Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải vở bài tập Ngữ văn 7 bài 4: Những câu hát than thân

Giải vở bài tập Ngữ văn 7: Những câu hát than thân

Giải vở bài tập Ngữ văn 7 bài 4: Những câu hát than thân được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Câu 1 (Bài tập 1 trang 49 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 37 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

- Một số bài ca dao dùng hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận người nông dân:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

- Người nông dân mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình vì:

→ Con cò là loài vật quen thuộc đối với đồng ruộng, với làng quê, với người nông dân.

→ Cò có thân hình mảnh mai, nhỏ bé.

→ Cò thường chăm chỉ đi kiếm ăn, cả ban ngày lẫn ban đêm, cặm cụi mổ những thứ còn rơi vãi ở đồng ruộng hoặc ao hồ.

⇒ Người nông dân liên tưởng đến thân phận nhỏ bé, phải lao động vất vả của mình.

Câu 2 (Bài tập 2 trang 49 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 38 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

- Cách diễn tả cuộc đời lận đận, vất vả của cò:

→ Lận đận một mình: không được sống yên ổn, vui vẻ

→ Lên thác xuống ghềnh: phải trải qua nhiều khó khăn thậm chí là hiểm nguy

→ Bể đầy, ao cạn: tình cảnh trớ trêu, không có chỗ để mưu sinh, kiếm ăn

⇒ Cuộc đời mưu sinh của cò đầy những trắc trở, vất vả, thử thách.

- Những nội dung khác của bài ca dao:

→ Bài ca dao còn là lời lên án xã hội phong kiến đương thời, chèn ép cuộc sống của người nông dân.

Câu 3 (Bài tập 4 trang 49 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 38 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

- Những nỗi thương thân:

+ Qua hình ảnh con tằm:

→ kiếm ăn được mấy, phải nằm nhả tơ.

→ Cuộc sống vất vả, thiếu thốn, bị bóc lột sức lao động.

+ Qua hình ảnh con kiến:

→ Kiếm ăn được mấy, phải đi tìm mồi.

→ Cuộc sống của thân phận nhỏ bé, bị áp bức, bóc lột.

+ Qua hình ảnh con hạc:

→ Lánh đường mây, bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

→ Cuộc sống đầy khó khăn, tương lai vô định, mịt mờ không biết đi đâu về đâu.

+ Qua hình ảnh con cuốc:

→ kêu ra máu, có người nào nghe.

→ Thân phận hèn mọn, không được lắng nghe, không được quyền lên tiếng, đầy trái ngang, oan ức.

Câu 4 (Bài luyện tập 1 trang 50 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 39 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

- Đặc điểm chung về nội dung:

→ Đều là những lời than thân.

→ Gợi lên cuộc sống của những kiếp người, những thân phận nhỏ bé, nghèo khổ, bị áp bức bóc lột, không có quyền được quyết định cuộc sống của chính mình trong xã hội phong kiến xưa.

- Đặc điểm chung về nghệ thuật

→ Đều sử dụng lối ví von bằng ẩn dụ, so sánh.

→ Sử dụng các câu mang tính chất than, hỏi.

→ Giọng điệu buồn, xót xa.

→ Đều sử dụng thể thơ lục bát dân gian.

Câu 5 (trang 40 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Tìm những biện pháp nghệ thuật cũng được sử dụng trong các bài ca dao dưới đây.

Trả lời:

Những biện pháp nghệ thuật cùng được sử dụng:

→ Hầu hết các câu ca dao bắt đầu bằng mô típ "thân em".

→ Sử dụng phép so sánh: So sánh hình ảnh người phụ nữ với những vật nhỏ bé, trôi nổi (hạt mưa sa, cây quế giữa rừng, tấm lụa đào phất phơ giữa chợ) để gợi hình ảnh cuộc sống bấp bênh, vô định.

→ Dùng cú pháp so sánh trực tiếp: thân em như...; em như...

Câu 6 (trang 40 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Đọc các bài ca dao than thân, ngoài nỗi khổ, em còn hiểu thêm những vẻ đẹp nào của người lao động thời xưa? Chọn phân tích một ví dụ để chứng minh.

Trả lời:

- Vẻ đẹp của người lao động qua một số bài ca dao than thân:

+ Chăm chỉ lao động, cần cù, chịu khó, giàu nghị lực.

+ Nhận thức sâu sắc về cuộc sống, xã hội đương thời.

+ Phẩm chất, đức tính tốt đẹp.

- Bài ca dao em chọn là:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

- Phân tích:

+ Chăm chỉ lao động, cần cù, chịu khó, giàu nghị lực

→ "đi ăn đêm", "đậu phải cành mềm", "lộn cổ xuống ao"

→ Hình ảnh con cò lặn lội kiếm ăn trong đêm, gặp phải những trắc trở là biểu tượng cho cuộc sống mưu sinh, lao động nhiều vất vả của người nông dân. Trước những khó khăn ấy, họ vẫn kiên trì chứ không bỏ cuộc.

+ Nhận thức sâu sắc về cuộc sống, xã hội đương thời:

→ ông vớt tôi nao, ông hãy xáo măng

→ Ẩn đằng sau đó là hình ảnh của thân phận bị phụ thuộc vào tay kẻ khác, không thể tự quyết định cuộc sống của bản thân mình.

+ Phẩm chất, đức tính tốt đẹp:

→ xáo nước trong, đừng xáo nước đục

→ Người nông dân xem trọng phẩm giá, tâm hồn của mình, mong muốn gìn giữ tấm lòng trong sạch, tâm hồn lương thiện, dù vất vả, nghèo khó nhưng không nghèo hèn.

Ngoài các bài Giải Vở BT Ngữ văn 7 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu Ngữ văn lớp 7, Soạn văn lớp 7, Học tốt Ngữ Văn lớp 7, Soạn Văn lớp 7 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 7

Chia sẻ, đánh giá bài viết
53
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7

    Xem thêm