Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 18

Giáo án môn Vật lý 8

Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 18: Công cơ học bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Nêu được các vd khác SGK về trường hợp có công cơ học, không có công cơ học. Chỉ ra được sự khác biệt giữa hai trường hợp đó
  • Phát biểu được công thức tính công, nêu được các đại lượng và đơn vị có trong công thức

2. Kĩ năng: Vận dụng công thức làm bài tập

3. Thái độ:Tích cực trung thực, có ý thức học hỏi, vận dụng trong thực tế

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: SGK, SGV, GA, tranh vẽ h13.1 SGK
  • HS: SGK, SBT, vở ghi,

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu điều kiện vật nổi vật chìm, vật lơ lửng

3. Tổ chức tình huống:

GV: Người ta quan niệm làm nặng nhọc là thực hiện một công lớn, nhưng thực ra không phải lúc nào cũng vậy. Vậy trường hợp nào có công cơ học, trường hợp không có công cơ học chúng ta cùng tìm hiểu bài

Hoạt động GV, HS

Nội dung bài

HĐ 1: Tìm hiểu khi nào thì có công cơ học

-GV: Treo tranh vẽ h13.1 SGK YC HS quan sát và đọc thông tin SGK. Cho biết khi nào vật có công cơ học?

- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của bạn.

- GV: Gợi ý:

+ Con bò có dùng lực để kéo xe không? Xe có chuyển động không?

+ Lực sĩ dùng lực để giữ quả tạ không? Quả tạ có di chuyển không?

- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu tlời của bạn

- GV: Kết luận lại.

- HS: ghi vào vở

- GV: Yêu cầu HS trả lời C3, C4

- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của bạn

- GV: Thống nhất câu trả lời

- HS: Hoàn thành vào vở

I. Khi nào có công cơ học

1. Nhận xét

- C1: Khi có lực tác dụng vào vật làm vật đó chuyển động. Thì người ta nói vật đó đang thực hiện 1 công cơ học

2. Kết luận
- C2: Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển động

- Công cơ học là công của lực (khi một vật tác dụng lực và lực này sinh công thì ta có thể nói công đó là công của vật)

+ Công cơ học thường gọi tắt là công.

3. Vận dụng:

- C3: a, c, d

- C4: a: Lực kéo của đầu tàu tác dụng vào các toa

b. Trọng lực của quả bưởi

c. Lực kéo của cồng nhân tác dụng vào ròng rọc.

HĐ2: Tìm hiểu công thức tính công

- GV: Nghiên cứu SGK cho biết công thức tính công? Giải thích các kí hiệu đó?

- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của bạn

- GV: Kết luận

- HS: Ghi vào vở

- GV: Yêu cầu HS trả lời C5, C6,C7

- HS: HĐ cá nhân. Đại diện HS lên trình bày

- GV: Thống nhất đáp án đúng

- HS: Hoàn thành vào vở

II. Công thức tính công

1. Công thức tính công cơ học

A= F.s

Trong đó:

+ A: Công của lực F (J)

+ F: Lực tác dụng vào vật (N)

+ s: Quãng đường vật dịch chuyển (m)

- Chú ý:

+ Nếu vật chuyển rời không theo công của lực thì công thức tính công sẽ được tính bằng công thức khác

+ Nếu vật chuyển rời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không.

2. Vận dụng

- C5: F = 5 000(N), s = 1 000(m)

A = ?

Công của lực kéo của đầu tàu:

A = F. s = 5 000. 1 000 = 5 000 000 (J)

- C6: m = 2 (kg), s = 6 (m )

A = ?

Trọng lực của vật:

P = 10 m = 10. 2 = 20 (N)

Công của trọng lực:

A = P. s = 20. 6 = 120 (J)

- C7: Khi hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang thì vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của trọng lực. Nên công của nó bằng 0

Đánh giá bài viết
1 398
Sắp xếp theo

    Giáo án Vật lý lớp 8

    Xem thêm