g dao động điều hòa với biên độ A = 10 cm. Tốc độ của con lắc khi qua vị trí có li độ x = 2,5 cm là bao nhiêu?

A. 86,6 m/s

B. 3,06 m/s

C. 8,67 m/s

D.0,0027 m/s

2.6 Con lắc lò xo gồm một vật nhỏ gắn với một lò xo nhẹ dao động điều hoà theo phương ngang. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn?

A. cùng chiều với chiều chuyển động của vật.

B. ngược chiều với chiều chuyển động của vật.

C. hướng về vị trí cân bằng.

D. hướng về vị trí biên.

Đáp án

2.1 A

2.2 B

2.3 D

2.4 A

2.5 B

2.6 C

2.7. Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng 100 g gắn với một lò xo nhẹ. Con lắc dao động điều hoà theo phương ngang với phương trình x=10cos10πt(cm). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lấy π2=10. Cơ năng của con lắc bằng

A. 0,50 J.

B. 1,10 J.

C. 1,00 J.

D. 0,05 J.

2.8. Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là 50 g. Con lắc dao động điều hoà theo một trục cố định nằm ngang với phương trình x = Acoscωt. Cứ sau những khoảng thời gian 0,05 s thì động năng và thế năng của vật lại bằng nhau. Lấy π2=10. Lò xo của con lắc có độ cứng bằng

A. 25 N/m.

B. 200 N/m.

C. 100 N/m.

D. 50 N/m.

2.9. Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương ngang với biên độ 10 cm. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là 200 mJ. Lò xo của con lắc có độ cứng là?

A. 40 N/m.

B. 50 N/m.

C. 4 N/m.

D. 5 N/m.

2.10. Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox. Trong các đại lượng sau của chất điểm: biên độ, vận tốc, gia tốc, động năng thì đại lượng nào không thay đổi theo thời gian?

A. Gia tốc.

B. Vận tốc.

C. Động năng.

D. Biên độ.

2.11. Con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 50 N/m và vật nhỏ có khối lượng 200 g đang dao động điều hoà theo phương ngang. Lấy π2=10. Tần số dao động của con lắc là?

A. 5,00 Hz.

B. 2,50 Hz.

C. 0,32 Hz.

D. 3,14 Hz.

2.12. Một vật nhỏ có khối lượng 500 g dao động điều hoà dưới tác dụng của một lực kéo về có biểu thức F = -0,8cos4t (N). Biên độ dao động của vật là?

A. 8 cm.

B. 6 cm.

C. 12 cm.

D. 10 cm

Đáp án

2.7 A

2.8 D

2.9 A

2.10 D

2.11 B

2.12 D

2.13. Một con lắc lò xo có khối lượng m = 50 g, dao động điều hoà trên trục x với chu kì T = 0,2 s và biên độ A = 0,2 m. Chọn gốc toạ độ O tại vị trí cân bằng, chọn gốc thời gian là lúc con lắc qua vị trí cân bằng theo chiều âm.

a) Viết phương trình dao động của con lắc.

b) Xác định độ lớn và chiều của các vectơ vận tốc, gia tốc và lực kéo về tai thời điếm t = 3T/4

Hướng dẫn giải chi tiết

a) Theo bài ra ta có tần số góc ω=2π/T= 10π (rad/s)

Tại thời điểm ban đầu vật ở vị trí cân bằng và đi theo chiều âm nên ta có

Giải bài tập SBT Vật lý 12 bài 2: Con lắc lò xo

Phương trình dao động của vật là: x=0,2cos(10πt+π/2)

b) Tại thời điểm t = 3T/4 nên ta có

Giải bài tập SBT Vật lý 12 bài 2: Con lắc lò xo

a=−ω2Acos2π=−(10π)2(0,2).1=−197≈−200m/s2

Ta thấy vecto a hướng theo chiều âm của trục x về vị trí cân bằng

F=ma=0,050.(−197)=−9,85≈−9,9N<0

Vecto F cùng hướng cùng chiều với vecto a

Bài 2.14 trang 8 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12

2.14. Một con lắc lò xo có biên độ A = 10,0 cm, có tốc độ cực đại 1,2 m/s và có cơ năng 1 J.Hãy tính

a) Độ cứng của lò xo.

b) Khối lượng của quả cầu con lắc.

c) Tần số dao động của con lắc

Hướng dẫn giải chi tiết

a) Độ cứng của của lò xo là: k=2W/A2=2.1/0,12=200N/m

b) Khối lượng của quả cầu con lắc là:

W=1/2mv2m=>m=2W/v2m=2.1/1,22≈1,388≈1,39kg

c) Tần số dao động của con lắc là: ω=√k/m=√200/1,39=12rad/s

f=ω/2π=12/6,28=1,91Hz

Bài 2.15 trang 8 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12

2.15. Một vật có khối lượng 10 g dao động điều hoà với biên độ 24 cm và chu kì 4,0 s. Tại thời điểm t = 0, vật ở vị trí biên x = -A.

a) Viết phương trình dao động của vật.

b) Tính li độ, gia tốc và lực kéo về tại thời điểm t = 0,5 s.

c) Xác định thời điểm đầu tiên vật qua vị trí có li độ x = -12 cm và tốc độ của vật tại thời điểm đó.

