Giải Toán 9 bài 8: Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Giải Toán 9 bài 8: Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
- Bài 58 trang 32 sgk Toán 9 - tập 1
- Bài 59 trang 32 sgk Toán 9 - tập 1
- Bài 60 trang 33 sgk Toán 9 - tập 1
- Bài 61 trang 33 sgk Toán 9 - tập 1
- Bài 62 trang 33 sgk Toán 9 - tập 1
- Bài 63 trang 33 sgk Toán 9 - tập 1
- Bài 64 trang 33 sgk Toán 9 - tập 1
- Bài 65 trang 34 sgk Toán 9 - tập 1
- Bài 66 trang 34 sgk Toán 9 - tập 1
Giải SGK Toán 9 bài 8: Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai được VnDoc đăng tải sau đây tổng hợp câu hỏi và đáp án cho các câu hỏi trong SGK Toán 9 tập 1 trang 33, 34. Với hướng dẫn giải chi tiết giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo, so sánh đánh giá kết quả, từ đó học tốt môn Toán lớp 9. Dưới đây là chi tiết bài tập, các em tham khảo nhé.
Câu hỏi 1 trang 31 SGK Toán 9 tập 1
Rút gọn: Rút gọn \(3\sqrt 5 a - \sqrt {20} a + 4\sqrt {45a} + \sqrt a\) với a ≥ 0
Hướng dẫn giải:
\(3\sqrt {5a} - \sqrt {20a} + 4\sqrt {45a} + \sqrt a\)
\(= 3\sqrt 5 .\sqrt a - \sqrt {4.5} \sqrt a + 4\sqrt {9.5} \sqrt a + \sqrt a\)
\(= 3\sqrt 5 \sqrt a - 2\sqrt 5 \sqrt a + 12\sqrt 5 \sqrt a + \sqrt a\)
\(= \sqrt a \left( {3\sqrt 5 - 2\sqrt 5 + 12\sqrt 5 + 1} \right)\)
\(= \left( {13\sqrt 5 + 1} \right)\sqrt a\)
Câu hỏi 2 trang 31 SGK Toán 9 tập 1
Chứng minh đẳng thức \(\dfrac{{a\sqrt a + b\sqrt b }}{{\sqrt a + \sqrt b }} - \sqrt {ab} = {\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)^2}\) với a > 0,b > 0.
Hướng dẫn giải:
Biến đổi vế trái ta có:
\(\begin{matrix} VT = \dfrac{{{\text{a}}\sqrt {\text{a}} + {\text{b}}\sqrt {\text{b}} }}{{\sqrt {\text{a}} + \sqrt {\text{b}} }} - \sqrt {{\text{ab}}} \hfill \\ VT = \dfrac{{\sqrt {{a^2}} \sqrt {\text{a}} + \sqrt {{b^2}} \sqrt {\text{b}} }}{{\sqrt {\text{a}} + \sqrt {\text{b}} }} - \sqrt {{\text{ab}}} \hfill \\ VT = \dfrac{{\sqrt {{a^3}} + \sqrt {{b^3}} }}{{\sqrt {\text{a}} + \sqrt {\text{b}} }} - \sqrt {{\text{ab}}} \hfill \\ \end{matrix}\)
\(\begin{matrix} VT = \dfrac{{\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)\left( {a - \sqrt {ab} + b} \right)}}{{\sqrt {\text{a}} + \sqrt {\text{b}} }} - \sqrt {{\text{ab}}} \hfill \\ VT = a - \sqrt {ab} + b - \sqrt {{\text{ab}}} \hfill \\ VT = a - 2\sqrt {ab} + b = {\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)^2} = VP \Rightarrow dpcm \hfill \\ \end{matrix}\)
Câu hỏi 3 trang 32 SGK Toán 9 tập 1
Rút gọn các biểu thức sau:
a. \(\frac{{{x^2} - 3}}{{x + \sqrt 3 }}\)
b. \(\frac{{1 - a\sqrt a }}{{1 - \sqrt a }}\) với a ≥ 0 và a ≠ 1
Hướng dẫn giải:
a. Điều kiện xác định \(x \ne - \sqrt 3\)
\(\frac{{{x^2} - 3}}{{x + \sqrt 3 }} = \frac{{{x^2} - {{\left( {\sqrt 3 } \right)}^2}}}{{x + \sqrt 3 }} = \frac{{\left( {x - \sqrt 3 } \right)\left( {x + \sqrt 3 } \right)}}{{x + \sqrt 3 }} = x - \sqrt 3\)
b. Ta có:
\(\frac{{1 - a\sqrt a }}{{1 - \sqrt a }} = \frac{{{1^3} - \sqrt {{a^3}} }}{{1 - \sqrt a }} = \frac{{\left( {1 - \sqrt a } \right)\left( {1 + \sqrt a + a} \right)}}{{1 - \sqrt a }} = 1 + \sqrt a + a\)
Giải bài tập trang 23, 33 Toán 9 tập 1
Bài 58 trang 32 SGK Toán 9 tập 1
Rút gọn các biểu thức sau:
\(a) 5\sqrt{\dfrac{1}{5}}+\dfrac{1}{2}\sqrt{20}+\sqrt{5};\)
\(b) \sqrt{\dfrac{1}{2}}+\sqrt{4,5}+\sqrt{12,5};\)
\(c) \sqrt{20}-\sqrt{45}+3\sqrt{18}+\sqrt{72};\)
\(d)\ 0,1.\sqrt{200}+2.\sqrt{0,08}+0,4.\sqrt{50}.\)
Hướng dẫn giải:
a) Ta có:
\(a, 5\sqrt{\dfrac{1}{5}}+\dfrac{1}{2}\sqrt{20}+\sqrt{5}\)
\(= \sqrt {{5^2}.{1 \over 5}} + \sqrt {{{\left( {{1 \over 2}} \right)}^2}.20} + \sqrt 5\)
\(= \sqrt {25.{1 \over 5}} + \sqrt {{1 \over 4}.20} + \sqrt 5\)
\(= \sqrt {{{25} \over 5}} + \sqrt {{{20} \over 4}} + \sqrt 5\)
\(= \sqrt 5 + \sqrt 5 + \sqrt 5\)
\(= \left( {1 + 1 + 1} \right)\sqrt 5 = 3\sqrt 5\)
b) Ta có:
\(\sqrt{\dfrac{1}{2}}+\sqrt{4,5}+\sqrt{12,5}\)
\(= \sqrt {{1 \over 2}} + \sqrt {{9 \over 2}} + \sqrt {{{25} \over 2}}\)
\(= \sqrt {{1 \over 2}} + \sqrt {9.{1 \over 2}} + \sqrt {25.{1 \over 2}}\)
\(= \sqrt {{1 \over 2}} + \sqrt {3^2.{1 \over 2}} + \sqrt {5^2.{1 \over 2}}\)
\(= \sqrt {{1 \over 2}} + 3\sqrt {{1 \over 2}} + 5\sqrt {{1 \over 2}}\)
\(= \left( {1 + 3 + 5} \right).\sqrt {{1 \over 2}}\)
\(= 9\sqrt {{1 \over 2}} = 9{1 \over {\sqrt 2 }}\)
