Số liền trước và sau của 3532 là: 3533 và 3531; 3534 và 3530
Số liền trước và sau của 3529 là: 3530 và 3528; 3531 và 3527
Sắp xếp3527<3528<3530<3531<3533<3534
Các tháng có 30 ngày là: Tháng tư, Tháng Sáu, Tháng chín, Tháng mười một.
Vậy tập hợp A={ Tháng tư, Tháng Sáu, Tháng chín, Tháng mười một } có bốn phần tử...
Công thức tính Thời gian trong chương trình Toán chuyển động lớp 5. Các bài tập về vận tốc và các ví dụ chi tiết. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết sau đây.
Thời gian là quãng đường đi được trong một đơn vị vận tốc.
Muốn tính thời gian, ta lấy quãng đường chia cho vận tốc:
t = s : v |
Trong đó
Lưu ý:
Các đơn vị của quãng đường, vận tốc và thời gian phải tương ứng với nhau. Ví dụ vận tốc có đơn vị đo là km/giờ, thời gian có đơn vị là giờ thì quãng đường cũng phải có đơn vị là km.
Đơn vị của vận tốc và thời gian phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện phép tính nhân để tìm quãng đường. Ví dụ vận tốc có đơn vị là km/giờ, thời gian có đơn vị là phút thì ta phải đổi thời gian từ đơn vị phút sang đơn vị là giờ rồi mới áp dụng quy tắc để tính quãng đường.
Ví dụ: Quãng đường AB dài 120 km . Lúc 7 giờ một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 50 km /giờ và nghỉ trả khách 45 phút. Sau đó ô tô đi từ B về A với vận tốc 60km/giờ. Hỏi ô tô về đến A lúc mấy giờ?
Gợi ý trả lời
Thời gian ô tô đi đến B là:
120 : 50 = 2,4 (giờ)
2,4 giờ =2 giờ 24 phút
Ô tô đến B lúc:
7 giờ + 2 giờ 24 phút = 9 giờ 24 phút
Ô tô về A lúc:
9 giờ 24 phút + 45 phút = 10 giờ 9 phút
Thời gian về A là:
120 : 60 = 2 (giờ)
Ô tô về A lúc:
10 giờ 9 phút + 2 giờ = 12 giờ 9 phút
Đáp số: 12 giờ 9 phút
a) Bài toán 1: Một ô tô đi được quãng đường 170km với vận tốc 42,5km/giờ. Tính thời gian ô tô đi quãng đường đó.
Bài giải:
Thời gian ô tô đi là:
170 : 42,5 = 4 (giờ)
Đáp số: 4 giờ.
Nhận xét: Để tính thời gian đi của ô tô ta lấy quãng đường đi được chia cho quãng đường ô tô đi được trong 11 giờ hay vận tốc của ô tô.
Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc
Ta có: t = s : v
Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t, ta có:
- Một số công thức cần nhớ:
+) Thời gian đi = thời gian đến – thời gian khởi hành – thời gian nghỉ (nếu có).
+) Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).
+) Thời gian khởi hành = thời gian đến – thời gian đi – thời gian nghỉ (nếu có).
b) Bài toán 2: Một ca nô đi với vận tốc 36km/giờ trên quãng đường sông dài 42km. Tính thời gian đi của ca nô trên quãng đường đó.
Bài giải:
Thời gian đi của ca nô là:
42 : 36 = \(\dfrac{7}{6}\) (giờ)
\(\dfrac{7}{6}\) giờ = \(1\dfrac{1}{6}\) giờ = 1 giờ 10 phút.
Đáp số: 1 giờ 10 phút.
c) Bài toán 3: Trên quãng đường dài 2km, một người chạy với vận tốc 8 m/giây. Hỏi người đó chạy quãng đường đó hết bao nhiêu giây?.
Bài giải:
Đổi 2km = 2000m
Thời gian chạy của người đó là:
2000:8 = 250 (giây)
Đáp số: 250 giây.
Chú ý:
- Đơn vị của thời gian sẽ tương ứng với đơn vị của quãng đường và vận tốc, ví dụ quãng đường có đơn vị là km, vận tốc có đơn vị đo là km/giờ thì thời gian có đơn vị là giờ; …
- Đơn vị của quãng đường và vận tốc phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện được phép tính chia để tìm thời gian.
Ví dụ quãng đường có đơn vị làm, vận tốc có đơn vị là km/giờ, muốn tìm thời gian có đơn vị là giờ thì ta phải đổi quãng đường ra đơn vị là km rồi mới áp dụng quy tắc để tính thời gian; hoặc phải đổi vận tốc từ ra đơn vị km/giờ ra đơn vị là m/giây, hay m/phút, … từ đó áp dụng quy tắc sẽ tính được thời gian tương ứng có đơn vị giây hoặc phút.
Một số bài Toán luyện tập:
Bài 1: Một con chuột túi chạy với vận tốc không đổi là 0,85km/phút thì được quãng đường dài 17km. Tính thời gian con chuột túi chạy được quãng đường đó.
Bài 2: Vận tốc chạy con ngựa là 70km/h. Tính thời gian để con ngựa chạy được quãng đường dài 105km.
Đáp án:
Áp dụng công thức t = s : v để giải các bài tập.
Bài 1:
Thời gian con chuột túi chạy được quãng đường đó là:
17 : 0,85 = 20 (phút)
Đáp số: 20 phút
Bài 2:
Thời gian để con ngựa chạy được quãng đường đó là:
105 : 70 = 1,5 (giờ)
Đáp số: 1,5 giờ.
Xem thêm:
Do tập hợp T gồm các tháng dương lịch trong quý IV (ba tháng cuối năm) nên ta viết T dưới dạng tập hợp như sau:
T = {Tháng 10, Tháng 11, Tháng 12}
Trong tập hợp T, những phần tử có 31 ngày là Tháng 10 và tháng 12.
cos^6x + sin^6x = (sin²x)³ + (cos²x )³
= ( sin²x + cos²x ) * [ ( sinx)^4 - sin²xcos²x + (cosx)^4 ]
= 1 * [ ( sinx)^4 + 2sin²xcos²x + (cosx)^4 - 3sin²xcos²x ]
= [ ( sin²x + cos²x )² - 3sin²xcos²x ]
= 1 - 3sin²xcos²x
= 1 - 3( sin²2x / 4 )
= 1 - (3/4) * (1 - cos4x) / 2
= 1 - 3(1 - cos4x) / 8
Gọi x, y (giờ) lần lượt là thời gian để người thứ nhất và người thứ hai làm một mình hoàn thành công việc (x, y > 15).
Trong một giờ:
Do đó ta có phương trình: (1)
Trong 3 giờ, người thứ nhất làm được (công việc).
Trong 5 giờ, người thứ hai làm được (công việc).
Vì người thứ nhất làm một mình trong 3 giờ rồi người thứ hai làm một mình trong 5 giờ thì được 25% công việc nên ta có phương trình:
(2)
Ta có hệ phương trình:
Giải hệ pt ta được (tm)
Vậy người thứ nhất làm một mình trong 24 giờ thì xong cv và người thứ hai làm một mình trong 40 giờ thì xong cv.
Xem lời giải chi tiết tại Giải Toán 9 KNTT Bài 4: Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn
Xem đáp án tại Giải Toán 9 KNTT Bài 4: Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn
Xem đáp án chi tiết tại Giải Toán 9 KNTT Bài 3: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Xem đáp án chi tiết tại Giải Toán 9 KNTT Bài 3: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình