Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Toán 9 trang 8 tập 2 Kết nối tri thức

Giải Toán 9 trang 8 Tập 2 Kết nối tri thức hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi và bài tập trong SGK Toán 9 Kết nối tri thức tập 2 trang 8.

Luyện tập 2 trang 8 Toán 9 Tập 2 Kết nối

Vẽ đồ thị của hàm số y=\frac{1}{2}x^2y=12x2. Tìm các điểm thuộc đồ thị có tung độ bằng 2 và nhận xét về tính đối xứng giữa các điểm đó.

Hướng dẫn giải:

a) Lập bảng một số giá trị tương ứng giữa x và y:

x– 2– 1012
y=\frac{1}{2}x^2y=12x22\frac{1}{2}120\frac{1}{2}122

Biểu diễn các điểm (– 2; 2), (– 1; \frac{1}{2}12), (0; 0), (1; \frac{1}{2}12) và (2; 2) trên mặt phẳng tọa độ Oxy và nối chúng lại ta được đồ thị của hàm số như hình sau:

b) Ta có: y = 2 nên \frac{1}{2}x^2=212x2=2 hay x2 = 4

⇒ x = 2 hoặc x = – 2

Vậy có hai điểm cần tìm là (2; 2) và (–2; 2). Hai điểm này đối xứng với nhau qua trục tung Oy.

Vận dụng 2 trang 8 Toán 9 Tập 2 Kết nối

Giải quyết bài toán ở tình huống mở đầu.

Tình huống: Một cây cầu treo có trụ tháp đôi cao 75 m so với mặt của cây cầu và cách nhau 400 m. Các dây cáp có dạng đồ thị của hàm số y = ax2 (a ≠ 0) như Hình 6.1 và được treo trên các đỉnh tháp. Tìm chiều cao CH của dây cáp biết điểm H cách tâm O của cây cầu 100 m (giả sử mặt của cây cầu là bằng phẳng).

Hướng dẫn giải:

Vì các dây cáp có dạng đồ thị của hàm số y = ax2 (a ≠ 0) được treo trên các đỉnh tháp nên đồ thị hàm số y = ax2 (a ≠ 0) đi qua điểm B(200; 75).

⇒ 75 = a . 2002

⇒ 40 000a = 75

⇒ a = 0,001875 (tmđk).

Khi đó hàm số có dạng y=\frac{3}{1600}x^2y=31600x2

Do đó chiều cao CH của dây cáp chính là tung độ của điểm C(100; CH) trên đồ thị hàm số y=\frac{3}{1600}x^2y=31600x2

CH=\frac{3}{1600}.100^2=18,75CH=31600.1002=18,75 (m)

Bài 6.1 trang 8 Toán 9 Tập 2 Kết nối

Cho hàm số y = 0,25x2. Hoàn thành bảng giá trị sau vào vở:

Hướng dẫn giải:

Ta có bảng giá trị:

x

– 3

– 2

– 1

0

1

2

3

y = 0,25x2

2,25

1

0,25

0

0,25

1

2,25

Bài 6.2 trang 8 Toán 9 Tập 2 Kết nối

Cho hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông cạnh a (cm) và chiều cao 10 cm.

a) Viết công thức tính thể tích V của lăng trụ theo a và tính giá trị của V khi a = 2 cm.

b) Nếu độ dài cạnh đáy tăng lên hai lần thì thể tích của hình lăng trụ thay đổi thế nào?

Hướng dẫn giải:

a) Thể tích V của hình lăng trụ đứng là:

V = B . h = 10a2 (cm3)

Tại a = 2 cm, ta có:

V = 10 . 22 = 40 (cm3)

b) Nếu độ dài cạnh đáy tăng lên hai lần thì diện tích đáy tăng lên 4 lần

Khi đó V' = B' . h = 4a2 . 10 = 40a2 = 4V

Vậy nếu độ dài cạnh đáy tăng lên hai lần thì thể tích của hình lăng trụ tăng lên 4 lần.

Bài 6.3 trang 8 Toán 9 Tập 2 Kết nối

Diện tích toàn phần S (cm2) của hình lập phương, tức là tổng diện tích xung quanh và diện tích của hai mặt đáy là một hàm số của độ dài cạnh a (cm).

a) Viết công thức của hàm số này.

b) Sử dụng công thức nhận được ở câu a để tính độ dài cạnh của một hình lập phương có diện tích toàn phần là 54 cm2.

Hướng dẫn giải:

a) Diện tích toàn phần của hình lập phương hay công thức của hàm số là:

S = 6a2 (cm2)

b) Diện tích toàn phần của hình lập phương là 54 cm2, ta có:

6a2 = 54

⇒ a2 = 9

⇒ a = 3 (a > 0)

Vậy độ dài cạnh bằng 3 cm thì hình lập phương có diện tích toàn phần là 54 cm2.

Bài 6.4 trang 8 Toán 9 Tập 2 Kết nối

Vẽ đồ thị của các hàm số sau:

a) y = 3x2

b) y=-\frac{1}{3}x^2y=13x2

Hướng dẫn giải:

a) y = 3x2

Lập bảng một số giá trị tương ứng giữa x và y:

x– 2– 1012
y = 3x21230312

Biểu diễn các điểm (– 2; 12), (– 1; 3), (0; 0), (1; 3) và (2; 12) trên mặt phẳng tọa độ Oxy và nối chúng lại ta được đồ thị của hàm số như hình sau:

b) y=-\frac{1}{3}x^2y=13x2

Lập bảng một số giá trị tương ứng giữa x và y:

x– 2– 1012
y=-\frac{1}{3}x^2y=13x2-\frac{4}{3}43-\frac{1}{3}130-\frac{1}{3}13-\frac{4}{3}43

Biểu diễn các điểm (– 2; -\frac{4}{3}43), (– 1; -\frac{1}{3}13), (0; 0), (1; -\frac{1}{3}13) và (2; -\frac{4}{3}43) trên mặt phẳng tọa độ Oxy và nối chúng lại ta được đồ thị của hàm số như hình sau:

Bài 6.5 trang 8 Toán 9 Tập 2 Kết nối

Biết rằng đường cong trong Hình 6.6 là một parabol y = ax2.

a) Tìm hệ số a.

b) Tìm tung độ của điểm thuộc parabol có hoành độ x = – 2.

c) Tìm các điểm thuộc parabol có tung độ y = 8.

Hướng dẫn giải:

a) Trong Hình 6.6 ta thấy đồ thị hàm số y = ax2 đi qua điểm (2; 2)

⇒ 2 = a . 22

⇒ 4a = 2

⇒ a = \frac{1}{2}12

b) Quan sát đồ thị hàm số, ta có tung độ của điểm thuộc parabol có hoành độ x = – 2 là 2.

c) Từ câu a ta có đồ thị của hàm số y=\frac{1}{2} x^{2}y=12x2

Ta có y = 8 nên  \frac{1}{2} x^{2} =812x2=8

⇒ x2 = 16.

⇒ x = 4 hoặc x = – 4.

Vậy có hai điểm cần tìm là (– 4; 8) và (4; 8).

-----------------------------------------------

Lời giải Toán 9 trang 8 Tập 2 Kết nối tri thức với các câu hỏi nằm trong Giải Toán 9 Kết nối tri thức Bài 18: Hàm số y = ax2 (a khác 0), được VnDoc biên soạn và đăng tải!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán 9 Kết nối tri thức

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng