Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải VBT Ngữ văn 7: Kiểm tra phần văn lớp 7 học kì 2

Giải VBT Ngữ văn 7: Kiểm tra phần văn lớp 7 học kì 2 được giới thiệu trên VnDoc.com sẽ cung cấp cho các em lời giải chi tiết cho các câu hỏi trong VBT Văn 7, tương ứng với một số bài tập trong SGK Ngữ văn 7 tập 2, giúp các em biết cách trả lời các câu hỏi, từ đó học tốt môn Văn 7 hơn. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.

Để giúp các em học sinh lớp 7 học tốt môn Văn hơn, VnDoc giới thiệu bộ tài liệu Giải Vở BT Ngữ văn 7 bao gồm hệ thống các lời giải và đáp án cho các bài tập trong Vở bài tập môn Ngữ văn lớp 7. Đây là tài liệu hữu ích cho các em học sinh tham khảo, ôn tập để học tốt môn Văn 7 hơn.

Câu 1 (trang 127 VBT Ngữ văn 7): Câu 1, trang 137 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2

Trả lời:

Bài ca dao: Khăn thương nhớ ai

Giải vở bài tập Ngữ Văn 7 tập 2

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng

+Phép điệp: điệp từ “khăn”, điệp cấu trúc “Khăn thương nhớ ai”, “Đèn thương nhớ ai”, “Mắt thương nhớ ai”.

+Phép nhân hóa: Khăn thương nhớ ai, đèn thương nhớ ai.

+Phép hoán dụ: Mắt thương nhớ ai, mắt ngủ không yên.

+Kết hợp giữa thể thơ lục bát và thể thơ bốn chữ.

+Gieo vần chân, vần liền.

-Tình cảm được diễn tả:

+Nỗi nhớ khắc khoải, trở đi trở lại không thể nguôi ngoai của cô gái dành cho người mình thương. Nỗi nhớ ấy cứ thường trực bất kể khi nào. Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng đã khắc họa một cách ấn tượng, mới mẻ, độc đáo và sâu sắc bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Câu 2 (trang 127-128 VBT Ngữ văn 7): Câu 2, trang 137 SGK Ngữ văn lớp 7

Trả lời:

Bài thơ thuộc phần văn học trung đại Việt Nam: Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)

Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

-Giá trị nội dung:

+Thể hiện được tấm lòng yêu mến, gắn bó với thiên nhiên của nhà nho ẩn dật Nguyễn Trãi.

+Thể hiện một tâm hồn thanh cao, tinh tế, lánh đục tìm trong của nhà thơ.

-Giá trị nghệ thuật:

+Điệp từ: Côn Sơn, ta.

+So sánh: như tiếng đàn cầm bên tai, như ngồi chiếu êm, thông mọc như nêm.

+Gieo vần: vần chân (êm, nêm, nằm, râm), vần liền.

+Sử dụng thể thơ lục bát giàu nhịp điệu.

Câu 3 (trang 129 VBT Ngữ văn 7): Câu 3, trang 137 SGK Ngữ văn lớp 7

Trả lời:

Hai câu thơ: Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,

Bán vô, bán hữu tịch dương biên.

(Trích Thiên Trường vãn vọng – Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra)

Lí do em thích hai câu thơ này:

- Hai câu thơ đã khắc họa một khung cảnh hết sức nên thơ, như thực mà cũng như mộng. Trong ánh dương chiều, dưới những làn khói bốc lên từ những căn bếp, cảnh vật thôn xóm như được che phủ bởi một làn khói mờ mờ ảo ảo.

- Khung cảnh ấy còn ngụ ý chỉ cuộc sống trù phú, no ấm, yên bình của nhân dân, từ đó gián tiếp thể hiện tấm lòng ưu dân ái quốc của tác giả.

Câu 4 (trang 129 VBT Ngữ văn lớp 7): Câu 4, trang 137 SGK Ngữ văn lớp 7

Trả lời:

- Câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng:

+ Cảnh khuya: Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

+ Rằm tháng giêng: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên…

… Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả: trăng trong thơ Bác được miêu tả với sức sống riêng, có tâm hồn, có sinh khí, trăng luôn được miêu tả trong vẻ đẹp tràn đầy, viên mãn, sáng rực cả khoảng trời đêm.

- Vẻ đẹp tâm hồn của Bác: yêu thiên nhiên đặc biệt là yêu mến và gắn bó với ánh trăng -> tâm hồn nhạy cảm tinh tế của một thi nhân.

Câu 5 (trang 130 VBT Ngữ văn lớp 7): Câu 5 trang 137 SGK Ngữ văn 7

Trả lời:

Tình yêu quê hương đất nước của tác giả qua việc hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi:

+ Tác giả nhớ, tự hào về mùa xuân tươi đẹp ở quê hương, tác giả nhớ như in từng chuyển biến nhỏ của không gian, cuộc sống ở quê nhà khi xuân đến dù đã xa cách lâu ngày.

