Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 15

Giáo án môn Vật lý 8

Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 15: Thực hành lực đẩy Acsimet bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet, Nêu đúng tên và đơn vị của các đại lượng đó
  • Tập đề xuất phương án TN trên cơ sở dụng cụ đã có

2. Kĩ năng: Sử dụng được lực kế, bình chia độ.... để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Acsimet

3. Thái độ: Cẩn thận, có ý thức làm việc theo quy trình, tác phong nhanh nhẹn, trung thực

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: SGK, SGV, GA, bộ TN h11.1,11.2 SGK
  • HS: SGK, SBT, vở ghi, bộ TN h 11.1, 11.2 SGK.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu công thức tính lực đẩy Acsimet, tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức?

- Làm bài tập 10.5, 10.6 SBT

3. Bài mới:

Hoạt động của GV, HS

Nội dung ghi bài

HĐ 1: Chia dụng cụ và phân công nhóm, vị trí làm việc của nhóm

- GV: Chia nhóm và vị trí làm TN?

- HS: Nhận sự phân công của GV

-GV: Phát dụng cụ cho các nhóm, ghi rõ dụng cụ của mỗi nhóm lên bảng

- HS: Nhóm trưởng lên lấy dụng cụ cho nhóm, kiểm tra xem dụng cụ đã đủ chưa

I. Chuẩn bị:.

Mỗi nhóm:

- 1 lực kế GHĐ 0 – 2,5 N

- 1 vật nặng bằng nhôm có thể tích 50 cm3

- 1 bình chia độ

- Giá TN

- Kẻ sẵn bảng ghi kết quả vào vở

HĐ2: Thảo luận phương án TN SGK

- GV: YC HS đọc mục 1a, b quan sát hình vẽ, thảo luận TN h 11.1 SGK

- GV: Có những dụng cụ nào? Dụng cụ đó dùng để đo đại lượng nào?

- HS: Lực kế, giá TN, quả nặng. Lực kế dùng để đo trọng lực của quả nặng

- GV: YC HS thảo luận TN 2 SGK?

- GV: Có thêm những dụng cụ nào? Đo cái gì?

- HS: Bình chia độ có đựng nước, dùng để đo thẻ tích của vật, khối chất lỏng

- GV: Vật có chìm hoàn toàn trong nước không?

- HS: Có

- GV: Thông báo mỗi TN làm 3 lần, làm xong TN1 mới sang TN 2

- GV: Thảo luận phương án đo trọng lượng của nước

- HS: Thảo luận để biết cần đo những đại lượng nào, đo như thế nào

II. Nội dung thực hành

1. Đo đẩy Acsimet lực

- Đo trọng lượng P của quả nặng khi đặt vật trong không khí.

- Đo hợp lực của các lực tác dụng lên vật khi vật chìm trong nước P1

- FA= P- P1

- Đo 3 lần và lấy giá trị trung bình

2. Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật

- Đo tể tích của vật nặng:

+ Đo thể tích nước ban đầu có trong bình chia độ V1

+ Thả vật nặng chìm trong bình chia độ đo thể tích được V2

+ Thể tích của vật nặng: V = V2 –V1

- Đo trọng lượng của chất lỏng có thể tích bằng vật:

+ Dùng lực kế đo trọng lượng của nước có trong bình ở mức V1 được P1

+ Đổ thêm nước vào bình chia độ đến mức V2, dùng lực kế đo trọng lượng của lượng nước đó được P2

+ P chất lỏng bị vật chiếm chỗ = P2 – P1

+ Đo 3 lần lấy kết quả ghi vào báo cáo

3. So sánh P và FA, Nhận xét và rút ra kết luận

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 8

    Xem thêm