Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải VBT Ngữ văn 7: Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Giải VBT Ngữ văn 7: Kiểm tra tổng hợp cuối năm được giới thiệu trên VnDoc.com sẽ hướng dẫn các em học sinh trả lời các câu hỏi trong VBT Ngữ văn lớp 7, giúp các em biết cách làm bài, từ đó học tốt môn Văn 7 hơn. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.

Để giúp các em học sinh lớp 7 học tốt môn Văn hơn, VnDoc giới thiệu bộ tài liệu Giải Vở BT Ngữ văn 7 bao gồm hệ thống các lời giải và đáp án cho các bài tập trong Vở bài tập môn Ngữ văn lớp 7. Đây là tài liệu hữu ích cho các em học sinh tham khảo, ôn tập để học tốt môn Văn 7 hơn.

Giải Vở bài tập Ngữ văn 7: Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Câu 1 (trang 142 VBT Ngữ văn 7):

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:

a, Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai?

b, Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

c, Luận điểm được thể hiện trong đoạn văn là gì và được thể hiện ở câu nào?

d, Dấu ba chấm trong đoạn văn trên có tác dụng biểu đạt nội dung gì?

e, Theo em, trạng ngữ trong câu “[…] Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được” là bộ phận nào? Bộ phận này có thay đổi vị trí được không? Tại sao?

Trả lời:

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng.

b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận.

c. Luận điểm được thể hiện trong đoạn văn: Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết.

Câu thể hiện luận điểm: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

d. Dấu ba chấm trong đoạn văn có tác dụng: ngụ ý còn nhiều yếu tố chưa được nói ra hết.

e. Trạng ngữ của câu “[…] Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được” là bộ phận: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

Vị trí của bộ phận trạng ngữ này trong câu không thể thay đổi được.

Bởi vì: Nếu thay đổi vị trí của trạng ngữ thì tính liền mạch, liên kết với nội dung trước đó sẽ bị phá vỡ. Cách lập luận của văn bản sẽ không còn sắc sảo.

Câu 2 (trang 144 VBT Ngữ văn 7):

Dựa vào tư liệu trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ và những hiểu biết của mình, em hãy viết một bài văn để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Người.

Trả lời:

a, Tìm hiểu đề và lập ý:

- Vấn đề nghị luận: Đức tính giản dị của Bác Hồ.

- Phương pháp lập luận: chứng minh.

- Luận điểm chính của bài viết: Bác Hồ là hình ảnh đẹp đẽ về một con người với nhiều phẩm chất cao quý, đặc biệt là đức tính giản dị.

- Các luận điểm phụ của bài viết:

+ Bác giản dị trong lối sống.

+ Bác giản dị mà chân thành, sâu sắc trong cách ứng xử, trong mối quan hệ với mọi người.

+ Bác giản dị trong lời nói và những bài viết.

- Dẫn chứng lấy từ: sách báo, những tài liệu viết về Bác.

b, Lập dàn bài:

- Mở bài: Khẳng định đức tính giản dị là phẩm chất ngời sáng ở Bác Hồ.

- Thân bài:

+ Bác giản dị trong lối sống hằng ngày: sinh hoạt, trang phục, tác phong,…

+ Bác giản dị trong cách ứng xử, trong mối quan hệ với mọi người, giản dị nhưng rất chân thành, sâu sắc và mẫu mực.

+ Bác giản dị trong những lời nói và bài viết của mình.

- Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp ở con người Hồ Chí Minh và tình cảm của bản thân, của mỗi người con Việt Nam dành cho Bác.

c, Tập viết đoạn văn:

- Đoạn Mở bài:

Bác – niềm tự hào, niềm tôn kính của mỗi người con Việt Nam. Là một vị lãnh tụ nhưng ở Bác toát lên đức tính giản dị vô cùng cao đẹp.

- Đoạn trong phần Thân bài (một biểu hiện đức tính giản dị của Bác Hồ):

Bác giản dị trước hết trong lối sống hằng ngày. Đời sống sinh hoạt của Bác không có gì cầu kì. Ngôi nhà sàn Bác ở chỉ có những vật dụng cần thiết hằng ngày. Bác luôn xuất hiện với đôi dép cao su, quần áo Bác cũng không sắm sửa nhiều. Dù mọi người đều ngỏ ý muốn chuẩn bị cho Bác thật nhiều thứ nhưng Bác luôn từ chối. Bác muốn tiết kiệm, giản dị, không muốn tốn kém vì đời sống nhân dân còn khổ cực. Bác sống với đời sống chiến đấu khổ cực của quân dân ta, nhưng đêm ngủ hang, cơm rừng, dầm mưa, dãi nắng. Ở đâu trên thế giới có thể thấy hình ảnh một vị lãnh tụ quần xắn cao quá gối rồi lội qua suối cùng đồng bào.

- Đoạn trong phần Kết bài:

Con người Hồ Chí Minh kết tinh những vẻ đẹp truyền thống dân tộc, những tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong trái tim mỗi người con Việt Nam, Bác luôn là mẫu mực trong lối sống, trong văn hóa sống, cách ứng xử ở mọi thời đại.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giải VBT Ngữ văn 7: Kiểm tra tổng hợp cuối năm. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu Ngữ văn lớp 7, Soạn văn lớp 7, Học tốt Ngữ Văn lớp 7, Soạn Văn lớp 7 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Ngữ văn lớp 7 hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7

    Xem thêm