Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải VBT Toán lớp 6: Cộng hai số nguyên khác dấu

Giải VBT Toán lớp 6: Cộng hai số nguyên khác dấu là lời giải hay cho các câu hỏi trong Vở bài tập Toán lớp 6 nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán Đại số chương 2 lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải VBT Toán lớp 6 trang 81 bài 16

Tính:

a) 26 + (-6);

b) (-75) + 50;

c) 80 + (- 220).

Phương pháp giải

Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

Lời giải chi tiết

a) 26 + (-6) = 26 - 6 = 20 (vì 26 > 6)

b) (- 75) + 50 = - (75 - 50) = - 25 (vì 75 > 50)

c) 80 + (- 220) = - (220 - 80 ) = - 140 (vì 220 > 80)

Giải VBT Toán lớp 6 trang 82 bài 17

Tính và nhận xét kết quả của:

a) 23 + (-13) và (-23) + 13;

b) (-15) + (+15) và 27 + (-27).

Phương pháp giải

Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.

Lời giải chi tiết

a) 23 + (-13) = 23 - 13 = 10 và (-23) + 13 = -(23 - 13) = -10.

Kết quả là hai số nguyên đối nhau;

b) (-15) + (+15) = 0 và 27 + (-27) = 0,

Kết quả tổng hai số đối nhau bằng 0.

Giải VBT Toán lớp 6 trang 82 bài 18

Tính:

a) 16 + (-6);

b) 14 + (-6);

c) (-8) + 12.

Phương pháp giải

Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

Lời giải chi tiết

Áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu ta được:

a) 16 + (-6) = 16 - 6 = 10

b) 14 + (-6) = 14 - 6 = 8

c) (-8) + 12 = 12 - 8 = 4

Giải VBT Toán lớp 6 trang 82 bài 19

Điền số thích hợp vào ô trống:

a

-2

18

12

-5

b

3

-18

6

a + b

0

4

-10

Phương pháp giải

+) Muốn tìm tổng ta lấy số hạng cộng số hạng.

+) Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

Lời giải chi tiết

Áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.

+) -2 + 3 = 3 - 2 = 1

+) 18 + (-18) = 0

+) 12+(-12)=0

+) (-2)+6=4

(vì b=6;a+b=4 thì a=4 - 6 = - (6 - 4) = - 2)

+) (-5)+(-5)=-10

(vì a=-5; a+b= -10 thì b=-10 - (- 5) = -10 + 5 = - (10 - 5) = -5).

Ta điền kết quả tìm được vào bảng trên:

a

-2

18

12

-2

-5

b

3

-18

-12

6

-5

a + b

1

0

0

4

-10

Giải VBT Toán lớp 6 trang 83 bài 20

Số tiền của ông Nam năm nay so với năm ngoái tăng x triệu đồng. Hỏi x bằng bao nhiêu, biết rằng số tiền của ông Nam năm nay so với năm ngoái:

a) Tăng 5 triệu đồng?

b) Giảm 2 triệu đồng?

Phương pháp giải

Cần lưu ý đề bài là: tăng x triệu đồng để sử dụng đúng số nguyên dương hoặc nguyên âm.

Lời giải chi tiết

a) Số tiền của ông Nam năm nay tăng là x = 5 000 000 đồng.

b) Số tiền của ông Nam năm nay tăng là x=-2 000 000 đồng.

Chú ý: Đã sửa lời giải câu b để phù hợp với đề bài.

Giải VBT Toán 6 bài Cộng hai số nguyên cùng dấu bao gồm 4 câu hỏi có đáp án và phương pháp giải chi tiết cho từng câu hỏi cho các em học sinh củng cố, rèn luyện kỹ năng giải toán về số nguyên, cộng hai số nguyên khác dấu, ôn tập Chương 2 Số học Toán lớp 6.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 đề thi học kì 2 lớp 6 chi tiết mới nhất trên VnDoc.com để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải VBT Toán lớp 6

    Xem thêm