Giải VBT Toán lớp 6: Quy tắc chuyển vế
Giải VBT Toán lớp 6: Quy tắc chuyển vế là lời giải hay cho các câu hỏi trong Vở bài tập Toán lớp 6 nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán Đại số chương 2 lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải VBT Toán lớp 6: Quy tắc chuyển vế
Giải VBT Toán lớp 6 trang 93 bài 35
Tìm số nguyên x, biết:
a) 7 - x = 8 - (-7);
b) x - 8 = (-3) - 8.
Phương pháp giải
Rút gọn vế phải sau đó mới đi tìm x
Quy tắc chuyển vế: Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu "+" đổi thành dấu "-" và dấu "-" đổi thành dấu "+".
Lời giải chi tiết
a) 7 - x = 8 - (-7)
x = 7 - 8 + (- 7)
x = - 8
b) x - 8 = (-3) - 8
x = (- 3) - 8 + 8 = - 3
Lưu ý: Có thể áp dụng tính chất đẳng thức, ta có:
a) 7 - x = 8 - (-7)
7 - x = 8+7
- x = 8
x = -8
b) x - 8 = (-3) - 8
x = - 3
Giải VBT Toán lớp 6 trang 93 bài 36
Tìm số nguyên x, biết rằng tổng của ba số: 3, -2 và x bằng 5.
Phương pháp giải
Quy tắc chuyển vế: Khi chuyển một số hạng tử từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu "+" đổi thành dấu "-" và dấu "-" đổi thành dấu "+".
Lời giải chi tiết
Theo bài ra ta có: 3 + (-2) + x = 5
x = 5 - 3 - ( - 2) = 4.
Giải VBT Toán lớp 6 trang 93 bài 37
Cho a, b ∈ Z. Tìm số nguyên x, biết:
a) a + x = b;
b) a - x = b.
Phương pháp giải
Quy tắc chuyển vế: Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu "+" đổi thành dấu "-" và dấu "-" đổi thành dấu "+".
Lời giải chi tiết
a) a + x = b
x = b - a hay x= -a + b.
b) a - x = b
x = a - b.
Giải VBT Toán lớp 6 trang 94 bài 38
Tính:
a) (-37) + (-112);
b) (-42) + 52;
c) 13 - 31;
d) 14 - 24 - 12;
e) (-25) + 30 - 15.
Phương pháp giải
+ Qui tắc cộng hai số nguyên âm: Muốn cộng hai số nguyên âm ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu "−" trước kết quả.
+ Qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu: Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu các giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của hai số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
+ Sử dụng tính chất kết hợp: (a+b)+c=a+(b+c)
Lời giải chi tiết
a) (-37) + (-112) = - (37 + 112) = - 149
b) (-42) + 52 =52 - 42 = 10
c) 13 - 31 = - (31 - 13) = -18
d) 14 - 24 - 12
= 14 - (24 + 12)
= 14 - 36 = -(36 - 14) = -22
e) (-25) + 30 - 15
= 30 - (25 + 15 )
= 30 - 40 = - (40 - 30) = -10
Giải VBT Toán lớp 6 trang 94 bài 39
Trong bảng dưới đây có nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất của mỗi số thành phố vào mỗi ngày nào đó. Hãy ghi vào cột bên phải số độ chênh lệch (nhiệt độ cao nhất trừ nhiệt độ thấp nhất) trong ngày đó của mỗi thành phố.
Thành phố | Nhiệt độ cao nhất | Nhiệt độ thấp nhất | Chênh lệch nhiệt độ |
Hà Nội | 25oC | 16oC | |
Bắc Kinh | -1oC | -7oC | |
Mát-xcơ-va | -2oC | -16oC | |
Pa-ri | 12oC | 2oC | |
Tô-ky-ô | 8oC | -4oC | |
Tô-rôn-tô | 2oC | -5oC | |
Niu-yoóc | 12oC | -1oC |
Phương pháp giải
Số độ chênh lệch = nhiệt độ cao nhất trừ nhiệt độ thấp nhất
Lời giải chi tiết
* Cụ thể:
+) 25oC – 16oC = 9oC
+) (-1oC) - (-7oC) = -1oC + 7oC = 6oC.
+) (-2oC) - (-16oC) = -2oC + 16oC = 14oC.
+) 12oC - 2oC = 10oC
+) 8oC - (-4oC) = 8oC + 4oC = 12oC.
+) 2oC- (-5oC) = 2oC + 5oC = 7oC
+) 12oC - (-1oC) = 12oC + 1oC = 13oC.
Thành phố | Nhiệt độ cao nhất | Nhiệt độ thấp nhất | Chênh lệch nhiệt độ |
Hà Nội | 25oC | 16oC | 9oC |
Bắc Kinh | -1oC | -7oC | 6oC |
Mát-xcơ-va | -2oC | -16oC | 14oC |
Pa-ri | 12oC | 2oC | 12oC |
Tô-ky-ô | 8oC | -4oC | 12oC |
Tô-rôn-tô | 2oC | -5oC | 7oC |
Niu-yoóc | 12oC | -1oC | 13oC |
Giải VBT Toán lớp 6 trang 95 bài 40
Tính các tổng sau một cách hợp lí:
a) 3784 + 23 - 3785 - 15;
b) 21 + 22 + 23 + 24 - 11 - 12 - 13 - 14.
Phương pháp giải
Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để nhóm các số hạng thích hợp.
Lời giải chi tiết
a) 3784 + 23 - 3785 - 15
= (3784 - 3785) + (23 - 15)
= -1 + 8= 7
b) 21 + 22 + 23 + 24 - 11 - 12 - 13 - 14
= (21 - 11) + (22 - 12) + (23 - 13) + (24 - 14)
= 10 + 10 + 10 + 10= 40
Giải VBT Toán lớp 6 trang 95 bài 41
Đố: Cho chín tấm bìa có ghi số và chia thành ba nhóm như hình 5. Hãy chuyển một tấm, bìa từ nhóm này sang nhóm khác sao cho tổng các số trong mỗi nhóm đều bằng nhau.
Phương pháp giải
+ Tính tổng các số có trong cả 3 nhóm
+ Tính tổng các số có trong từng nhóm
+ Xác định số cần chuyển sao cho tổng các số từng nhóm là bằng nhau.
Lời giải chi tiết
Tổng các số trong cả ba nhóm là:
2 + (-1) + (-3) + 5 + 3 + (-4) + (-5) + 6 + 9
= [(-3) + 3] + [(-5) + 5] +(-4) + (-1) + 2 + 6 + 9
= 12
Để tổng các số trong mỗi nhóm bằng nhau thì tổng đó phải là: 12 : 3 = 4
Tổng các số trong nhóm II là 5 + 3 + (-4) = 4 nên không có gì thay đổi ở nhóm này.
Tổng các số trong nhóm I là 2 + (-3) + (-1) = -2 , tổng các số trong nhóm III là 6 + 9 + (-5) = 10 .
Ta chỉ việc chuyển tấm bìa mang số 6 từ nhóm III sang nhóm I là xong.
Giải VBT Toán 6 bài Quy tắc chuyển vế bao gồm 7 câu hỏi có đáp án và phương pháp giải chi tiết cho từng câu hỏi cho các em học sinh củng cố, rèn luyện kỹ năng giải toán về số nguyên, quy tắc chuyển vế, ôn tập Chương 2 Số học Toán lớp 6.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 chi tiết mới nhất trên VnDoc.com để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.