Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toán 9 Kết nối tri thức Bài 7: Căn bậc hai và căn thức bậc hai

Giải Toán 9 Kết nối tri thức Bài 7: Căn bậc hai và căn thức bậc hai hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi và bài tập trong SGK Toán 9 Kết nối tri thức tập 1 trang 38, 39, 40, 41.

Giải Toán 9 trang 45

Hoạt động 1 trang 45 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Tìm các số thực x sao cho {x^2} = 49.

Hướng dẫn giải:

Ta có {x^2} = 49 = {\left( { - 7} \right)^2} = {7^2} nên x = 7x =  - 7.

Vậy x \in \left\{ {7; - 7} \right\}.

Luyện tập 1 trang 45 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Tìm căn bậc hai của 121.

Hướng dẫn giải:

Ta có \sqrt {121}  = 11 nên 121 có hai căn bậc hai là 11 và -11.

Luyện tập 2 trang 45 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Sử dụng MTCT tìm căn bậc hai của \frac{7}{{11}} (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) .

Hướng dẫn giải:

Ta có \sqrt {\frac{7}{{11}}}  \approx 0,80 nên căn bậc hai của \frac{7}{{11}} là 0,80 và -0,80.

Hoạt động 2 trang 45 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Tính và so sánh \sqrt {{a^2}}\left| a \right| trong mỗi trường hợp sau:

a) a = 3;

b) a =  - 3.

Hướng dẫn giải:

a) a = 3;

Ta có a = 3 thì \sqrt {{a^2}}  = \sqrt {{3^2}}  = \sqrt 9  = 3

\left| 3 \right| = 3 nên \sqrt {{a^2}}  = \left| a \right|

b) a =  - 3.

Ta có a =  - 3 thì \sqrt {{a^2}}  = \sqrt {{{\left( { - 3} \right)}^2}}  = \sqrt 9  = 3

\left| { - 3} \right| = 3 nên \sqrt {{a^2}}  = \left| a \right|

Giải Toán 9 trang 46

Luyện tập 3 trang 46 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

a) Không sử dụng MTCT, tính: \sqrt {{6^2}} ;\sqrt {{{\left( { - 5} \right)}^2}} ;\sqrt 5  - \sqrt {{{\left( {\sqrt 5  - 1} \right)}^2}} .

b) So sánh 3 với \sqrt {10} bằng hai cách:

- Sử dụng MTCT;

- Sử dụng tính chất của căn bậc hai số học đã học ở lớp 7: Nếu 0 \le a < 7 thì \sqrt a  < \sqrt b .

Hướng dẫn giải:

a)

\begin{array}{l}\sqrt {{6^2}}  = 6;\\\sqrt {{{\left( { - 5} \right)}^2}}  = \sqrt {25}  = 5;\\\sqrt 5  - \sqrt {{{\left( {\sqrt 5  - 1} \right)}^2}}  = \sqrt 5  - \left| {\sqrt 5  - 1} \right| = \sqrt 5  - \left( {\sqrt 5  - 1} \right) = \sqrt 5  - \sqrt 5  + 1 = 1.\end{array}

b)

- Sử dụng MTCT ta có \sqrt {10}  \approx 3,16 nên \sqrt {10}  > 3.

- Sử dụng tính chất đã học của căn bậc hai số học ta có: 3 = \sqrt 99 < 10 nên \sqrt 9  < \sqrt {10} do đó 3 < \sqrt {10} .

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Hoạt động 3 trang 46 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Viết biểu thức tính độ dài cạnh huyền BC của tam giác vuông ABC, biết AB = 3cm,AC = x\,\,cm.

Hướng dẫn giải:

Biểu thức tính độ dài cạnh huyền BC của tam giác vuông ABC là BC = \sqrt {A{B^2} + A{C^2}}  = \sqrt {{3^2} + x}  = \sqrt {9 + x} \left( {cm} \right)

Hoạt động 4 trang 46 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Cho biểu thức C = \sqrt {2x - 1} .

a) Tính giá trị của biểu thức tại x = 5.

b) Tại x = 0 có tính được giá trị của biểu thức không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

a) Với x = 5 thay vào biểu thức C ta có: C = \sqrt {2.5 - 1}  = \sqrt 9  = 3.

Vậy với x = 5 thì C = 3.

b) Với x = 0 ta có biểu thức dưới dấu căn bậc hai số học là 2.0 - 1 =  - 1 < 0

Mà không có căn bậc hai số học của số âm.

Vậy ta không tính được giá trị của biểu thức C.

Giải Toán 9 trang 47

Luyện tập 4 trang 47 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Cho căn thức \sqrt {5 - 2x} .

a) Tìm điều kiện xác định của căn thức.

b) Tính giá trị của căn thức tại x = 2.

Hướng dẫn giải:

a) Điều kiện xác định của \sqrt {5 - 2x}5 - 2x \ge 0 hay - 2x \ge 0 - 5 suy ra x \le \frac{5}{2}.

b) Thay x = 2\left( {t/m} \right) vào căn thức ta có \sqrt {5 - 2.2}  = 1.

Giải Toán 9 trang 48

Luyện tập 5 trang 48 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

a) Rút gọn biểu thức x\sqrt {{x^6}} \left( {x < 0} \right).

b) Rút gọn và tính giá trị của biểu thức x + \sqrt {4{x^2} - 4x + 1} tại x =  - 2,5.

