Giải Toán 9 trang 7 tập 1 Chân trời sáng tạo
Giải Toán 9 trang 7 Tập 1
Giải Toán 9 trang 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi và bài tập trong SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 7.
Thực hành 1 trang 7 SGK Toán 9 tập 1 CTST
Giải các phương trình:
a) a) (x – 7)(5x + 4) = 0
b) \(\left( {2x + 9} \right)\left( {\frac{2}{3}x - 5} \right) = 0\)
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: (x – 7)(5x + 4) = 0
x – 7 = 0 hoặc 5x + 4 = 0
x = 7 hoặc \(x=-\frac{4}{5}\)
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x = 7 và \(x=-\frac{4}{5}\).
b) Ta có: (2x + 9)\(\left(\frac{2}{3}x-5\right)\) = 0
2x + 9 = 0 hoặc \(\frac{2}{3}x-5 = 0\)
\(x=-\frac{9}{2}\) hoặc \(x=\frac{15}{2}\)
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là \(x=-\frac{9}{2}\) và \(x=\frac{15}{2}\).
Thực hành 2 trang 7 SGK Toán 9 tập 1 CTST
Giải các phương trình:
a) 2x(x + 6) + 5(x + 6) = 0;
b) x(3x + 5) – 6x – 10 = 0.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: 2x(x + 6) + 5(x + 6) = 0
(x + 6)(2x + 5) = 0
x + 6 = 0 hoặc 2x + 5 = 0
x = – 6 hoặc \(x=-\frac{5}{2}\)
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm x = – 6 và \(x=-\frac{5}{2}\).
b) Ta có: x(3x + 5) – 6x – 10 = 0
x(3x + 5) – 2(3x + 5) = 0
(3x + 5)(x – 2) = 0
3x + 5 = 0 hoặc x – 2 = 0
\(x=-\frac{5}{3}\) hoặc x = 2
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm x = 2 và \(x=-\frac{5}{3}\).
Vận dụng 1 trang 7 SGK Toán 9 tập 1 CTST
Giải bài toán trong Hoạt động mở đầu (trang 6)
Bài toán: Độ cao h (mét) của một quả bóng gôn sau khi được đánh t giây được cho bởi công thức h = t(20 – 5t). Có thể tính được thời gian bay của quả bóng từ khi được đánh đến khi chạm đất không?
Hướng dẫn giải:
Độ cao của quả bóng từ khi được đánh đến khi khạm chạm đất là h = 0.
Khi đó: t(20 – 5t) = 0
t = 0 hoặc 20 – 5t = 0
t = 0 hoặc t = 4
Ta có: t = 0 là lúc quả bóng chưa được đánh và t = 4 là thời gian bóng được đánh đến khi chạm đất.
Vậy thời gian bay của quả bóng từ khi được đánh đến khi chạm đất là 4 giây.
Hoạt động 2 trang 7 SGK Toán 9 tập 1 CTST
Xét hai phương trình \(2x + \frac{1}{{x - 2}} - 4 = \frac{1}{{x - 2}}\,\,(1)\) và \(2x - 4 = 0\,\,(2)\)
a) Có thể biến đổi như thế nào để chuyển phương trình (1) về phương trình (2)?
b) x = 2 có là nghiệm của phương trình (2) không? Tại sao?
c) x = 2 có là nghiệm của phương trình (1) không? Tại sao?
Hướng dẫn giải:
a) Ta biến đổi phương trình (1) về phương trình (2) như sau:
\(2x+\frac{1}{x-2}-4=\frac{1}{x-2}\)
\(2x-4=\frac{1}{x-2} - \frac{1}{x-2}\)
2x – 4 = 0
b) Thay x = 2 vào phương trình (2) ta có: 2 . 2 – 4 = 0
Do đó x = 2 có là nghiệm của phương trình (2).
c) Thay x = 2 vào phương trình (1) ta có:
\(2.2+\frac{1}{2-2}-4=\frac{1}{2-2}\)
Nhận thấy, giá trị x = 2 làm cho mẫu thức bằng 0.
Do đó x = 2 không là nghiệm của phương trình (1).
-----------------------------------------------
---> Xem thêm: Giải Toán 9 trang 8 tập 1 Chân trời sáng tạo
Lời giải Toán 9 trang 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo với các câu hỏi nằm trong Bài 1: Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn, được VnDoc biên soạn và đăng tải!
---> Tham khảo thêm: Đề thi giữa học kì 1 Toán 9 Chân trời sáng tạo.