Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toán 9 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương 8

Giải Toán 9 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương 8 hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi và bài tập trong SGK Toán 9 Kết nối tri thức tập 2 trang 66, giúp các em nắm vững kiến thức và luyện giải môn Toán lớp 9. Mời các bạn tham khảo.

 Bài 8.13 trang 66 Toán 9 Tập 2

Có hai túi I và II. Túi I chứa 4 tấm thẻ, đánh số 1; 2; 3; 4. Túi II chứa 5 tấm thẻ, đánh số 1; 2; 3; 4; 5. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ mỗi túi I và II. Xác suất để hai tấm thẻ rút ra đều ghi số chẵn là

A. \frac{1}{5}\(\frac{1}{5}\).

B. \frac{3}{{20}}\(\frac{3}{{20}}\).

C. \frac{1}{4}\(\frac{1}{4}\).

D. \frac{4}{{21}}\(\frac{4}{{21}}\).

Hướng dẫn giải:

Kết quả phép thử được viết dưới dạng (a, b) trong đó a, b lần lượt là các số trên các thẻ ở hai túi I và II.

Ta có bảng miêu tả không gian mẫu là:

Bài 8.13 trang 66 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Do đó, số phần tử của không gian mẫu \Omega\(\Omega\) là 20.

Vì rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ mỗi túi I và II nên các kết quả có thể xảy ra ở trên là đồng khả năng.

Có 4 kết quả thuận lợi của biến cố “Hai tấm thẻ rút ra đều ghi số chẵn” là: (2, 2), (2, 4), (4, 2), (4, 4). Do đó, P = \frac{4}{{20}} = \frac{1}{5}\(P = \frac{4}{{20}} = \frac{1}{5}\).

Chọn A

Bài 8.14 trang 66 Toán 9 Tập 2

Một túi đựng 4 viên bi có cùng khối lượng và kích thước, được đánh số 1; 2; 3; 4. Lấy ngẫu nhiên hai viên bi từ trong túi. Xác suất để tích hai số ghi trên hai viên bi lớn hơn 3 là

A. \frac{5}{7}\(\frac{5}{7}\).

B. \frac{2}{3}\(\frac{2}{3}\).

C. \frac{3}{4}\(\frac{3}{4}\).

D. \frac{5}{6}\(\frac{5}{6}\).

Hướng dẫn giải:

Kết quả phép thử được viết dưới dạng (a, b) trong đó a, b lần lượt là các số trên hai viên bi trong túi. Vì lấy đồng thời 2 viên bi nên a \ne b\(a \ne b\).

Do đó, không gian mẫu là: \operatorname\Omega\;={\{{(1,2)},{(1,3)},{(1,4)},{(2,3)},{(2,4)},{(3,4)}\}}\(\operatorname\Omega\;={\{{(1,2)},{(1,3)},{(1,4)},{(2,3)},{(2,4)},{(3,4)}\}}\) nên số phần tử của không gian mẫu \Omega\(\Omega\) là 6.

Vì lấy ngẫu nhiên hai viên bi từ trong túi nên các kết quả có thể xảy ra ở trên là đồng khả năng.

Có 4 kết quả thuận lợi của biến cố “Tích hai số ghi trên hai viên bi lớn hơn 3” là: (1, 4), (2, 3), (2, 4), (3, 4). Do đó, P = \frac{4}{6} = \frac{2}{3}\(P = \frac{4}{6} = \frac{2}{3}\).

Chọn B

Bài 8.15 trang 66 Toán 9 Tập 2

Có hai túi I và II. Túi I chứa 3 tấm thẻ, đánh số 2; 3; 4. Túi II chứa 2 tấm thẻ, đánh số 5; 6. Từ mỗi túi I và II, rút ngẫu nhiên một tấm thẻ. Tính xác suất của các biến cố sau:

A: “Hai số ghi trên thẻ chênh lệch nhau 2 đơn vị”;

B: “Hai số ghi trên thẻ chênh lệch nhau lớn hơn 2 đơn vị”;

C: “Tích hai số ghi trên hai tấm thẻ là một số chẵn”;

D: “Tổng hai số ghi trên hai tấm thẻ là một số nguyên tố”.

Hướng dẫn giải:

Kết quả phép thử được viết dưới dạng (a, b) trong đó a, b lần lượt là các số viết trên các thẻ trong hai túi I và II.

Do đó, không gian mẫu là: \operatorname\Omega\;={\{{(2,5)},{(2,6)},{(3,5)},{(3,6)},{(4,5)},{(4,6)}\}}\(\operatorname\Omega\;={\{{(2,5)},{(2,6)},{(3,5)},{(3,6)},{(4,5)},{(4,6)}\}}\) nên số phần tử của không gian mẫu \Omega\(\Omega\) là 6.

Vì rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ mỗi túi I và II nên các kết quả có thể xảy ra ở trên là đồng khả năng.

Có 2 kết quả thuận lợi của biến cố A là: (4, 6), (3, 5). Do đó, P\left( A \right) = \frac{2}{6} = \frac{1}{3}\(P\left( A \right) = \frac{2}{6} = \frac{1}{3}\).

Có 3 kết quả thuận lợi của biến cố B là: (2, 5), (2, 6), (3, 6). Do đó, P\left( B \right) = \frac{3}{6} = \frac{1}{2}\(P\left( B \right) = \frac{3}{6} = \frac{1}{2}\).

Có 5 kết quả thuận lợi của biến cố C là: (2, 5), (2, 6), (3, 6), (4, 5), (4, 6). Do đó, P\left( C \right) = \frac{5}{6}\(P\left( C \right) = \frac{5}{6}\).

Có 1 kết quả thuận lợi của biến cố D là: (2, 5). Do đó, P\left( D \right) = \frac{1}{6}\(P\left( D \right) = \frac{1}{6}\).

Bài 8.16 trang 66 Toán 9 Tập 2

Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối, đồng chất I và II. Tính xác suất của các biến cố sau:

E: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 11”;

F: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 8 hoặc 9”;

G: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn 6”.

Hướng dẫn giải:

Ta có bảng miêu tả không gian mẫu là:

Bài 8.16 trang 66 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Do đó, số phần tử của không gian mẫu \Omega\(\Omega\) là 36.

Vì gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối, đồng chất nên các kết quả có thể xảy ra là đồng khả năng.

Có 2 kết quả thuận lợi của biến cố E là: (5, 6), (6, 5). Do đó, P\left( E \right) = \frac{2}{{36}} = \frac{1}{{18}}\(P\left( E \right) = \frac{2}{{36}} = \frac{1}{{18}}\).

Có 9 kết quả thuận lợi của biến cố F là: (2, 6), (3, 5), (3, 6), (4, 4), (4, 5), (5, 3), (5, 4), (6, 2), (6, 3). Do đó, P\left( F \right) = \frac{9}{{36}} = \frac{1}{4}\(P\left( F \right) = \frac{9}{{36}} = \frac{1}{4}\).

Có 10 kết quả thuận lợi của biến cố G là: (1, 1), (1, 2), (1, 3), (1, 4), (2, 1), (2, 2), (2, 3), (3, 1), (3, 2), (4, 1). Do đó, P\left( F \right) = \frac{{10}}{{36}} = \frac{5}{{18}}\(P\left( F \right) = \frac{{10}}{{36}} = \frac{5}{{18}}\).

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán 9 Kết nối tri thức

    Xem thêm