Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 32

Giáo án môn Vật lý 8

Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 32: Bài tập bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Vận dụng được kiến thức của bài pt cân bằng nhiệt giải các bài tập cơ bản

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán và trình bày

3. Thái độ: Trung thực có tính tự giác, ham hiểu biết, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: SGK, SGV, GA,
  • HS: SGK, SBT, vở ghi,

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Nêu nguyên lí truyền nhiệt, Viết pt cân bằng nhiệt?

3. Bài mới

Hoạt động của GV, HS

Nội dung ghi bài

HĐ1: Giải bài tập 1 (bài 25.2 SBT)

-GV: HS đọc và tóm tắt bài?

- HS: HĐ cá nhân

- GV: Nhiệt lượng được tính bằng công thức nào?

- HS: HĐ cá nhân

- GV: Viết pt cân bằng nhiệt

- HS: Vnước, t1, t2, C,

- GV: Tính khối lượng của nước dựa vào công thức nào?

- HS: m = D. V

- GV: YC HS giải bài tập

- HS: HĐ cá nhân, 1 hs lên bảng

- GV: Chốt lại đáp án

- HS: Hoàn thành vào vở

I. Bài tập 1

m1=300(g)=0.3(kg), m2=250(g)=0.25(kg),t2 = 600C, t3 =58,50C, C2 = 4190(J/kgK),

Q = ?

Nhiệt lượng của chì ngay sau khi cân bằng: 600C

Nhiệt lượng thu vào nóng lên là:

QThu=m2 C2 (t2 – t3) =0,25.4190.(60- 58,5)= 1571(J)

Nhiệt lượng tỏa ra của chì:

QTỏa = m1C1 (t1 –t2) = 0,3 C1(100- 60) = 12C1

PT cân bằng nhiệt:

QThu = QTỏa =>12C1 = 1571

=>C1 = 1571: 12 = 130,91(J/kgK)

Nhiệt dung riêng thực tính cao hơn so với nhiệt dung riêng ghi trong bảng do hiệu suất < 100%

HĐ2: Bài tập 2 (25.6 SBT)

- GV: YC HS đọc đề và tóm tắt bài

- HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn

- GV: Khi đổ nước vào nhiệt lượng kế thì lúc này nhiệt lương kế có nhiệt độ là bao nhiêu?

- HS: 150C

- GV: Trong các vật đó vật nào thu nhiệt, vật nào tỏa nhiệt?

- HS: nhiệt lượng kế và nước thu nhiệt, miếng đồng tỏa nhiệt

- GV: Nhiệt lượng thu vào để vật nóng lên được tính bằng công thức nào?

- HS: HĐ cá nhân

- GV: Viết phương trình cân bằng nhiệt khi cân bằng nhiệt xảy ra?

- HS: Qtỏa = QNước thu vào + Q nhiệt lượng kế thu vào

- GV: YC HS giải bài tập

- HS: HĐ cá nhân, đại diện 1 bạn trình bày

- GV: KL lại

- HS: Hoàn thành vào vở

II. Bài tập 2:

m1 = 738(g) = 0.738(kg), m2 = 100(g) = 0.1( kg)

C1 = 4186(J/ kgK), t2 = 170C

t1 = 150C, t3 = 1000C, m = 200(g) = 0.2(kg)

C2 =?

Nhiệt lg cần cung cấp cho nước:

Q1 = m1.C1.(t2- t1) = 0.738.4186.(17-15) = 6178,536(J)

Nhiệt lượng thu vào của nhiệt lượng kế là:

Q2 = m2 C2 (t2 – t1) = 0,1.C2.(17-15) = 0,2C2 (J)

Nhiệt lượng tỏa ra của miếng đồng là:

Q3 = m3 C2 (t3 – t2) = 0,2.C2.(100-17) = 16,6C2 (J)

Khi cân bằng nhiệt xảy ra ta có pt cân bằng nhiệt:

Q1 + Q2 = Q3 => 6178,536 +0,2C2 = 16,6 C2

=> 16,4C2 = 6178,536 => C2 = 376,7(J/ kgK)

HĐ 3: Giải bài tập 3 (bt 25.7 SBT)

- GV: YC HS đọc và tóm tắt bài 24.5 SBT

- HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn

- GV: Viết công thức tính nhiệt lượng?

- HS: HĐ cá nhân

- GV: Những đại lượng nào đã biết, đại lượng nào chưa biết?

- HS: V, t1, t2,t3, D, C đã biết, V1, V2 chưa biết.

- GV: Tính khối lượng dựa vào công thức nào?

- HS: m = D. V

- GV: PT cân bằng nhiệt được viết ntn?

- HS: HĐ cá nhân

- GV: YC HS giaỉ bài tập

- HS: HĐ cá nhân, đại diện HS trình bày

- GV: Chốt lại đáp án

- HS: Hoàn thiện vào vở

III.Bài tập 3

V = 100(l)= 0,1(m3), D = 1000(kg/m3)

C = 4190(J/kgK)

t1 = 1000C, t2 = 350C, t3 = 150C

V1 = ? V2 = ?

Khối lượng của cả hỗn hợp là:

m = V.D = 0,1. 1000 = 100(kg)

Nhiệt lượng thu vào của nước ở 150C là:

Qthu = m2 C (t2 – t3) = m2C (35-15) = 20m2C

Nhiệt lượng tỏa ra của nước sôi:

Qtỏa = m1C (t1- t2) = m1C(100 – 35) = 65m1C

PT cân bằng nhiệt:

QThu = QTỏa => 20m2C = 65m1C => 20m2 = 65m1 (*)

Mà ta lại có: m1 + m2 = 100 => m1 = 100 – m2(**)

Thay (**) vào (*) ta có:

20m2 = 65(100 – m2) => 85m2 = 6500 => m2 = 76,5(kg)

Thay m2 vào (**) ta có: m1 = 100 – 76,5 = 33,5(kg)

Thể tích nước sôi là: V1 = m2: D = 76,5: 1000 = 0,0765(m3) = 76,5 (l)

Thể tích của nước ở 150C là: V2= 100 – 76,5 = 33,5(l)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 8

    Xem thêm