\(= 9.{{\sqrt 2 } \over 2} = {{9\sqrt 2 } \over 2}\)
c) Ta có:
\(\sqrt {20} - \sqrt {45} + 3\sqrt {18} + \sqrt {72}\)
\(= \sqrt {4.5} - \sqrt {9.5} + 3\sqrt {9.2} + \sqrt {36.2}\)
\(= \sqrt {{2^2}.5} - \sqrt {{3^2}.5} + 3\sqrt {{3^2}.2} + \sqrt {{6^2}.2}\)
\(= 2\sqrt 5 - 3\sqrt 5 + 3.3\sqrt 2 + 6\sqrt 2\)
\(= 2\sqrt 5 - 3\sqrt 5 + 9\sqrt 2 + 6\sqrt 2\)
\(= \left( {2\sqrt 5 - 3\sqrt 5 } \right) + \left( {9\sqrt 2 + 6\sqrt 2 } \right)\)
\(= \left( {2 - 3} \right)\sqrt 5 + \left( {9 + 6} \right)\sqrt 2\)
\(= - \sqrt 5 + 15\sqrt 2 = 15\sqrt 2 - \sqrt 5\)
d) Ta có:
\(0,1\sqrt {200} + 2\sqrt {0,08} + 0,4.\sqrt {50}\)
\(= 0,1\sqrt {100.2} + 2\sqrt {0,04.2} + 0,4\sqrt {25.2}\)
\(= 0,1\sqrt {10^2.2} + 2\sqrt {0,2^2.2} + 0,4\sqrt {5^2.2}\)
\(= 0,1.10\sqrt 2 + 2.0,2\sqrt 2 + 0,4.5\sqrt 2\)
\(= 1\sqrt 2 + 0,4\sqrt 2 + 2\sqrt 2\)
\(= \left( {1 + 0,4 + 2} \right)\sqrt 2 = 3,4\sqrt 2\)
Bài 59 trang 32 SGK Toán 9 tập 1
Rút gọn các biểu thức sau (với a>0, b>0):
\(a, 5\sqrt{a}-4b\sqrt{25a^{3}}+5a\sqrt{16ab^{2}}-2\sqrt{9a};\)
\(b, 5a\sqrt{64ab^{3}}-\sqrt{3}\cdot \sqrt{12a^{3}b^{3}}+2ab\sqrt{9ab}-5b\sqrt{81a^{3}b}.\)
Hướng dẫn giải
a) Ta có:
\(5\sqrt{a}-4b\sqrt{25a^{3}}+5a\sqrt{16ab^{2}}-2\sqrt{9a}\)
\(=5\sqrt a - 4b\sqrt{5^2.a^2.a}+5a\sqrt{4^2.b^2.a}-2\sqrt{3^2.a}\)
\(=5\sqrt a - 4b\sqrt{(5a)^2.a}+5a\sqrt{(4b)^2.a}-2\sqrt{3^2.a}\)
\(=5\sqrt a - 4b.5a\sqrt{.a}+5a.4b\sqrt{a}-2.3\sqrt{a}\)
\(=5\sqrt{a}-20ab\sqrt{a}+20ab\sqrt{a}-6\sqrt{a}\)
\(=(5\sqrt{a}-6\sqrt{a})+(-20ab\sqrt{a}+20ab\sqrt{a})\)
\(=(5-6)\sqrt a=-\sqrt{a}\)
b) Ta có:
\(5a\sqrt{64ab^{3}}-\sqrt{3}.\sqrt{12a^{3}b^{3}}+2ab\sqrt{9ab}-5b\sqrt{81a^{3}b}\)
\(=5a\sqrt{8^2.b^2.ab}-\sqrt{3}.\sqrt{2^2.3.(ab)^2.ab}+2ab\sqrt{3^2.ab}-5b\sqrt{9^2.a^2.ab}\)
\(=5a\sqrt{(8b)^2.ab}-\sqrt{3}.\sqrt{(2ab)^2.3.ab}+2ab\sqrt{3^2.ab}-5b\sqrt{(9a)^2.ab}\)
\(=5a.8b\sqrt{ab}-\sqrt{3}.2\sqrt 3 ab\sqrt{ab}+2ab.3\sqrt{ab}-5b.9a\sqrt{ab}\)
\(=40ab\sqrt{ab}-2.3ab\sqrt{ab}+6ab\sqrt{ab}-45ab\sqrt{ab}\)
\(=40ab\sqrt{ab}-6ab\sqrt{ab}+6ab\sqrt{ab}-45ab\sqrt{ab}\)
\(=40ab\sqrt{ab}-45ab\sqrt{ab}\)
\(=(40-45)ab\sqrt{ab}\)
