Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Toán 9 trang 65 tập 1 Kết nối tri thức

Giải Toán 9 trang 65 tập 1 Kết nối tri thức hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi và bài tập trong SGK Toán 9 Kết nối tri thức tập 1 trang 65.

Bài 3.32 Trang 65 Toán 9 Tập 1

Căn bậc hai của 4 là

A. 2.

B. – 2.

C. 2 và – 2.

D. \sqrt{2}\(\sqrt{2}\)-\sqrt{2}\(-\sqrt{2}\)

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng: C.

Ta có \sqrt{4}=2\(\sqrt{4}=2\) nên căn bậc hai của 4 là 2 và – 2.

Bài 3.33 Trang 65 Toán 9 Tập 1

Căn bậc hai số học của 49 là

A. 7.

B. – 7.

C. 7 và – 7.

D. \sqrt{7}\(\sqrt{7}\)-\sqrt{7}\(-\sqrt{7}\)

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng: A

Ta có \sqrt{49}=7\(\sqrt{49}=7\) nên căn bậc hai số học của 49 là 7.

Bài 3.34 Trang 65 Toán 9 Tập 1

Rút gọn biểu thức \sqrt[3]{\left(4-\sqrt{17}\right)^3}\(\sqrt[3]{\left(4-\sqrt{17}\right)^3}\) ta được

A. 4 + \sqrt {17}\(4 + \sqrt {17}\)

B. 4 - \sqrt {17}\(4 - \sqrt {17}\)

C. \sqrt {17} - 4\(\sqrt {17} - 4\)

D. - 4 - \sqrt {17}\(- 4 - \sqrt {17}\)

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng: B

Ta có \sqrt[3]{\left(4-\sqrt{17}\right)^3}=4-\sqrt{17}\(\sqrt[3]{\left(4-\sqrt{17}\right)^3}=4-\sqrt{17}\)

Bài 3.35 Trang 65 Toán 9 Tập 1

Độ dài đường kính (mét) của hình tròn có diện tích 4 m2 sau khi làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai bằng

A. 2,26.

B. 2,50.

C. 1,13.

D. 1,12.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng: C

Ta có: S=\pi R^2=4\(S=\pi R^2=4\) m2

Suy ra R = \sqrt {\frac{4}{\pi} } \approx 1,13\(R = \sqrt {\frac{4}{\pi} } \approx 1,13\) m.

Bài 3.36 Trang 65 Toán 9 Tập 1

Một vật rơi tự do từ độ cao 396,9 m. Biết quãng đường chuyển động S (mét) của vật phụ thuộc vào thời gian t (giây) bởi công thức S = 4,9t2. Vật chạm đất sau

A. 8 giây.

B. 5 giây.

C. 11 giây.

D. 9 giây.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng: D

Ta có:  S = 4,9t2

Suy ra t=\sqrt{\frac{S}{4,9}}=\sqrt{\frac{396,9}{4,9}}=9\(t=\sqrt{\frac{S}{4,9}}=\sqrt{\frac{396,9}{4,9}}=9\) (s)

Bài 3.37 Trang 65 Toán 9 Tập 1

Không sử dụng MTCT, tính giá trị của biểu thức

A=\sqrt{\left(\sqrt{3}-2\right)^2}+\sqrt{4\left(2+\sqrt{3}\right)^2}-\frac{1}{2-\sqrt{3}}\(A=\sqrt{\left(\sqrt{3}-2\right)^2}+\sqrt{4\left(2+\sqrt{3}\right)^2}-\frac{1}{2-\sqrt{3}}\)

Hướng dẫn giải:

A=\sqrt{\left(\sqrt{3}-2\right)^2}+\sqrt{4\left(2+\sqrt{3}\right)^2}-\frac{1}{2-\sqrt{3}}\(A=\sqrt{\left(\sqrt{3}-2\right)^2}+\sqrt{4\left(2+\sqrt{3}\right)^2}-\frac{1}{2-\sqrt{3}}\)

A=\left|\sqrt{3}-2\right|+\left|2\left(2+\sqrt{3}\right)\right|-\frac{2+\sqrt{3}}{\left(2-\sqrt{3}\right)\left(2+\sqrt{3}\right)}\(A=\left|\sqrt{3}-2\right|+\left|2\left(2+\sqrt{3}\right)\right|-\frac{2+\sqrt{3}}{\left(2-\sqrt{3}\right)\left(2+\sqrt{3}\right)}\)

A=2-\sqrt{3}+4+2\sqrt{3}-2-\sqrt{3}\(A=2-\sqrt{3}+4+2\sqrt{3}-2-\sqrt{3}\)

A = 4

Vậy giá trị của biểu thức A = 4.

