Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Học sinh được lợi gì từ cách kiểm tra, đánh giá mới?

Từ ngày 5.9.2021, sẽ có nhiều thay đổi trong cách đánh giá học lực, rèn luyện với học sinh lớp 6. Nhiều giáo viên và học sinh cho rằng, quy định mới tạo động lực học tập, rèn luyện và giúp người học phát huy thế mạnh bản thân. Vậy học sinh được lợi gì từ cách kiểm tra, đánh giá mới?

Học sinh được lợi gì từ cách kiểm tra, đánh giá mới?

"Cởi bỏ" áp lực thành tích cho học sinh

Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và học sinh THPT chính thức có hiệu lực từ ngày 5.9.2021 và thực hiện theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với cấp trung học.

Tiếp nhận Thông tư 22, thầy Nguyễn Công Đoàn - Hiệu trưởng Trường THCS cho rằng, thông tư có nhiều điểm mới tiến bộ, hướng đến đánh giá sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của học sinh.

Theo đó, việc không xếp loại hạnh kiểm, mà đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo 1 trong 4 mức: tốt, khá, đạt, chưa đạt, giúp các em tránh bị tổn thương tâm lý về những cụm từ "hạnh kiểm yếu", giúp các em nỗ lực phấn đấu nếu "chưa đạt".

Bên cạnh đó, thầy Đoàn cũng cho rằng, việc đánh giá kết quả học tập theo thông tư mới giúp học sinh được ghi nhận công bằng ở tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ quan niệm cố hữu về môn học chính - phụ.

Theo xếp loại học lực Giỏi trước đây, học sinh cần đạt trung bình các môn trên 8,0 trong đó có 1 trong 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ phải đạt từ 8,0 trở lên và không có môn nào dưới 6,5 điểm. Theo Thông tư 22, để kết quả học tập đạt loại tốt, học sinh có ít nhất 6 môn đạt từ 8,0 trở lên; để xếp loại khá có ít nhất 6 môn đạt từ 6,5 trở lên.

Thầy Đoàn cho rằng, cách đánh giá này rất tiến bộ, tránh học tủ, học lệch, chú trọng phát triển năng lực toàn diện của học sinh. Việc này sẽ tạo tiền đề để học sinh tham gia và đạt kết quả tốt trong các kỳ thi chuyển cấp, bởi hầu hết địa phương hiện nay đều thêm bài tổ hợp trong kỳ thi tuyển vào lớp 10, chứ không dừng ở việc chỉ thi 3 môn Toán - Văn - Anh như trước kia.

Đặc biệt, quy định mới sẽ chọn lọc số lượng học sinh giỏi, xuất sắc với những điều kiện chặt chẽ, tiến tới đánh giá thực chất năng lực học sinh.

Cô Nguyễn Lan Phương (một giáo viên khác) cho rằng, việc không tính điểm trung bình của tất cả các môn học như trước đây là một góc nhìn cởi mở và không gây áp lực thành tích cho học sinh.

"Không còn điểm tổng kết đồng nghĩa với việc không xếp hạng học sinh. Quy định này giúp giảm áp lực thành tích cho người học, khiến các em không bị xấu hổ vì việc xếp thứ hạng trong lớp. Đặc biệt, cách đánh giá mới giúp giáo viên dễ dàng nhìn nhận năng lực, xu hướng học tập của từng học sinh ở mọi lĩnh vực" - cô Phương chia sẻ.

Học sinh hào hứng với phần tự nhận xét

Tiếp nhận thông tin về cách đánh giá học sinh trong Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT, nhiều học sinh đã tỏ ra hào hứng với cách tính điểm mới, đan xen giữa con số cụ thể và lời nhận xét.

Theo đó, Thông tư 22 quy định 2 hình thức đánh giá là bằng nhận xét và bằng điểm số. Trong đó, việc đánh giá bằng nhận xét, ngoài ý kiến chính của giáo viên, còn có sự tham gia phối hợp của học sinh, phụ huynh, và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học trò. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên học sinh được tự nhận xét về mình để giáo viên có căn cứ đánh giá điểm rèn luyện và sự nỗ lực của học sinh.

"Em nghĩ đây là một phương án rất hay. Bởi làm như vậy, áp lực một chiều từ phía các con số vô cảm sẽ vơi đi, cha mẹ cũng biết nguyên do vì sao con em đạt điểm chưa cao và bình tĩnh cùng con cố gắng khắc phục.

Hơn nữa việc bổ sung nhận xét của giáo viên, học sinh và gia đình cho các môn học chính là cơ hội để thầy cô giáo chia sẻ, là cây cầu kết nối giữa nhà trường và gia đình để hiểu rõ hơn tình hình của học sinh" - một học sinh chia sẻ.

Đặc biệt, nhiều học sinh cho biết, bản thân rất thích phần học sinh tự nhận xét. Điều này giúp học sinh nhìn nhận được mình đang đứng ở đâu? Điểm mạnh, điểm yếu là gì? Đồng thời thông qua những lời nhận xét, chia sẻ này mối quan hệ giữa thầy cô, cha mẹ và học sinh sẽ xích lại gần hơn.

"Sự kết hợp giữa điểm số và lời nhận xét giàu tính nhân văn, giúp giảm tải một phần áp lực từ điểm số. Đồng thời, tạo điều kiện để thầy cô và học sinh đối thoại với nhau, từ đó học sinh có cơ hội rèn luyện cả trí tuệ và tâm hồn" - một học sinh bày tỏ.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết: Học sinh được lợi gì từ cách kiểm tra, đánh giá mới? Tham khảo tài liệu VnDoc.com để có thêm nhiều tư liệu khác nữa nhé!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm