Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 22

Giáo án môn Vật lý 8

Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 22: Cơ năng bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Tìm được ví dụ minh họa vè cơ năng, thế năng, động năng.
  • Thấy được một cách định tính, thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật và vận tốc của vật. Tìm được vd minh họa.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm TH để phát hiện ra kiến thức

3. Thái độ: Thích tìm hiểu thực tế, ham học hỏi.

II. CHUẨN BỊ:

  1. GV: SGK, SGV, GA,
  2. HS: SGK, SBT, vở ghi, Bộ TN h 16.1, 6.2, 16.3 SGK.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Công suất là gì? KH? Công thức đơn vị tính?

3. Tổ chức tình huống:

Hàng ngày chúng ta nghe đén năng lượng. Con người muốn làm việc được cần có năng lượng. Vậy năng lượng là gì? Chúng tồn tại ở dạng nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay?

Hoạt động của GV, HS

Nội dung ghi bài

HĐ 1: Tìm hiểu về cơ năng

-GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK cho biết cơ năng là gì? Đơn vị đo?

- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của bạn

- GV: Kết luận: Cơ năng là một dạng năng lượng. Một vật có khả năng thực hiện công thì nói vật đó có cơ năng. Cơ năng có đơn vị là Jun

- HS: Ghi vào vở

I.Cơ năng

- Cơ năng là một dạng năng lượng. một vật có khả năng thực hiện công thì vật đó có cơ năng.

- Đơn vị của cơ năng là Jun

HĐ2: Tìm hiểu về thế năng

- GV: Làm thí nghiệm h 16.1 SGK. Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó thì vật đó có cơ năng không? Tại sao?

- HS: Quan sát và trả lời

- GV: Kết luận lại và thông báo cơ năng đó gọi là thế năng

? Thế năng phụ thuộc vào yế tố nào?

- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của bạn

- GV: Thông báo thế năng của vật phụ thuộc vào độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. Tại vị trí mặt đất thế năng của vật bằng không?

- GV: Làm thí nghiệm h 16.2 yêu cầu HS trả lời C2

- HS: Quan sát và trả lời

- GV: Thông báo cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi gọi là thế năng đàn hồi.

- HS: Ghi vào vở

II. Thế năng

1. Thế năng hấp dẫn

- Khi dưa một vật lên cao cơ năng trong trường hợp này gọi là thế năng

- Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khả năng thực hiện được càng lớn, nghĩa là thế năng của vật càng lớn.

- Thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn bằng không.

2. Thế năng đàn hồi

- C2: Đốt cháy sợi dây, lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là đã thự hiện công. Lò xo khi biến dạng có cơ năng.

- Cơ năng của lò xo trong hợp này gọi là thế năng đàn hồi

- Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của lò xo.

HĐ 3:Tìm hiểu về động năng

- GV: Yêu cầu HS đọc SGK cho biết cách tiến hành TN

- HS: HĐ cá nhân

- GV: Làm TN cho HS quan sát. Yêu cầu HS trả lời C3, C4, C5

- HS: HĐ cá nhân. Nhận xét câu trả lời của bạn

- GV: Chốt lại

- HS: Ghi vào vở

- GV: Vậy động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? chúng ta cùng làm thí nghiệm để tìm hiểu

- HS: Nêu cách tiến hành thí nghiệm 2

- GV: Làm thí nghiệm

- HS: Quan sát và trart lời C6,C7, C8

- GV: Hướng dẫn và thống nhất đáp án

- HS: Hoàn thiện vào vở

- GV: Kết luận lại vè động năng

- HS: Ghi vào vở

III. Động năng

1. Khi nào vật có động năng?

- TN1:

- C3: Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B. làm miếng gỗ B chuyển động một đoạn.

- C4: Quả cầu A tác dụng vào miếng gỗ B một lực làm miếng gỗ B chuyển động, tức là thực hiện công.

- C5: Một vật chuyển động có khả năng sinh công.

- Cơ năng của một vật do chuyển động mà có gọi là động năng.

2. Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

- TN2:

- C6: So với thí nghiệm 1 lần này miếng gỗ B chuyển động được dài hơn. Như vậy khả năng thực hiện công của quả cầu A lần này lớn hơn lần trước,. Quả cầu A lăn từ vị trí cao hơn nên vận tốc của nó khi đập vào miếng gỗ B lớn hơn trước. Qua thí nghiệm có thể rút ra kết luận: Động năng của quả cầu A phụ thuộc vào vận tốc của nó. Vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn

- TN 3:

- C7: Miếng gỗ B chuyển động được một đoạn đường dài hơn như vậy công của quả cầu A’ thực hiện được lớn hơn công của quả cầu A thực hiện lúc trước. TN cho thấy động năng của quả cầu còn phụ thuộc vào khối lượng của nó.Khối lượng của vật càng lớn, thì động năng của vật càng lớn..

- C8: Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của nó.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 8

    Xem thêm