Hướng dẫn giải:

a) Ta có: x\sqrt {{x^6}}  = x.\sqrt {{{\left( {{x^3}} \right)}^2}}  = x.\left| {{x^3}} \right| = x. - {x^3} =  - {x^4}\left( {x < 0} \right).

b) Ta có: x + \sqrt {4{x^2} - 4x + 1}  = x + \sqrt {{{\left( {2x - 1} \right)}^2}}  = x + \left| {2x - 1} \right|

Tại x =  - 2,5 ta có giá trị của biểu thức là:

- 2,5 + \left| {2.\left( { - 2,5} \right) + 1} \right| =  - 2,5 + 4 = 1,5.

Vận dụng trang 48 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Trở lại tình huống mở đầu.

Tình huống mở đầu

Trong Vật lí, quãng đường S (tính bằng mét) của một vật tự rơi tự do được cho bởi công thức S = 4,9{t^2}, trong đó t là thời gian rơi (tính bằng giây) . Hỏi sau bao nhiêu giây thì vật sẽ chạm đất nếu được thả rơi tự do từ độ cao 122,5 mét?

a) Viết công thức tính thời gian t (giây) cần thiết để vật rơi được quãng đường S (mét)

b) Sử dụng công thức tìm được trong câu a, hãy trả lời câu hỏi trong tình huống mở đầu

Hướng dẫn giải:

a) Từ công thức S = 4,9{t^2} ta có {t^2} = \frac{S}{{4,9}} suy ra thời gian vật rơi được quãng đường S là:

t = \sqrt {\frac{S}{{4,9}}} (giây)

b) Thời gian vật rơi được quãng đường 122,5 mét là:

t = \sqrt {\frac{{122,5}}{{4,9}}}  = 5 (giây) .

Vậy sau 5 giây thì vật sẽ chạm đất nếu rơi từ độ cao 122,5 mét.

Bài 3.1 trang 48 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Tìm căn bậc hai của mỗi số sau (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) :

a) 24,5;

b) \frac{9}{{10}}.

Hướng dẫn giải

a) Ta có \sqrt {24,5} \approx 4,95 nên căn bậc hai của 24,5 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) là 4,95 và -4,95.

b) Ta có \sqrt {\frac{9}{{10}}} \approx 0,95 nên căn bậc hai của\frac{9}{{10}}(làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) là 0,95 và -0,95.

Bài 3.2 trang 48 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Để chuẩn bị trồng cây trên vỉa hè, người ta để lại những ô đất hình tròn có diện tích khoảng 2\,{m^2}. Em hãy ước lượng (với độ chính xác 0,005) đường kính của các ô đất đó khoảng bao nhiêu mét?

Hướng dẫn giải

Bán kính của ô đất là R = \sqrt {\frac{2}{{3,14}}}

Độ chính xác là 0,005 là làm tròn đến hàng phần trăm tức là R = \sqrt {\frac{2}{{3,14}}} = 0,7980868845 nên R \approx 0,80

Bài 3.3 trang 48 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Tìm điều kiện xác định của \sqrt {x + 10}và tính giá trị của căn thức tại x = - 1.

Hướng dẫn giải

Điều kiện xác định của\sqrt {x + 10}x + 10 \ge 0 hay x \ge - 10

Thay x = - 1 vào căn thức ta được \sqrt { - 1 + 10} = \sqrt 9 = 3

Bài 3.4 trang 48

Tính: \sqrt {5,{1^2}} ;\sqrt {{{\left( { - 4,9} \right)}^2}} ; - \sqrt {{{\left( { - 0,001} \right)}^2}} .

Hướng dẫn giải

Ta có:

\sqrt {5,{1^2}} = \left| {5,1} \right| = 5,1;\\\sqrt {{{\left( { - 4,9} \right)}^2}} = \left| {4,9} \right| = 4,9; \\- \sqrt {{{\left( { - 0,001} \right)}^2}} = - \left| {0,001} \right| = - 0,001.

Bài 3.5 trang 48 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Rút gọn các biểu thức sau:

a) \sqrt {{{\left( {2 - \sqrt 5 } \right)}^2}} ;

b) 3\sqrt {{x^2}} - x + 1\left( {x < 0} \right);

c) \sqrt {{x^2} - 4x + 4} \left( {x < 2} \right).

Hướng dẫn giải

a) \sqrt {{{\left( {2 - \sqrt 5 } \right)}^2}} = \left| {2 - \sqrt 5 } \right| = \sqrt 5 - 2

b) 3\sqrt {{x^2}} - x + 1 = 3.\left| x \right| - x + 1 = - 3x - x + 1 = - 4x + 1

c) \sqrt {{x^2} - 4x + 4} = \sqrt {{{\left( {x - 2} \right)}^2}} = \left| {x - 2} \right| = 2 - x

Bài 3.6 trang 48 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Không dùng MTCT, chứng tỏ biểu thức A có giá trị là số nguyên:

A = \sqrt {{{\left( {1 + 2\sqrt 2 } \right)}^2}} - \sqrt {{{\left( {1 - 2\sqrt 2 } \right)}^2}} .

Hướng dẫn giải

\begin{array}{l}A = \sqrt {{{\left( {1 + 2\sqrt 2 } \right)}^2}} - \sqrt {{{\left( {1 - 2\sqrt 2 } \right)}^2}} \\ = \left| {1 + 2\sqrt 2 } \right| - \left| {1 - 2\sqrt 2 } \right|\\ = 1 + 2\sqrt 2 - \left( {2\sqrt 2 - 1} \right)\\ = 1 + 2\sqrt 2 - 2\sqrt 2 + 1\\ = 2\end{array}

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Toán 9 Kết nối tri thức

    Xem thêm