Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toán 9 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương 1

Giải Toán 9 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương 1 hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi và bài tập trong SGK Toán 9 Kết nối tri thức tập 1 trang 24. Lời giải chi tiết, dễ hiểu, bám sát chương trình học.

Bài 1.19 trang 24 Toán 9 Tập 1:

Cặp số nào sau đây là nghiệm của hệ phương trình \left\{ \begin{array}{l}5x + 7y =  - 1\\3x + 2y =  - 5\end{array} \right.?

A. (–1; 1).

B. (–3; 2).

C. (2; –3).

D. (5; 5).

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Nhân hai vế của phương trình thứ nhất cho 3 và nhân hai vế của phương trình thứ hai cho 5, ta được: \left\{ \begin{array}{l}15x + 21y =  - 3\\15x + 10y =  - 25\end{array} \right.

Trừ từng vế hai phương trình của hệ mới, ta được 11y = 22 hay y = 2.

Thế y = 2 vào phương trình thứ hai của hệ đã cho, ta có 3x + 2 . 2 = –5 hay 3x = –9, suy ra x = –3.

Do đó, hệ phương trình đã cho có nghiệm là (–3; 2).

Vậy ta chọn đáp án B.

Bài 1.20 trang 24 Toán 9 Tập 1:

Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm A(1; 2), B(5; 6), C(2; 3), D(–1; –1). Đường thẳng 4x – 3y = –1 đi qua hai điểm nào trong các điểm đã cho?

A. A và B.

B. B và C.

C. C và D.

D. D và A.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

• Thay x = 1; y = 2 vào phương trình đường thẳng, ta có:

4 . 1 – 3 . 2 = 4 – 6 = –2 ≠ –1.

Suy ra đường thẳng 4x – 3y = –1 không đi qua A(1; 2).

Do đó, loại đáp án A và D.

• Thay x = 5; y = 6 vào phương trình đường thẳng, ta có:

4 . 5 – 3 . 6 = 20 – 18 = 2 ≠ –1.

Suy ra đường thẳng 4x – 3y = –1 không đi qua B(5; 6).

Do đó, loại đáp án B.

• Thay x = 2; y = 3 vào phương trình đường thẳng, ta có:

4 . 2 – 3 . 3 = 8 – 9 = –1.

Suy ra đường thẳng 4x – 3y = –1 không đi qua C(2; 3).

Do đó, ta chọn đáp án C.

Bài 1.21 trang 24 Toán 9 Tập 1:

Hệ phương trình \left\{ \begin{array}{l}1,5x - 0,6y = 0,3\\ - 2x + y =  - 2\end{array} \right.

A. Có nghiệm là (0; −0,5).

B. Có nghiệm là (1; 0).

C. Có nghiệm là (−3; −8).

D. Vô nghiệm.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Chia hai vế của phương trình thứ nhất cho 0,3 và nhân hai vế của phương trình thứ hai với 2, ta được: \left\{ \begin{array}{l}5x - 2y = 1\\ - 4x + 2y =  - 4\end{array} \right.

Cộng từng vế hai phương trình của hệ mới, ta được x = −3.

Thế x = −3 vào phương trình thứ hai của hệ đã cho, ta có

(−2) . (−3) + y = –2 hay 6 + y = –2, suy ra y = –8.

Do đó, hệ phương trình đã cho có nghiệm là (−3; −8).

Bài 1.22 trang 24 Toán 9 Tập 1:

Hệ phương trình \left\{ \begin{array}{l}0,6x + 0,3y = 1,8\\ 2x + y =  - 6\end{array} \right.

A. Có một nghiệm.

B. Vô nghiệm.

C. Có vô số nghiệm.

D. Có hai nghiệm.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Chia hai vế của phương trình thứ nhất cho 0,3 ta được: \left\{ \begin{array}{l}2x + y = 1,8\\ 2x + y =  - 6\end{array} \right.

Trừ từng vế hai phương trình của hệ mới, ta được 0x + 0y = 12. (1)

Do không có giá trị nào của x và y thỏa mãn hệ thức (1) nên hệ phương trình đã cho vô nghiệm.

Đánh giá bài viết
1 13
Sắp xếp theo

    Toán 9 Kết nối tri thức

    Xem thêm