Giải vở bài tập Ngữ văn 7 bài 4: Đại từ
Giải vở bài tập Ngữ văn 7 bài 4: Đại từ
Giải vở bài tập Ngữ văn 7 bài 4: Đại từ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây
Giải vở bài tập Ngữ văn 7 bài 3: Quá trình tạo lập văn bản
Câu 1 (Bài tập 1 trang 56 - 57 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 45 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
a.
Ngôi | Số ít | Số nhiều |
1 | Tôi, mình, tớ,... | Chúng ta, chúng tôi, chúng mình, bọn mình,... |
2 | Cậu, bạn, em, anh, chị, ông, cô,... | Các cậu, các bạn, các cô, các ông, các anh chị,... |
3 | Hắn, nó, cô ấy, anh ấy, bạn ấy,... | Bọn chúng, họ, bọn họ,... |
b. Từ mình ở câu đầu và từ mình ở câu ca dao khác nhau ở chỗ:
Từ mình ở câu đầu có nghĩa: chỉ người nói, là đại từ ngôi 1 số ít.
Từ mình ở câu ca dao có nghĩa: chỉ người nghe, là đại từ ngôi thứ 2 số ít.
Câu 2 (trang 45 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Trong các câu sau đây, câu nào có từ in nghiêng là danh từ được dùng như đại từ xưng hô?
Trả lời:
Trong những câu trên, các câu (b), (c), (g) có từ in nghiêng là danh từ được dùng như đại từ xưng hô.
Câu 3 (trang 46 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Đặt câu với mỗi đại từ: ai, sao, bao nhiêu, thế nào có nghĩa trỏ chung.
Trả lời:
Đặt câu:
Ai: Ai cũng vui mừng cho kết quả thi đấu của vận động viên chủ nhà.
Sao: Có ra sao thì anh ta vẫn sẽ đến đúng hẹn.
Bao nhiêu: Bao nhiêu bình gốm ở đây đều là do các nghệ nhân Bát Tràng tự tay làm ra.
Thế nào: Dù thế nào tôi cũng sẽ không bỏ cuộc.
Câu 4 (Bài tập 4 trang 57 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 46 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
Với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi, cách xưng hô lịch sự là: Tớ, mình, bạn.
Ở trường, ở lớp em vẫn còn tồn tại hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự.
Theo em, đối với sự xưng hô thiếu lịch sự đó cần phải được nhắc nhở và chấn chỉnh.
Câu 5 (trang 47 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Người ở đây là đại từ mang sắc thái ý nghĩa gì? Em hãy đặt một câu có đại từ Người mang sắc thái ý nghĩa như Tố Hữu đã dùng.
Trả lời:
Từ Người trong câu thơ của Tố Hữu mang sắc thái ý nghĩa: tôn kính, kính trọng, yêu mến.
Câu em đặt: Bác Hồ - Người là vị lãnh tụ kính yêu, là người cha già của cả dân tộc.
Ngoài các bài Giải Vở BT Ngữ văn 7 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu Ngữ văn lớp 7, Soạn văn lớp 7, Học tốt Ngữ Văn lớp 7, Soạn Văn lớp 7 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 7