Hướng dẫn giải chi tiết

a) Viết phương trình dao động của vật

ω=2π/T=π/2 rad/s.

Tại t = 0 vật ở biên âm nên ta có x = Acosφ = -A => cosφ = -1 => φ=π

Phương trình dao động của vật là x = 24cos(π2t+ππ2t+π) (cm)

b) Tại thời điểm t = 0,5s ta có

Li độ của vật là: x=24cos5π/4=24.(−√2/2)=−16,9cm≈−17cm

Gia tốc của vật là: a=−ω2x=−(π/2)2.(−16,9)=42cm/s2

Lực kéo về là: F=ma≈0,01.0,42=0,0042N

c) Thời điểm đầu tiên vật qua vị trí có li độ x = -12 cm

−12=24cos(π/2t+π)=>cos(π2/t+π)=−12

=>π2/t+π=π/3+π=>t=2/3s

Tốc độ của vật tại thời điểm t=2/3s

v=−π/2.24sin(π/2t+π)=>−π/2.24sin(π/2.2/3+π)=−0,12π(−√3/2)m/s=>v≈0,33m/s

Bài 2.16 trang 8 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12

2.16. Một cori lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng 200 g gắn với một lò xo nhẹ, dao động điều hoà theo trục Ox nằm ngang với tần số 2,5 Hz. Trong khi dao động, chiều dài của lò xo biến thiên từ l1= 20 cm đến l2 = 24 cm.

a) Tính biên độ dao động của vật và chiều dài của lò xo khi chưa biến dạng.

b) Viết phương trình dao động của vật, biết rằng khi t = 0 vật ở vị trí biên x = +A.

c) Tính vận tốc và gia tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng.

Hướng dẫn giải chi tiết

a) Biên độ dao động của vật và chiều dài của lò xo khi chưa biến dạng.

A=l1−l2/2=24−20/2=2cm

l0=l1+A=20+2=22cm

b) Viết phương trình dao động của vật, biết rằng khi t = 0 vật ở vị trí biên x = +A.

Tại thời điểm t =0

A= Acosφ =>cosφ = 1=>φ= 0

x = Acos2πft = >x= 2cos5πt (cm)

c) Tính vận tốc và gia tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng.

Tại vị trí cân bằng vật đạt vận tốc cực đại và gia tốc bằng 0 nên ta có

v= A.ω = 2.5π=10π cm/s

a = 0

Bài 2.17 trang 8 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12

2.17. Một con lắc lò xo dao động điều hoà.

a) Tại li độ x bằng một nửa biên độ thì bao nhiêu phần của cơ năng là thế năng? là động năng?

b) Tại li độ nào (tính theo biên độ) thì động năng bằng thế năng?

Hướng dẫn giải

a) Tại li độ x bằng một nửa biên độ ta có

W=1/2kA2

Wt=1/2kx2=1/4.1/2kA2=1/4W

Wd=W−Wt=3/4W

b) Vị trí động năng bằng thế năng ta có

Wd=Wt

⇒Wd+Wt=2

Wt=W⇒1/2kx2=1/2.1/2kA2⇒x=±A√2

Bài 2.18 trang 8 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12

2.18. Một con lắc lò xo gồm một vật khối lượng 0,5 kg gắn vào đầu tự do của một lò xo nhẹ có độ cứng 20 N/m. Con lắc dao động theo trục Ox nằm ngang với biên độ dao động là 3 cm. Tính:

a) Cơ năng của con lắc và tốc độ cực đại của vật.

b) Động năng và tốc độ của vật tại vị trí có li độ bằng 2,0 cm.

Hướng dẫn giải

a) Cơ năng của con lắc

W=1/2kA2=1/2.20.(3.10−2)2=9.10−3J

Tốc độ cực đại của con lắc là

W=1/2mv2max⇒ vmax=√2W/m=√2.9.10−3/0,5=0,19m/s

b) Động năng của vật tại vị trí có li độ bằng 2 là

Wt=1/2kx2=1/2.20.(2.10−2)2=4.10−3

Wd=W−Wt=(9−4).10−3=5.10−3

Tốc độ của vật tại vị trí có li độ bằng 2,0 cm.

v=√2Wd/m=√2,5.10−3/0,5=0,14m/s

---------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SBT Vật lý 12 bài 2: Con lắc lò xo. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Vật Lí 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm một số các tài liệu:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT Vật Lí 12

    Xem thêm