Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 12
Giáo án môn Vật lý 8
Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 12: Bài tập bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Cũng cố các kiến thức học sinh đã học về áp suất chất rắn, áp suất chất lỏng, bình thông nhau và máy nén thủy lực. Giải thích được một số bài tập đơn giản và một số hiện tượng đơn giản trong đời sống. Vận dụng được các công thức làm một số bài tập cơ bản
Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát hiện tượng vật lý, phân tích các hiện tượng, rèn kỹ năng trình bày bài
Thái độ: Có thái độ hứng thú học tập, yêu thích môn học, ham hiểu biết khám phá thế giới xung quanh
II- Chuẩn bị
GV: các bài tập có liên quan
HS: Hệ thống các kiến thức đã học
III- Tổ chức hoạt động dạy học
1- Tổ chức:
2- Kiểm tra: (15ph)
Câu 1: Viết công thức tính áp suất chất rắn? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức
Câu 2: Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức?
3- Bài mới
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
HĐ1: Ôn tập các kiến thức đã học GV yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức đã học về áp suất ? Cách làm tăng, giảm áp suất? ? Em hãy nêu đặc điểm của áp suất chất lỏng: ? Nêu nguyên tắc bình thông nhau? ? Phát biểu nguyên lý Pa-xcan ? Công thức của máy dùng chất lỏng? (máy nén thủy lực) HĐ 2: Bài tập - GV đưa ra một số bài tập yêu cầu HS trả lời Bài 1: Đặt một bao gạo 60 kg lên một cái ghế 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tếp xúc của mặt đất với mỗi chân ghế là 8 cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất. GV hướng dẫn HS làm bài tập: ? Tính tổng trọng lượng tác dụng lên mặt sàn? ? Tính diện tích bị ép? ? Tính áp suất theo công thức nào? Bài 2: Giải thích tại sao mũi kim thường làm nhọn còn chân ghế thì không làm nhọn? GV cho HS liên hệ một số trường hợp về tăng giảm áp suất Bài 3: Tại sao khi lặn ta luôn cảm thấy tức ngực và cảm giác tức ngực càng tăng khi lặn càng sâu? Bài 4: Một máy nén thủy lực có tiết diện pit tông lớn gấp 80 lần tiết diện pit tông nhỏ. a. Biết pit tông nhỏ đi xuống một đoạn 8 cm, Tìm khoảng di chuyển của pit tông lớn? b. Để nâng một vật có trọng lượng 10000N lên cao thì phải tác dụng vào pit tông nhỏ một lực bằng bao nhiêu? GV gọi một HS lên bảng làm Tổ chức lớp chữa bài | I- Ôn tập HS trả lời các câu hỏi của GV để ôn lại một số kiến thức về áp suất chất rắn, lỏng. 1.Áp suất chất rắn: CT tính: * Các cách làm tăng, giảm áp suất: Ta tăng áp lực, giảm diện tích bị ép và ngược lại. 2.Áp suất chất lỏng: CT tính: * Đặc điểm của áp suất chất lỏng: - Chất lỏng gâp áp suất theo mọi phương và gây áp suất lên các vật nhúng ở trong lòng chất lỏng 3.Nguyên tắc bình thông nhau: - Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng luôn ở cùng một độ cao. 4.Nguyên lý Pa-xcan Chất lỏng chứa đầy một bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn áp suất bên ngoài tác dụng lên nó - CT của máy nén thủy lực: II: Bài tập HS làm bài tập Bài 1: Trọng lượng của bao gạo và 4 chân ghế tác dụng lên mặt sàn là: F = 10.(60 + 4) = 640 N Diện tích tiếp xúc của các chân ghế với mặt đất: S = 4.8 = 32 cm2 = 0.0032 m2 Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất: Bài 2: Mũi kim làm nhọn để giảm diện tích bị ép tăng áp suất tác dụng lên vải nên dễ khâu hơn còn chân ghế không làm nhọn để chân ghế đỡ lún sâu vào đất khi ta ngồi. HS trả lời miệng bài 3: Khi lặn xuống ta chịu một áp suất của nước tác dụng lên cơ thể nên ta thấy tức ngực. Lặn càng sâu áp suất của nước càng tăng nên cảm giác tức ngực càng tăng lên. 2. Công thức tính vận tốc: Bài 4: a.Khi nén pit-tông nhỏ áp suất được truyền nguyên vẹn đến pit-tông lớn đẩy pit-tông lớn lên trên. Do thể tích chất lỏng không đổi nên S = 80s thì h = 80H hay b. Ta có |