Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 11

Giáo án môn Vật lý 8

Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 11: Bình thông nhau - Máy nén thủy lực bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết được nguyên tắc hoạt động của bình thông nhau
  • Biết được nguyên lí làm việc của máy nén thủy lực và công dụng của nó.

2. Kĩ năng: Làm được thí nghiệm h 8.6 và nêu ra nguyên tắc hoạt động của bình thông nhau.

3. Thái độ: Tích cực trung thực, có ý thức học hỏi, vận dụng trong thực tế

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: SGK, SGV, GA
  • HS: SGK, SBT, vở ghi, bộ thí nghiệm h 8.6 SGK, Tranh máy nén thủy lực

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu những hiểu biết của em về áp suất chất lỏng? Làm bài tập 8.2 SBT

- Làm bài tập 8.5 SBT

3. Tổ chức tình huống:

GV: Bình thông nhau là gì? Chúng HĐ dựa trên nguyên tắc nào?

Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay

Hoạt động của GV, HS

Nội dung ghi bài

HĐ 1: Tìm hiểu bình thông nhau

-GV: Cho HS quan sát một chiếc bình thông nhau?Nêu cấu tạo của bình thông nhau?

- HS: Gồm hai nhánh được thông với nhau

- GV: Kết luận và làm TN đổ nước vào một nhánh yêu cầu HS quan sát mực nước ở hai nhánh khi nước yên lặng

- HS: HĐ nhóm

- GV: Hiện tượng xảy ra như thế nào?

- HS: 1 HS trình bày, nhóm khác nghe và nhận xét.

- GV:Thống nhất đáp án, yêu cầu HS rút ra kết luận

- GV: Kết luận

- HS: Ghi vở

I. Bình thông nhau

TN1

C5: Khi nước trong bình đứng yên các mực nước sẽ ở trạng thái: Mực nước trong hai nhánh bằng nhau

* Kết luận: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao

HĐ2: Tìm hiểu máy nén thủy lực

- GV: Yêu cầu HS đọc phần có thể em chưa biết SGK cho biết máy nén thủy lực HĐ dựa trên nguyên tắc nào?

- HS: Chất lỏng trong một bình kín có khẳ năng truyền nguyên vẹn áp suất ngoài tác dụng lên nó

- GV: Nêu cấu tạo của máy nén thủy lực?

- HS: Một bình kín chứa đầy chất lỏng, hai pít tông bịt kín hai đầu một pít tông nhỏ, một pít tông lớn?

- GV: Máy nén thủy lực có tác dụng gì?

- HS: F = p. S = f.S/ s => F/f = S/ s

Chỉ cần td lên đầu píttông nhỏ một lực nhỏ là đầu bên kia có được một lực nâng F rất lớn khi S lớn

- GV: Kết luận về máy nén thủy lực

- HS: Ghi vào vở

II. Máy nén thủy lực

- Cấu tạo:

+ Bình kín chứa đầy chất lỏng

+ 2 pít tông có diện tích đáy to, nhỏ

- Nguyên tắc hoạt động:

+ Chất lỏng chứa đầy trong bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn áp suất ra bên ngoài

+Khi tác dụng vào đầu pít tông nhỏ có diện tích s một lực f nhỏ thì đầu pít tông to có diện tích S sẽ có một lực nâng F rất lớn. S lớn hơn s bao nhiêu lần thì F lớn hơn f bấy nhiêu lần

- Công dụng: Dùng để nâng một vật nặng lên cao mà chỉ cần lực nhỏ tác dụng lên pít tông.

HĐ 3: Vận dụng

- GV: YC HS trả lời C8, C9 SGK

- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của bạn

- GV: Thống nhất đáp án

- HS: Ghi vào vở.

III. Vận dụng

- C8: Ấm có vòi cao sẽ đựng được nhiều nước hơn vì mực nước trong ấm và vòi luôn ngang bằng nhau nếu vòi càng cao thì trong ấm chứa càng nhiều nước

- C9: Bình A và bình B thông nhau. Mực chất lỏng ở bình A và bình B luôn ngang bằng nhau khi chất lỏng đứng yên. Do vậy mà dựa vào mực chất lỏng ở bình B có thể biết mực chất lỏng có trong bình A

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 8

    Xem thêm