Giải VBT Toán lớp 6 bài 6: Phép trừ và phép chia
Giải VBT Toán lớp 6 bài 6: Phép trừ và phép chia là lời giải hay cho các câu hỏi trong Vở bài tập Toán nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán Đại số lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải VBT Toán lớp 6 bài 6
Giải VBT Toán lớp 6 trang 19 bài 22
Tìm số tự nhiên x, biết:
a) x : 13 = 41;
b) 1428 : x = 14;
c) 4x : 17 = 0;
d) 7x - 8 = 713;
e) 8(x - 3) = 0;
g) 0 : x = 0.
Phương pháp giải
Vận dụng các tính chất của các phép cộng, trừ, nhân, chia để tìm x.
Lời giải chi tiết
a) x : 13 = 41
x = 41 . 13
x= 533.
b) 1428 : x = 14
x = 1428 : 14
x= 102.
c) 4x : 17 = 0
4x = 0.17
4x = 0
x = 0:4
x = 0
d) 7x - 8 = 713
7x = 713 + 8
7x = 721
x = 721 : 7
x= 103.
e) 8(x - 3) = 0
x - 3 = 0:8
x - 3 = 0
x = 0+3
x = 3.
g) 0 : x = 0
Dựa vào định nghĩa phép chia, x là số tự nhiên bất kì khác 0.
Giải VBT Toán lớp 6 trang 20 bài 23
Dựa vào định nghĩa phép chia, x là số tự nhiên bất kì khác 0
a) Trong phép chia cho 2, số dư có thể bằng 0 hoặc 1. Trong mỗi phép chia cho 3, cho 4, cho 5, số dư có thể bằng bao nhiêu ?
b) Dạng tổng quát của số chia hết cho 2 là 2k, dạng tổng quát của số chia hết cho 2 dư 1 là 2k + 1 với k ∈ N. Hãy viết dạng tổng quát của số chia hết cho 3, số chia cho 3 dư 1, số chia cho 3 dư 2.
Phương pháp giải
Lưu ý: Trong một phép chia có dư thì số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia, từ đó ta sẽ tìm được số dư của từng phép chia.
Lời giải chi tiết
a) Trong một phép chia, số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia.
Do đó:
- Trong phép chia cho 3, số dư có thể bằng 0; 1; 2.
- Trong phép chia cho 4, số dư có thể bằng 0; 1; 2; 3.
- Trong phép chia cho 5, số dư có thể bằng 0; 1; 2; 3; 4.
b) Dạng tổng quát của số chia hết cho 3 là 3k, với \(k ∈\mathbb N\).
Dạng tổng quát của số chia cho 3 dư 1 là 3k + 1, với \(k ∈\mathbb N\).
Dạng tổng quát của số chia cho 3 dư 2 là 3k + 2, với \(k ∈\mathbb N.\)
Giải VBT Toán lớp 6 trang 20 bài 24
Tìm số tự nhiên x, biết
a) (x - 35) - 120 = 0;
b) 124 + (118 - x) = 217;
c) 156 - (x + 61) = 82.
Phương pháp giải
+) Muốn tìm số bị trừ: ta lấy hiệu cộng với số trừ.
+) Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
+) Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
Lời giải chi tiết
a) (x - 35) - 120 = 0
x - 35 = 0+120
x - 35 = 120
x = 120 + 35
x= 155.
b) 124 + (118 - x) = 217
118 - x = 217 - 124
118 - x = 93
x = 118 - 93
x= 25.
c) 156 - (x + 61) = 82
x + 61 = 156 - 82
x + 61 = 74
x = 74 - 61
x= 13.
Giải VBT Toán lớp 6 trang 21 bài 25
Tính nhẩm bằng cách thêm vào ở số hạng này, bớt đi ở số hạng kia cùng một số thích hợp:
Ví dụ: 57 + 96 = (57 - 4) + (96 + 4) = 53 + 100 = 153.
Hãy tính nhẩm: 35 + 98; 46 + 29.
Phương pháp giải
Thêm hoặc bớt một trong hai số sao cho ta được số tròn chục hoặc tròn trăm.
Lời giải chi tiết
35 + 98 = (35 - 2) + (98 + 2) = 33 + 100 = 133.
46 + 29 = (46 - 1) + (29 + 1) = 45 + 30 = 75.