+ Từ đó, ta có thể thấy niềm mong mỏi của tác giả về một cuộc sống yên bình, tự do, chấm dứt tình trạng chiến tranh, chia cắt.

+ Hơn hết, đó là khao khát đất nước được hòa bình, thống nhất.

Câu 6 (trang 130 VBT Ngữ văn lớp 7): Câu 6, trang 137 SGK Ngữ văn lớp 7

Trả lời:

Hai câu tục ngữ:

+ Không thầy đố mày làm nên

+ Học thầy không tày học bạn

Ý nghĩa, giá trị kinh nghiệm của hai câu tục ngữ trên:

- Tôn vinh vai trò của người thầy trong việc dạy dỗ chúng ta thành người có tri thức, có phẩm chất, thành công.

- Học tập không chỉ từ thầy mà còn từ những người bạn xung quanh, học hỏi từ bạn bè là cách để chúng ta tự đánh giá, tự so sánh và phấn đấu.

Câu 7 (trang 130 VBT Ngữ văn lớp 7): Câu 7, trang 137 SGK Ngữ văn lớp 7

Trả lời:

Luận điểm chính:

+ Bài 20: Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu từ bao đời nay.

+ Bài 21: Tiếng Việt ta là một thứ tiếng giàu và đẹp, có những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo, là biểu trưng cho sức sống của dân tộc.

+ Bài 23: Bác Hồ có lối sống giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

Câu 8 (trang 131 VBT Ngữ văn lớp 7): Câu 8 trang 137 SGK Ngữ văn lớp 7

Trả lời:

“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”:

+ Ta biết cảm thông, thương xót trước số phận của những đứa trẻ có gia đình bị đổ vỡ như hai anh em Thành và Thủy trong “Cuộc chia tay của những con búp bê”.

+ Ta biết căm phẫn trước hành động vô nhân đạo, tắc trách của tên quan lớn trong tác phẩm “Sống chết mặc bay” từ đó thương cảm cho số phận của người dân bé nhỏ trong xã hội phong kiến đầy áp bức bất công xưa dù cho đó là thời đại đã đi qua rất lâu.

+ Ta thấy yêu mến, say đắm trước vẻ đẹp của Huế với những di sản văn hóa tinh thần dù có thể ta chưa một lần đặt chân đến nơi này.

Câu 9 (trang 132 VBT Ngữ văn lớp 7): Câu 9 trang 137 SGK Ngữ văn lớp 7

Trả lời:

- Nghệ thuật tương phản: là tạo ra những hành động, cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng, một quan điểm hoặc toàn bộ tư tưởng của một tác phẩm.

- Cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật tương phản trong “Sống chết mặc bay”: xây dựng hai bức tranh hoàn toàn đối lập: sự vất vả, khổ cực, nguy hiểm của người dân khi đắp đê chống mưa lũ và sự nhàn nhã, uy nghi, xa hoa của tên quan lớn trong ván bài tổ tôm.

- Tác dụng: Lên án gay gắt sự tắc trách, vô tâm của tên quan lớn đồng thời phê phán xã hội phong kiến bất công; bày tỏ sự đồng cảm với số phận điêu đứng của những người nông dân bé nhỏ.

Câu 10 (trang 132 VBT Ngữ văn lớp 7): Câu 10 trang 137 SGK Ngữ văn lớp 7

Trả lời:

Ý nghĩa sự im lặng của Phan Bội Châu trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu:

- Phan Bội Châu nhìn thấu luận điệu xảo trá, con người phản bội, lật lọng của tên Toàn quyền Đông Dương.

- Phan Bội Châu khinh bỉ con người hắn và càng khinh bỉ hơn dã tâm lôi kéo một người chí sĩ cách mạng phản bội lại đất nước mình.

- Phan Bội Châu đang khẳng định tinh thần yêu nước, trung thành với con đường đấu tranh giải phóng dân tộc bất diệt, không thể lay chuyển.

Câu 11 (trang 132 VBT Ngữ văn lớp 7): Câu 11 trang 137 SGK Ngữ văn lớp 7

Trả lời:

“Oan Thị Kính” là thành ngữ chỉ những nỗi oan ngang trái, những nỗi oan khó có thể được minh oan, được giãi bày, hiểu thấu. Nỗi oan ấy khiến cho người vướng phải phải gánh chịu một kiếp sống đau khổ, bất hạnh.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giải VBT Ngữ văn 7: Kiểm tra phần văn lớp 7 học kì 2 . Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu Ngữ văn lớp 7, Soạn văn lớp 7, Học tốt Ngữ Văn lớp 7, Soạn Văn lớp 7 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Ngữ văn lớp 7 hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7

    Xem thêm