Bài 3.38 Trang 65 Toán 9 Tập 1

Cho biểu thức A = \frac{{\sqrt x + 2}}{{\sqrt x - 2}} - \frac{4}{{\sqrt x + 2}}\left( {x > 0,x \ne 4} \right).\(A = \frac{{\sqrt x + 2}}{{\sqrt x - 2}} - \frac{4}{{\sqrt x + 2}}\left( {x > 0,x \ne 4} \right).\)

a) Rút gọn biểu thức A.

b) Tính giá trị của A tại x = 14.

Hướng dẫn giải:

a) A = \frac{{\sqrt x + 2}}{{\sqrt x - 2}} - \frac{4}{{\sqrt x + 2}}\left( {x > 0,x \ne 4} \right).\(A = \frac{{\sqrt x + 2}}{{\sqrt x - 2}} - \frac{4}{{\sqrt x + 2}}\left( {x > 0,x \ne 4} \right).\)

A = \frac{{(\sqrt x + 2)^2}}{{(\sqrt x - 2)(\sqrt x + 2)}} - \frac{4(\sqrt x - 2)}{{(\sqrt x + 2)(\sqrt x - 2)}}\(A = \frac{{(\sqrt x + 2)^2}}{{(\sqrt x - 2)(\sqrt x + 2)}} - \frac{4(\sqrt x - 2)}{{(\sqrt x + 2)(\sqrt x - 2)}}\)

A=\frac{x+4\sqrt{x}+4}{x-4}-\frac{4\sqrt{x}-8}{x-4}\(A=\frac{x+4\sqrt{x}+4}{x-4}-\frac{4\sqrt{x}-8}{x-4}\)

A=\frac{x+4\sqrt{x}+4-4\sqrt{x}+8}{x-4}\(A=\frac{x+4\sqrt{x}+4-4\sqrt{x}+8}{x-4}\)

A=\frac{x+12}{x-4}\(A=\frac{x+12}{x-4}\)

b) Tại x = 14 (thỏa mãn điều kiện xác định) giá trị của biểu thức là:

A=\frac{14+12}{14-4} =\frac{13}{5}\(A=\frac{14+12}{14-4} =\frac{13}{5}\)

Vậy giá trị của biểu thức A=\frac{13}{5}\(A=\frac{13}{5}\) tại x = 14.

Bài 3.39 Trang 65 Toán 9 Tập 1

Biết rằng nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn được tính bởi công thức Q = I2Rt, trong đó Q là nhiệt lượng tính bằng đơn vị Joule (J), R là điện trở tính bằng đơn vị Ohm (Ω), I là cường độ dòng điện tính bằng đơn vị Ampe (A), t là thời gian tính bằng giây (s). Dòng điện chạy qua một dây dẫn có R = 10 Ω trong thời gian 5 giây.

a) Thay dấu "?" trong bảng sau bằng các giá trị thích hợp.

I (A)

1

1,5

2

Q (J)

?

?

?

b) Cường độ dòng điện là bao nhiêu Ampe để nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn đạt 800 J?

Hướng dẫn giải:

a) Với I = 1 (A), ta được: Q = 12 . 10 . 5 = 50 (J).

Với I = 1,5 (A), ta được: Q = 1,52 . 10 . 5 = 112,5 (J).

Với I = 2 (A), ta được: Q = 22 . 10 . 5 =  200 (J).

Vậy:

I (A)

1

1,5

2

Q (J)

50

 112,5

200

b) Ta có: Q = 800 (J)

⇒ I2 . 10 . 5 = 800

⇒ I2 = 16

⇒ I = 4 (vì I > 0)

Vậy để nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn đạt 800 J thì cường độ dòng điện là 4 Ampe.

-----------------------------------------------

---> Xem thêm: Giải Toán 9 trang 67 tập 1 Kết nối tri thức

Toán 9 Kết nối tri thức Bài 11: Tỉ số lượng giác của góc nhọn

Lời giải Toán 9 trang 65 Tập 1 Kết nối tri thức với các câu hỏi nằm trong Bài tập cuối chương 3, được VnDoc biên soạn và đăng tải!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán 9 Kết nối tri thức

    Xem thêm