\(=-5ab\sqrt{ab}.\)
Bài 60 trang 33 SGK Toán 9 tập 1
Cho biểu thức:
\(B=\sqrt{16x+16}-\sqrt{9x+9}+\sqrt{4x+4}+\sqrt{x+1}\ với\ x\ge-1\)
a) Rút gọn biểu thức \(B\);
b) Tìm x sao cho \(B\) có giá trị là 16.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có:
\(B= \sqrt{16x+16}-\sqrt{9x+9}+\sqrt{4x+4}+\sqrt{x+1}\)
\(= \sqrt{16(x+1)}-\sqrt{9(x+1)}+\sqrt{4(x+1)}+\sqrt{x+1}\)
\(= \sqrt{4^2(x+1)}-\sqrt{3^2(x+1)}+\sqrt{2^2(x+1)}+\sqrt{x+1}\)
\(= 4\sqrt{x+1}-3\sqrt{x+1}+2\sqrt{x+1}+\sqrt{x+1}\)
\(=(4-3+2+1)\sqrt{x+1}\)
\(=4\sqrt{x+1}.\)
b) Ta có:
\(B = 16 \Leftrightarrow 4\sqrt {x + 1} = 16\)
\(\Leftrightarrow \sqrt {x + 1} = {{16} \over 4}\)
\(\Leftrightarrow \sqrt {x + 1} = 4\)
\(\Leftrightarrow {\left( {\sqrt {x + 1} } \right)^2} = {4^2}\)
\(\Leftrightarrow x + 1 = 16\)
\(\Leftrightarrow x = 16 - 1\)
\(\Leftrightarrow\ x=15\ (thỏa\ mãn)\)
Bài 61 trang 33 SGK Toán 9 tập 1
Chứng minh các đẳng thức sau:
\(a) \dfrac{3}{2}\sqrt 6+ 2\sqrt{\dfrac{2}{3}}-4\sqrt{\dfrac{3}{2}}=\dfrac{\sqrt 6}{6}\)
\(b)\left(x\sqrt{\frac{6}{x}}+\sqrt{\frac{2x}{3}}+\sqrt{6x}\right):\sqrt{6x}=\frac{7}{3}\ với\ x>0.\)
Hướng dẫn giải:
a) Biến đổi vế trái ta có:
\(VT = \dfrac{3}{2}\sqrt 6+ 2\sqrt{\dfrac{2}{3}}-4\sqrt{\dfrac{3}{2}}\)
\(=3\dfrac{\sqrt 6}{2}+2\dfrac{\sqrt{2}}{\sqrt 3}-4\dfrac{\sqrt 3}{\sqrt 2}\)
\(=3\dfrac{\sqrt 6}{2}+2\dfrac{\sqrt 2\sqrt 3}{\sqrt 3 .\sqrt 3}-4.\dfrac{\sqrt 3 .\sqrt 2}{\sqrt 2.\sqrt 2}\)
\(=3\dfrac{\sqrt 6}{2}+2\dfrac{\sqrt 6}{3}-4\dfrac{\sqrt 6}{2}\)
\(=3\dfrac{\sqrt 6 .3}{2.3}+2\dfrac{\sqrt 6 .2}{3.2}-4\dfrac{\sqrt 6 .3}{2.3}\)
\(=9\dfrac{\sqrt 6}{6}+4\dfrac{\sqrt 6}{6}-12\dfrac{\sqrt 6}{6}\)
\(=(9+4-12)\dfrac{\sqrt 6}{6}=\dfrac{\sqrt 6}{6}=VP\)
b) Biến đổi vế trái ta có:
\(VT = \left( {x\sqrt {\dfrac{6}{x}} + \sqrt {\dfrac{2x}{3}} + \sqrt {6x} } \right):\sqrt {6x}\)
\(= \left( {x\sqrt {{{6x} \over {{x^2}}}} + \sqrt {{{2x.3} \over {{3^2}}}} + \sqrt {6x} } \right):\sqrt {6x}\)
\(= \left( {x{{\sqrt {6x} } \over {\sqrt {{x^2}} }} + {{\sqrt {6x} } \over {\sqrt {{3^2}} }} + \sqrt {6x} } \right):\sqrt {6x}\)
\(= \left( {x{{\sqrt {6x} } \over x} + {{\sqrt {6x} } \over 3} + \sqrt {6x} } \right):\sqrt {6x}\)
\(= \left( {1.\sqrt {6x} + {1 \over 3}\sqrt {6x} + \sqrt {6x} } \right):\sqrt {6x}\)
\(= \left( {1 + {1 \over 3} + 1} \right)\sqrt {6x} :\sqrt {6x}\)
\(= {7 \over 3}\sqrt {6x} :\sqrt {6x}\)
\(= {7 \over 3}\sqrt {6x} .{1 \over {\sqrt {6x} }} = \dfrac{7}{3} =VP.\)
Giải bài tập Toán 9 trang 33: Luyện tập
Bài 62 trang 33 SGK Toán 9 tập 1
Rút gọn các biểu thức sau:
\(a) \dfrac{1}{2}\sqrt{48}-2\sqrt{75}-\dfrac{\sqrt{33}}{\sqrt{11}}+5\sqrt{1\dfrac{1}{3}};\)
\(b) \sqrt{150}+\sqrt{1,6}. \sqrt{60}+4,5.\sqrt{2\dfrac{2}{3}}-\sqrt{6};\)
\(c) (\sqrt{28}-2\sqrt{3}+\sqrt{7})\sqrt{7}+\sqrt{84};\)
\(d) (\sqrt{6}+\sqrt{5})^{2}-\sqrt{120}.\)
Hướng dẫn giải:
a) Ta có:
\(\dfrac{1}{2}\sqrt{48}-2\sqrt{75}-\dfrac{\sqrt{33}}{\sqrt{11}}+5\sqrt{1\dfrac{1}{3}}\)
\(=\dfrac{1}{2}\sqrt{16. 3}-2\sqrt{25. 3}-\dfrac{\sqrt{3.11}}{\sqrt{11}}+5\sqrt{\dfrac{1.3+1}{3}}\)
\(=\dfrac{1}{2}\sqrt{4^2. 3}-2\sqrt{5^2. 3}-\dfrac{\sqrt 3.\sqrt{11}}{\sqrt{11}}+5\sqrt{\dfrac{4}{3}}\)
\(=\dfrac{1}{2}.4\sqrt{ 3}-2.5\sqrt{3}-\sqrt{3}+5\dfrac{\sqrt 4}{\sqrt 3}\)
\(=\dfrac{4}{2}\sqrt{ 3}-10\sqrt{3}-\sqrt{3}+5\dfrac{\sqrt{4}.\sqrt 3}{\sqrt{3}.\sqrt {3}}\)
\(=2\sqrt{ 3}-10\sqrt{3}-\sqrt{3}+5\dfrac{2\sqrt{3}}{3}\)
\(=2\sqrt{ 3}-10\sqrt{3}-\sqrt{3}+10\dfrac{\sqrt{3}}{3}\)
\(= \left( {2 - 10 - 1 + \dfrac{10}{3} }\right)\sqrt 3\)
\(=-\dfrac{17}{3}\sqrt 3\)
b) Ta có:
\(\sqrt{150}+\sqrt{1,6}. \sqrt{60}+4,5. \sqrt{2\dfrac{2}{3}}-\sqrt{6}\)
\(=\sqrt{25. 6}+\sqrt{1,6. 60}+4,5.\sqrt{\dfrac{2.3+2}{3}}-\sqrt{6}\)
\(=\sqrt{5^2. 6}+\sqrt{1,6. (6.10)}+4,5\sqrt{\dfrac{8}{3}}-\sqrt{6}\)
\(=5\sqrt{ 6}+\sqrt{(1,6. 10).6}+4,5\dfrac{\sqrt 8}{\sqrt 3}-\sqrt{6}\)
\(=5\sqrt{ 6}+\sqrt{16.6}+4,5\dfrac{\sqrt 8 . \sqrt 3}{ 3}-\sqrt{6}\)
\(=5\sqrt{ 6}+\sqrt{4^2.6}+4,5\dfrac{\sqrt {8 .3}}{ 3}-\sqrt{6}\)
\(= 5\sqrt{6}+4\sqrt{ 6}+4,5. \dfrac{\sqrt{4.2. 3}}{3}-\sqrt{6}\)
\(=5\sqrt{6}+4\sqrt{6}+4,5. 2\dfrac{\sqrt{6}}{3}-\sqrt{6}\)
\(=5\sqrt{6}+4\sqrt{6}+9\dfrac{\sqrt{6}}{3}-\sqrt{6}\)
\(=5\sqrt{6}+4\sqrt{6}+3\sqrt{6}-\sqrt{6}\)
\(=(5+4+3-1)\sqrt{6}=11\sqrt{6}.\)
Cách 2: Ta biến đổi từng hạng tử rồi thay vào biểu thức ban đầu:
\(\sqrt{150}=\sqrt{25.6}=5\sqrt 6\)
\(\sqrt{1,6.60}=\sqrt{1,6.(10.6)}=\sqrt{(1,6.10).6}=\sqrt{16.6} =4\sqrt{6}\)
\(4,5.\sqrt{2\dfrac{2}{3}}=4,5.\sqrt{\dfrac{2.3+2}{3}}=4,5.\sqrt{\dfrac{8}{3}}=\frac{9}{2} .\frac{\sqrt{8.3} }{3} =\frac{\sqrt{24} }{2} =2\sqrt{6}\)
Do đó:
\(\sqrt{150}+\sqrt{1,6}. \sqrt{60}+4,5. \sqrt{2\dfrac{2}{3}}-\sqrt{6}\)
\(=5\sqrt 6+4\sqrt 6+3\sqrt 6 - \sqrt 6\)
\(=(5+4+3-1)\sqrt 6=11\sqrt{6}\)
c) Ta có:
\(=(\sqrt{28}-2\sqrt{3}+\sqrt{7})\sqrt{7}+\sqrt{84}\)
\(=(\sqrt{4.7}-2\sqrt{3}+\sqrt{7})\sqrt{7}+\sqrt{4.21}\)
\(=(\sqrt{2^2.7}-2\sqrt{3}+\sqrt{7})\sqrt{7}+\sqrt{2^2.21}\)
\(=(2\sqrt{7}-2\sqrt{3}+\sqrt{7})\sqrt{7}+2\sqrt{21}\)
\(= 2\sqrt{7}.\sqrt{7}-2\sqrt{3}.\sqrt{7}+\sqrt{7}.\sqrt{7}+2\sqrt{21}\)
\(=2.(\sqrt{7})^2-2\sqrt{3.7}+(\sqrt{7})^2+2\sqrt{21}\)
\(=2.7-2\sqrt{21}+7+2\sqrt{21}\)
\(=14-2\sqrt{21}+7+2\sqrt{21}\)
\(=14+7=21\)
d) Ta có:
\((\sqrt{6}+\sqrt{5})^{2}-\sqrt{120}\)
\(=(\sqrt 6)^2+2.\sqrt 6 .\sqrt 5+(\sqrt 5)^2-\sqrt{4.30}\)
\(=6+2\sqrt{6.5}+5-2\sqrt{30}\)
\(=6+2\sqrt{30}+5-2\sqrt{30}=6+5=11.\)
Bài 63 (trang 33 SGK Toán 9 Tập 1)
Rút gọn biểu thức sau:
\(a. \sqrt{\dfrac{a}{b}}+\sqrt{ab}+\dfrac{a}{b}\sqrt{\dfrac{b}{a}} với a>0 và b>0\)
b.\(\sqrt{\dfrac{m}{1-2x+x^{2}}}.\sqrt{\dfrac{4m-8mx+4m^{2}}{81}} với m>0 và x\neq 1.\)
Gợi ý đáp án
\(a. \sqrt{\dfrac{a}{b}}+\sqrt{ab}+\dfrac{a}{b}\sqrt{\dfrac{b}{a}} với a>0 và b>0\)
Ta có:
\(\sqrt{\dfrac{a}{b}}+\sqrt{ab}+\dfrac{a}{b}\sqrt{\dfrac{b}{a}}\)
\(=\dfrac{\sqrt{a}}{\sqrt b}+\sqrt{ab}+\dfrac{a}{b}.\dfrac{\sqrt{b}}{\sqrt a}\)
\(=\dfrac{\sqrt{a}.\sqrt b}{(\sqrt b)^2}+\sqrt{ab}+\dfrac{a}{b}.\dfrac{\sqrt{b}.\sqrt a}{(\sqrt a)^2}\)
\(=\dfrac{\sqrt{ab}}{b}+\sqrt{ab}+\dfrac{a}{b}.\dfrac{\sqrt{ab}}{a} =\dfrac{\sqrt{ab}}{b}+\sqrt{ab}+\dfrac{\sqrt{ab}}{b}\)
\(={\left(\dfrac{\sqrt{ab}}{b}+\dfrac{\sqrt{ab}}{b} \right)}+\sqrt{ab} =\dfrac{2\sqrt{ab}}{b}+\sqrt{ab}\)
\(=\dfrac{2\sqrt{ab}}{b}+\dfrac{b\sqrt{ab}}{b} =\dfrac{2+b}{b}\sqrt{ab}.\)
b.\(\sqrt{\dfrac{m}{1-2x+x^{2}}}.\sqrt{\dfrac{4m-8mx+4m^{2}}{81}} với m>0 và x\neq 1.\)
Ta có:
\(\sqrt{\dfrac{m}{1-2x+x^{2}}}.\sqrt{\dfrac{4m-8mx+4mx^{2}}{81}} =\sqrt{\dfrac{m}{1-2x+x^{2}}}.\sqrt{\dfrac{4m(1-2x+x^{2})}{81}}\)
\(=\sqrt{\dfrac{m}{1-2x+x^{2}}.\dfrac{4m(1-2x+x^{2})}{81}} =\sqrt{\dfrac{m}{1}.\dfrac{4m}{81}}=\sqrt{\dfrac{4m^{2}}{81}}\)
\(=\sqrt{\dfrac{(2m)^2}{9^2}}=\dfrac{|2m|}{9}=\dfrac{2m}{9}.\)
(vì m >0 nên |2m|=2m.)
Bài 64 (trang 33 SGK Toán 9 Tập 1)
Chứng minh các đẳng thức sau:
\(a. \left ( \dfrac{1-a\sqrt{a}}{1-\sqrt{a}} +\sqrt{a}\right ). \left ( \dfrac{1-\sqrt{a}}{1-a} \right )^{2}= 1 với a ≥ 0 và a ≠ 1\)
\(b. \dfrac{a+b}{b^{2}}\sqrt{\dfrac{a^{2}b^{4}}{a^{2}+2ab+b^{2}}} = \left| a \right| với a + b > 0 và b ≠ 0\)
Gợi ý đáp án:
Biến đổi vế trái để được vế phải.
Ta có:
\(VT=\left ( \dfrac{1-a\sqrt{a}}{1-\sqrt{a}} +\sqrt{a}\right ). \left ( \dfrac{1-\sqrt{a}}{1-a} \right )^{2}\)
\(=\left ( \dfrac{1-(\sqrt{a})^3}{1-\sqrt{a}} +\sqrt{a}\right ). \left ( \dfrac{1-\sqrt{a}}{(1-\sqrt a)(1+ \sqrt a)} \right )^{2}\)
\(=\left ( \dfrac{(1-\sqrt{a})(1+\sqrt a+(\sqrt a)^2)}{1-\sqrt{a}} +\sqrt{a}\right ). \left ( \dfrac{1}{1+ \sqrt a} \right )^{2}\)
\(=\left [ (1+\sqrt a+(\sqrt a)^2) +\sqrt{a}\right ]. \dfrac{1}{(1+ \sqrt a)^2}\)
\(=\left [ (1+2\sqrt a+(\sqrt a)^2)\right ]. \dfrac{1}{(1+ \sqrt a)^2} =(1+\sqrt a)^2. \dfrac{1}{(1+ \sqrt a)^2}=1=VP.\)
\(b. \dfrac{a+b}{b^{2}}\sqrt{\dfrac{a^{2}b^{4}}{a^{2}+2ab+b^{2}}} = \left| a \right| với a + b > 0 và b ≠ 0\)
Ta có:
\(VT=\dfrac{a+b}{b^{2}}\sqrt{\dfrac{a^{2}b^{4}}{a^{2}+2ab+b^{2}}}\)
\(=\dfrac{a+b}{b^{2}}\sqrt{\dfrac{(ab^2)^2}{(a+b)^2}} =\dfrac{a+b}{b^{2}}\dfrac{\sqrt{(ab^2)^2}}{\sqrt{(a+b)^2}}\)
\(=\dfrac{a+b}{b^{2}}\dfrac{|ab^2|}{|a+b|} =\dfrac{a+b}{b^{2}}.\dfrac{|a|b^2}{a+b}=|a|=VP\)
Vì \(a+b > 0 \Rightarrow |a+b|=a+b.\)
Bài 65 trang 34 SGK Toán 9 tập 1
Rút gọn rồi so sánh giá trị của M với 1, biết:
\(M=\left(\frac{1}{a-\sqrt{a}}+\frac{1}{\sqrt{a}-1}\right):\frac{\sqrt{a}+1}{a-2\sqrt{a}+1}\ với\ a>0\ và\ a\ne1.\)
Hướng dẫn giải:
Ta có:
\(M={\left(\dfrac{1}{a -\sqrt a} +\dfrac{1}{\sqrt a -1}\right)} : \dfrac{\sqrt a +1}{a -2\sqrt a+1}\)
\(={\left(\dfrac{1}{\sqrt a .\sqrt a -\sqrt a .1}+\dfrac{1}{\sqrt a -1} \right)} : \dfrac{\sqrt a +1}{(\sqrt a)^2 -2\sqrt a+1}\)
\(={\left(\dfrac{1}{\sqrt a(\sqrt a -1)}+\dfrac{1}{\sqrt a -1} \right)} : \dfrac{\sqrt a +1}{(\sqrt a -1)^2}\)
\(={\left(\dfrac{1}{\sqrt a(\sqrt a -1)}+\dfrac{\sqrt a}{\sqrt a(\sqrt a -1)} \right)} : \dfrac{\sqrt a +1}{(\sqrt a -1)^2}\)
\(=\dfrac{1+\sqrt a}{\sqrt a(\sqrt a -1)} : \dfrac{\sqrt a +1}{(\sqrt a -1)^2}\)
\(=\dfrac{1+\sqrt a}{\sqrt a(\sqrt a -1)} . \dfrac{(\sqrt a -1)^2}{\sqrt a +1}\)
\(=\dfrac{1}{\sqrt a} . \dfrac{\sqrt a -1}{1}=\dfrac{\sqrt a -1}{\sqrt a}\)
\(=\dfrac{\sqrt a}{\sqrt a}-\dfrac{1}{\sqrt a} =1 -\dfrac{1}{\sqrt a}\)
\(Vì\ a>0\Rightarrow\sqrt{a}>0\Rightarrow\frac{1}{\sqrt{a}}>0\Rightarrow1-\frac{1}{\sqrt{a}}<1.\)
Vậy M < 1.
Bài 66 (trang 34 SGK Toán 9 Tập 1)
Giá trị của biểu thức \(\dfrac{1}{2+\sqrt{3}}+\dfrac{1}{2-\sqrt{3}}\) bằng:
\((A) \dfrac{1}{2};\)
(B) 1;
(C) -4;
(D) 4.
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Hướng dẫn giải:
Ta có:
\(\dfrac{1}{2+\sqrt{3}}+\dfrac{1}{2-\sqrt{3}}\)
\(=\dfrac{2-\sqrt{3}}{(2+\sqrt{3})(2-\sqrt{3})}+\dfrac{2+\sqrt{3}}{(2-\sqrt{3})(2+\sqrt{3})}\)
\(=\dfrac{2-\sqrt{3}}{2^2-(\sqrt 3)^2}+\dfrac{2+\sqrt{3}}{2^2-(\sqrt 3)^2}\)
\(=\dfrac{2-\sqrt{3}}{4-3}+\dfrac{2+\sqrt{3}}{4-3}\)
\(=\dfrac{2-\sqrt{3}}{1}+\dfrac{2+\sqrt{3}}{1} =2-\sqrt{3}+2+\sqrt{3}=4.\)
Chọn đáp án (D). 4
..................................................
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải bài tập Toán 9 bài 8: Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai. Để tham khảo lời giải những bài tiếp theo, mời các em vào chuyên mục Giải Toán 9 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp lời giải theo từng đơn vị bài học giúp các em nắm vững kiến thức được học trong SGK Toán 9. Chúc các em học tốt, nếu có thắc mắc hay trao đổi kiến thức các em có thể vào link sau nhé: Hỏi - đáp
Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm các Tài liệu học tập lớp 9 như Toán lớp 9, Giải Toán 9, Trắc nghiệm Toán 9 và các đề học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật. Bài tiếp theo: Giải bài tập SGK Toán lớp 9 bài 9: Căn bậc ba