Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 14
Giáo án môn Vật lý 8
Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 14: Lực đẩy Acsimet bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Acsimet.
- Nêu được đặc điểm của lực đẩy Acsimet
- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet, nêu tên các đại lượng, đơn vị của các đại lượng đó.
- Giải thích được các hiện tượng đơn giản thường gặp có liên quan
2. Kĩ năng: Vd được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet để giải được các bài tập đơn giản
3. Thái độ: Tích cực trung thực, có ý thức học hỏi, vận dụng trong thực tế
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, SGV, GA, bộ TN h10. 3
- HS: SGK, SBT, vở ghi, bộ thí nghiệm h 10.2 SGK.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao mọi vật chịu tác dụng của áp suất khí quyển?
- Làm bài tập 9.3, 9.4 SBT
3. Tổ chức tình huống:
- GV: Khi kéo nước từ dưới giếng lên ta thấy gầu nước khi còn ngập trong nước thì kéo nhẹ hơn so với khi kéo lên khỏi mặt nước. Tại sao vậy?
- HS: thảo luận và trả lời
- GV: Để trả lời chính xác câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay
Hoạt động của GV, HS | Nội dung ghi bài | |
HĐ 1: Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên những vật chìm trong nó | ||
-GV: Đọc C1 và phân tích các bước, thực hiện TN, so sánh P1 P - HS: HĐ nhóm thảo luận và trả lời - GV: Hướng dẫn và theo dõi HS. P1 < P Chứng tỏ điều gì? - HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của bạn - GV: Kết luận lại. Nêu đặc điểm của lực đã td lên vật trong trường hợp trên - HS: P có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống dưới. Lực đẩy của nước có phương thẳng đứng, có chiều từ dưới lên trên - GV: Yê u cầuHS trả lời C2 - HS: HĐ cá nhân - GV: Thông báo về lực đẩy Acsimet - HS Ghi vào vở | I. Tác dụng của chất lỏng lên những vật nhúng chìm trong nó. - C1: P1 < P chứng tỏ chất lỏng đã tác dụng lên vật một lực đẩy hướng từ dưới lên trên - C2: Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên Lực này gọi là lực đẩy Acsimet | |
HĐ2: TH về độ lớn của lực đẩy Acsimet | ||
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK nêu dự đoán của Acsimet? - HS: Độ lớn của lực đẩy Acsimet bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ - GV: Yêu cầu HS đọc TN 2 nêu dụng cụ và cách tiến hành TN? - HS: HĐ cá nhân - GV: Kết luận lại , làm thí nghiệm cho HS quan sát. Cho biết độ lớn của lực đẩy Acsimet - HS: Lực đẩy Acsimet bằng trọng lực của vật. - GV: So sánh thể tích nước tràn ra với thể tích của vật nặng? - HS: V chất lỏng tràn ra = V của vật nặng - GV: YC HS trả lời C3 - HS: HĐ cá nhân - GV: Kết luận lại yêu cầu HS đọc mục 3 và nêu công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet? - HS: HĐ cá nhân, ghi vào vở | II. Độ lớn của lực đẩy Acsimet 1. Dự đoán - Acsimet dự đoán: độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng chìm trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần vật vật bị chiếm chỗ. 2. Thí nghiệm kiểm tra * TN: SGK * C3: - Số chỉ của lực kế cho biết trọng lượng của cốc A và vật nặng. - P1 < P2 chứng tỏ vật nặng bị chất lỏng đẩy lên một lực. + Độ lớn lực đẩy F = P1 – P2 + Thể tích nước tràn ra bằng thể tích của vật nặng. - Khi đổ nước từ cốc B vào cốc A lực kế chỉ giá trị P1 điều đó chứng tỏ rằng độ lớn của lực đẩy Acsimet bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. 3. Công thức tính độ lớn của lực đẩyAcsimet Trong đó: + FA: Lực đẩy Acsimet (N) + d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/ m3) + V: Thể tích phần vật chiếm chỗ (m3) | |
HĐ 3: Vận dụng | ||
- GV: Yêu cầu HS trả lời C4, C5, C6, C7 SGK - HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn - GV: Thống nhất câu trả lời đúng - HS: Hoàn thành vào vở | III. Vận dụng - C4: Khi vật nhúng chìm trong nước ở đáy giếng thì gầu nước chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet đẩy gầu nước lên trên lên ta cảm thấy nhẹ hơn. + Khi kéo lên khỏi mặt nước lúc này lực đẩy Acsimet bằng 0 chỉ còn trọng lực của vật lên kéo vật sẽ nặng hơn - C5: Ta có VAl = VCu -> FA nhôm= F A đồng - C6: d nước> d dầu -> FA nước > FA dầu - C7: |