Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Toán 9 trang 29 tập 1 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 9 trang 29 Tập 1 CTST hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi và bài tập trong SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 29.

Bài 2 trang 29 Toán 9 tập 1 Chân trời

Hãy chỉ ra các bất đẳng thức diễn tả mỗi khẳng định sau:

a) m lớn hơn 8;

b) n nhỏ hơn 21;

c) x nhỏ hơn hoặc bằng 4;

d) y lớn hơn hoặc bằng 0.

Hướng dẫn giải:

a) Bất đẳng thức diễn tả khẳng định "m lớn hơn 8" là:

m > 8

b) Bất đẳng thức diễn tả khẳng định "n nhỏ hơn 21" là:

n < 21

c) Bất đẳng thức diễn tả khẳng định "x nhỏ hơn hoặc bằng 4" là:

x ≤ 4

d) Bất đẳng thức diễn tả khẳng định "y lớn hơn hoặc bằng 0" là:

y ≥ 0.

Bài 3 trang 29 Toán 9 tập 1 Chân trời

Hãy cho biết các bất đẳng thức được tạo thành khi:

a) Cộng hai vế của bất đẳng thức m > 5 với − 4;

b) Cộng hai vế của bất đẳng thức x2 ≤ y + 1 với 9;

c) Nhân hai vế của bất đẳng thức x > 1 với 3, rồi tiếp tục cộng với 2;

d) Cộng hai vế của bất đẳng thức m ≤ − 1 với − 1, rồi tiếp tục cộng với − 7.

Hướng dẫn giải:

a) Cộng hai vế của bất đẳng thức m > 5 với − 4, ta được:

m − 4 > 5 − 4 hay m − 1 > 1.

b) Cộng hai vế của bất đẳng thức x2 ≤ y + 1 với 9, ta được:

x2 + 9 ≤ y + 1 + 9 hay x2 + 9 ≤ y + 10

c) Nhân hai vế của bất đẳng thức x > 1 với 3, ta được:

3x > 3

Cộng hai vế của bất đẳng thức 3x > 3 với 2, ta được:

3x + 2 > 3 + 2 hay 3x + 2 > 5

d) Cộng hai vế của bất đẳng thức m ≤ − 1 với − 1, ta được:

m − 1 ≤ − 1 − 1 hay m − 1 ≤ − 2

Cộng hai vế của bất đẳng thức m − 1 ≤ − 2 với − 7, ta được:

m − 1 − 7 ≤ − 2 − 7 hay m − 8 ≤ − 9

Bài 4 trang 29 Toán 9 tập 1 Chân trời

So sánh hai số x và y trong mỗi trường hợp sau:

a) x + 5 > y + 5;

b) − 11x ≤ − 11y;

c) 3x − 5 < 3y − 5;

d) − 7x + 1 > − 7y + 1.

Hướng dẫn giải:

a) Cộng hai vế của bất đẳng thức x + 5 > y + 5 với − 5, ta được:

x > y

b) Nhân hai vế của bất đẳng thức − 11x ≤ − 11y với -\frac{1}{11}\(-\frac{1}{11}\), ta được:

x ≥ y

c) Cộng hai vế của bất đẳng thức 3x − 5 < 3y − 5 với 5, ta được:

3x < 3y

Nhân hai vế của bất đẳng thức 3x < 3y với \frac{1}{3}\(\frac{1}{3}\), ta được:

x < y

d) Cộng hai vế của bất đẳng thức − 7x + 1 > − 7y + 1 với − 1, ta được:

− 7x > − 7y

Nhân hai vế của bất đẳng thức − 7x > − 7y với -\frac{1}{7}\(-\frac{1}{7}\), ta được:

x < y.

Bài 5 trang 29 Toán 9 tập 1 Chân trời

Cho hai số a, b thỏa mãn a < b. Chứng tỏ:

a) b − a > 0;

b) a − 2 < b − 1;

c) 2a + b < 3b;

d) − 2a − 3 > − 2b − 3.

Hướng dẫn giải:

a) Nhân hai vế của bất đẳng thức a < b với − 1, ta được:

− a > − b

Cộng hai vế của bất đẳng thức − a > − b với b, ta được:

b − a > 0.

b) Cộng hai vế của bất đẳng thức a < b với − 2, ta được:

a − 2 < b − 2 (1)

Cộng hai vế của bất đẳng thức − 2 < − 1 với b, ta được:

b − 2 < b − 1 (2)

Từ (1) và (2) suy ra a − 2 < b − 1 (tính chất bắc cầu).

c) Nhân hai vế của bất đẳng thức a < b với 2, ta được:

2a < 2b

Cộng hai vế của bất đẳng thức 2a < 2b với b, ta được:

2a + b < 3b.

d) Nhân hai vế của bất đẳng thức a < b với − 2, ta được:

− 2a > − 2b

Cộng hai vế của bất đẳng thức − 2a > − 2b với b, ta được:

− 2a − 3 < − 2b − 3.

----------------------------------------------

---> Xem thêm: Giải Toán 9 trang 30 tập 1 Chân trời sáng tạo

Lời giải Toán 9 trang 29 Tập 1 Chân trời sáng tạo với các câu hỏi nằm trong Bài 1: Bất đẳng thức, được VnDoc biên soạn và đăng tải!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán 9 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm