Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toán 9 Kết nối tri thức Bài 27: Góc nội tiếp

Giải Toán 9 Kết nối tri thức Bài 27: Góc nội tiếp hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi và bài tập trong SGK Toán 9 Kết nối tri thức tập 2 trang 57, 58, 59, giúp các em nắm vững kiến thức và luyện giải môn Toán lớp 9. Mời các bạn tham khảo.

Giải Toán 9 trang 68

Hoạt động trang 68 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Vẽ đường tròn tâm O có bán kính bằng 2cm và dây cung AB có độ dài bằng 2cm. Lấy một điểm C tùy ý nằm trên cung lớn AmB (H.9.2).

HĐ trang 68 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

a) Cho biết số đo góc ở tâm AOB và số đo của cung bị chắn AB.

b) Đo góc ACB và so sánh với kết quả của bạn bên cạnh.

c) Lấy điểm D tùy ý nằm trên cung ACB. Đo góc ADB và so sánh với các góc ACB và AOB.

Hướng dẫn giải

Vì A, B thuộc đường tròn tâm O nên OA = OB = 2cm\(OA = OB = 2cm\).

Tam giác AOB có: OA = OB = AB = 2cm\(OA = OB = AB = 2cm\) nên tam giác ABO đều.

Do đó, \widehat {AOB} = {60^o}\(\widehat {AOB} = {60^o}\).

Suy ra: sđ\overset\frown{AB}=\widehat{AOB}={{60}^{o}}\(sđ\overset\frown{AB}=\widehat{AOB}={{60}^{o}}\) (góc ở tâm chắn cung AB).

b) Sử dụng thước đo góc, ta đo được \widehat{ACB}=30^o\(\widehat{ACB}=30^o\).

c) Sử dụng thước đo góc, ta đo được \widehat {ADB} = {30^o}\(\widehat {ADB} = {30^o}\). Do đó, \widehat {ADB} = \widehat {ACB}\(\widehat {ADB} = \widehat {ACB}\)\widehat {ADB} = \frac{1}{2}\widehat {AOB}\(\widehat {ADB} = \frac{1}{2}\widehat {AOB}\).

Giải Toán 9 trang 70

Câu hỏi trang 70 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Hãy cho biết số đo góc nội tiếp tìm được trong Hình 9.3 ở Ví dụ 1, biết rằng số đo của các cung màu xanh trong hình đều bằng {120^o}\({120^o}\).

Câu hỏi trang 70 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Hướng dẫn giải

Theo kết quả của Ví dụ 1, ta có góc B là góc nội tiếp của đường tròn.

Vì B là góc nội tiếp trong đường tròn nên \widehat B = \frac{1}{2}{.120^o} = {60^o}\(\widehat B = \frac{1}{2}{.120^o} = {60^o}\).

Luyện tập trang 70 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Cho đường tròn tâm O và hai dây cung AB, CD cắt nhau tại điểm X nằm trong đường tròn (H.9.6). Chứng minh rằng \Delta AXC\backsim \Delta DXB\(\Delta AXC\backsim \Delta DXB\).

Luyện tập trang 70 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Hướng dẫn giải

Vì góc ACX và góc XBD là góc nội tiếp cùng chắn cung AD của đường tròn tâm O nên: \widehat {ACX} = \widehat {XBD}\(\widehat {ACX} = \widehat {XBD}\).

Tam giác AXC và tam giác DXB có: \widehat {ACX} = \widehat {XBD}\(\widehat {ACX} = \widehat {XBD}\) (cmt), \widehat {AXC} = \widehat {BXD}\(\widehat {AXC} = \widehat {BXD}\) (hai góc đối đỉnh).

Do đó, \Delta AXC\backsim \Delta DXB\(\Delta AXC\backsim \Delta DXB\) (g – g).

Vận dụng trang 70 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Trở lại tình huống mở đầu, hãy tính số đo của góc BAC nếu đường tròn có bán kính 2cm và dây cung BC = 2\sqrt 2 cm\(BC = 2\sqrt 2 cm\).

Chúng ta đã biết số đo góc ở tâm BOC của đường tròn (O) trong Hình 9.1 bằng số đo của cung bị chắn.

Hướng dẫn giải

Vì B, C thuộc đường tròn (O) nên OB = OC = 2cm\(OB = OC = 2cm\).

Xét tam giác BOC có: O{B^2} + O{C^2} = B{C^2}\left( {do\;{2^2} + {2^2} = {{\left( {2\sqrt 2 } \right)}^2}} \right)\(O{B^2} + O{C^2} = B{C^2}\left( {do\;{2^2} + {2^2} = {{\left( {2\sqrt 2 } \right)}^2}} \right)\) nên tam giác BOC vuông tại O (định lí Pythagore đảo).

Suy ra, \widehat {BOC} = {90^o}\(\widehat {BOC} = {90^o}\)

Vì góc BOC và góc BAC lần lượt là góc ở tâm và góc nội tiếp cùng chắn cung BC của đường tròn (O) nên \widehat {BAC} = \frac{1}{2}\widehat {BOC} = \frac{1}{2}{.90^o} = {45^o}\(\widehat {BAC} = \frac{1}{2}\widehat {BOC} = \frac{1}{2}{.90^o} = {45^o}\).

Bài 9.1 trang 70 Toán 9 Tập 2: Những khẳng định nào sau đây là đúng?

a) Hai góc nội tiếp bằng nhau thì chắn cùng một cung.

b) Góc nội tiếp nhỏ hơn 90° có số đo bằng nửa số đo của góc ở tâm chắn cùng một cung.

c) Góc nội tiếp chắn cung nhỏ có số đo bằng số đo của góc ở tâm chắn cùng một cung.

d) Hai góc nội tiếp bằng nhau thì chắn hai cung bằng nhau.

Lời giải:

Trong cùng một đường tròn hoặc hai đường tròn bằng nhau, ta có:

⦁ Hai góc nội tiếp bằng nhau thì chắn hai cung bằng nhau, chưa chắc đã chắn cùng một cung. Do đó khẳng định a) là sai và khẳng định d) là đúng.

⦁ Góc nội tiếp nhỏ hơn 90° có số đo bằng nửa số đo của góc ở tâm chắn cùng một cung. Do đó khẳng định b) là đúng.

⦁ Góc nội tiếp chắn cung nhỏ có số đo bằng nửa số đo của góc ở tâm chắn cùng một cung. Do đó khẳng định c) là sai.

Vậy các khẳng định đúng là: b, d.

Giải Toán 9 trang 71

Bài 9.2 trang 71 Toán 9 Tập 2

Cho các điểm như Hình 9.7. Tính số đo các góc của tam giác ABC, biết rằng\widehat {AOB} = {120^o},\widehat {BOC} = {80^o}.\(\widehat {AOB} = {120^o},\widehat {BOC} = {80^o}.\)

Bài 9.2 trang 71 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Hướng dẫn giải

Xét đường tròn (O) có:

- Góc ở tâm AOB và góc nội tiếp ACB cùng chắn cung nhỏ AB nên \widehat {ACB} = \frac{1}{2}\widehat {AOB} = \frac{1}{2}{.120^o} = {60^o}.\(\widehat {ACB} = \frac{1}{2}\widehat {AOB} = \frac{1}{2}{.120^o} = {60^o}.\)

- Góc ở tâm COB và góc nội tiếp CAB cùng chắn cung nhỏ BC nên \widehat {CAB} = \frac{1}{2}\widehat {COB} = \frac{1}{2}{.80^o} = {40^o}.\(\widehat {CAB} = \frac{1}{2}\widehat {COB} = \frac{1}{2}{.80^o} = {40^o}.\)

Tam giác ABC có: \widehat {ABC} = {180^o} - \widehat {BAC} - \widehat {ACB} = {180^o} - {40^o} - {60^o} = {80^o}.\(\widehat {ABC} = {180^o} - \widehat {BAC} - \widehat {ACB} = {180^o} - {40^o} - {60^o} = {80^o}.\)

Bài 9.3 trang 71 Toán 9 Tập 2

Cho đường tròn (O) và hai dây cung AC, BD cắt nhau tại X (H.9.8). Tính số đo góc AXB biết rằng \widehat {ADB} = {30^o},\widehat {DBC} = {50^o}.\(\widehat {ADB} = {30^o},\widehat {DBC} = {50^o}.\)

Bài 9.3 trang 71 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Hướng dẫn giải

Xét đường tròn (O) có:

Góc XBC và góc DAX là góc nội tiếp cùng chắn cung DC nên \widehat {DAX} = \widehat {XBC} = {50^o}.\(\widehat {DAX} = \widehat {XBC} = {50^o}.\)

Tam giác ADX có: \widehat {AXB} = \widehat {XAD} + \widehat {ADX} = {30^o} + {50^o} = {80^o}\(\widehat {AXB} = \widehat {XAD} + \widehat {ADX} = {30^o} + {50^o} = {80^o}\) (tính chất góc ngoài của tam giác)

Bài 9.4 trang 71 Toán 9 Tập 2

Cho đường tròn (O) và hai dây cung AB, CD cắt nhau tại điểm I nằm trong (O) (H.9.9).

Bài 9.4 trang 71 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

a) Biết rằng \widehat {AOC} = {60^o},\widehat {BOD} = {80^o}\(\widehat {AOC} = {60^o},\widehat {BOD} = {80^o}\). Tính số đo của góc AID.

b) Chứng minh rằng IA.IB = IC.ID\(IA.IB = IC.ID\).

Hướng dẫn giải

a) Xét đường tròn tâm (O) có:

+ Vì góc IAC là góc nội tiếp chắn cung BC nên \widehat{IAC}=\frac{1}{2}sđ\overset\frown{CB}\(\widehat{IAC}=\frac{1}{2}sđ\overset\frown{CB}\).

+ Vì góc ACI là góc nội tiếp chắn cung AD nên \widehat{ACI}=\frac{1}{2}sđ\overset\frown{AD}\(\widehat{ACI}=\frac{1}{2}sđ\overset\frown{AD}\).

+ Vì góc DOB là góc ở tâm chắn cung DB nên sđ\overset\frown{DB}=\widehat{DOB}={{80}^{o}}\(sđ\overset\frown{DB}=\widehat{DOB}={{80}^{o}}\)

+ Vì góc AOC là góc ở tâm chắn cung AC nên sđ\overset\frown{AC}=\widehat{AOC}={{60}^{o}}\(sđ\overset\frown{AC}=\widehat{AOC}={{60}^{o}}\)

Ta có: \widehat{IAC}+\widehat{ACI}=\frac{sđ\overset\frown{CB}+sđ\overset\frown{AD}}{2}=\frac{{{360}^{o}}-sđ\overset\frown{DB}-sđ\overset\frown{AC}}{2}=\frac{{{220}^{o}}}{2}={{110}^{o}}\(\widehat{IAC}+\widehat{ACI}=\frac{sđ\overset\frown{CB}+sđ\overset\frown{AD}}{2}=\frac{{{360}^{o}}-sđ\overset\frown{DB}-sđ\overset\frown{AC}}{2}=\frac{{{220}^{o}}}{2}={{110}^{o}}\)

Vì góc AID là góc ngoài tại đỉnh I của tam giác AIC nên: \widehat {AID} = \widehat {IAC} + \widehat {ACI} = {110^o}\(\widehat {AID} = \widehat {IAC} + \widehat {ACI} = {110^o}\)

b) Vì hai góc nội tiếp IAD và ICB cùng chắn cung DB của đường tròn (O) nên \widehat {IAD} = \widehat {ICB}\(\widehat {IAD} = \widehat {ICB}\)

Lại có: \widehat {AID} = \widehat {CIB}\(\widehat {AID} = \widehat {CIB}\) (hai góc đối đỉnh)

Do đó, \Delta IAD\backsim \Delta ICB\left( g-g \right)\Rightarrow \frac{IA}{IC}=\frac{ID}{IB}\Rightarrow IA.IB=IC.ID\(\Delta IAD\backsim \Delta ICB\left( g-g \right)\Rightarrow \frac{IA}{IC}=\frac{ID}{IB}\Rightarrow IA.IB=IC.ID\) (đpcm)

Bài 9.5 trang 71 Toán 9 Tập 2

Cho đường tròn (O), đường kính AB và điểm S nằm ngoài (O). Cho hai đường thẳng SA, SB lần lượt cắt (O) tại M (khác A), N (khác B). Gọi P là giao điểm của BM và AN (H.9.10). Chứng minh rằng SP vuông góc với AB.

Bài 9.5 trang 71 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Hướng dẫn giải

Vì M, N thuộc đường tròn (O) đường kính AB nên \widehat {AMB} = \widehat {ANB} = {90^o}\(\widehat {AMB} = \widehat {ANB} = {90^o}\). Do đó, BM \bot SA,AN \bot SB\(BM \bot SA,AN \bot SB\)

Suy ra, BM, AN là các đường cao của tam giác SAB. Mà P là giao điểm của BM và AN nên P là trực tâm của tam giác SAB. Suy ra, SP là đường cao của tam giác SAB. Do đó, SP vuông góc với AB.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán 9 Kết nối tri thức

    Xem thêm