Giải VBT Toán lớp 6 trang 21 bài 26
Tính nhẩm bằng cách thêm vào số bị trừ và số trừ cùng một số thích hợp:
Ví dụ: 135 - 98 = (135 + 2) - (98 + 2) = 137 - 100 = 37.
Hãy tính nhẩm: 321 - 96; 1354 - 997.
Phương pháp giải
Cùng thêm vào số trừ và số bị trừ cùng 1 số sao cho ta được số tròn trục hoặc tròn trăm.
Lời giải chi tiết
321 - 96 = (321 + 4) - (96 + 4) = 325 -100 = 225.
1354 - 997 = (1354 + 3) - (997 + 3) = 1357 - 1000 = 357.
Giải VBT Toán lớp 6 trang 21 bài 27
a) Tính nhẩm bằng cách nhân thừa số này, chia thừa số kia cho cùng một số thích hợp:
14 . 50; 16 . 25.
b) Tính nhẩm bằng cách nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số thích hợp:
2100 : 50; 1400 : 25.
c) Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất (a + b) : c = a : c + b : c (trường hợp chia hết):
132 : 12; 96 : 8.
Phương pháp giải
a) Chọn số a thích hợp để nhân thừa số này, chia thừa số kia cho a.
b) Chọn số b thích hợp để nhân cả số bị chia và số chia với b.
c) Áp dụng tính chất (a + b) : c = a : c + b : c
Lời giải chi tiết
a) 14 . 50 = (14 : 2)(50 . 2) = 7 . 100 = 700
16 . 25 = (16 : 4)(25 . 4) = 4 . 100 = 400
b) 2100 : 50 = (2100 . 2) : (50 . 2) = 4200 : 100 = 42
1400 : 25 = (1400 . 4) : (25 . 4) = 5600 : 100 = 56
c) 132 : 12 = (120 + 12) : 12 = 120 : 12 + 12 : 12 = 10 + 1 = 11;
(Ta phân tích: 132 = 120 +12)
96 : 8 = (80 + 16) : 8 = 80 : 8 + 16 : 8 = 10 + 2 = 12.
(Ta phân tích: 96=80+16).
Giải VBT Toán lớp 6 trang 22 bài 28
Bạn Tâm dùng 21000 đồng mua vở. Có hai loại vở: loại I giá 2000 đồng một quyển, loại II giá 1500 đồng một quyển. Bạn Tâm mua được nhiều nhất bao nhiêu quyển vở nếu:
a) Tâm chỉ mua vở loại I ?
b) Tâm chỉ mua vở loại II ?
Phương pháp giải
Áp dụng phép chia hết và phép chia có dư để làm bài toán.
1) Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên q sao cho: a = b.q
2) Trong phép chia có dư:
Số bị chia = Số chia x thương + Số dư.
Trong đó số dư luôn nhỏ hơn số chia.
Lời giải
a) Tâm chỉ mua vở loại I (giá 2000 đồng một quyển).
Làm phép chia 21000 cho 2000, ta được thương là 10 và còn dư 1000.
Vậy số vở loại I bạn Tâm mua được nhiều nhất là 10 quyển.
b) Tâm chỉ mua vở loại II (giá 1500 đồng một quyển).
Làm phép chia 21000 cho 1500, ta được thương là 14
Vậy số vở loại II bạn Tâm mua được nhiều nhất là 14 quyển.
Giải VBT Toán lớp 6 trang 23 bài 29
Một tàu hỏa cẩn chở 1000 khách du lịch. Biết rằng mỗi toa có 12 khoang, mỗi khoang có 8 chỗ ngồi. Cần ít nhất mấy toa để chở hết số khách du lịch?
Phương pháp giải
+ Tính số người mỗi toa chở được
+ Tính số toa để chở hết 1000 người.
Lời giải chi tiết
Số người ở mỗi toa là: 8 . 12 = 96 (người).
Làm phép chia 1000 cho 96 được thương là 10, còn dư 40.
Vậy cần ít nhất 11 toa để chở hết số khách du lịch.
Giải VBT Toán 6 bài 6: Phép trừ và phép chia bao gồm 8 câu hỏi có đáp án và phương pháp giải chi tiết cho từng câu hỏi cho các em học sinh củng cố, rèn luyện kỹ năng giải Toán về phép trừ và phép chia, ôn tập Chương 1 Số học Toán lớp 6.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 chi tiết mới nhất trên VnDoc.com để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.