Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sự ăn mòn kim loại không phải là

Sự ăn mòn kim loại

Sự ăn mòn kim loại không phải là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung Hóa học 12 Bài 20 Sự ăn mòn kim loại. Cũng như nhắc lại các nội dung lý thuyết liên quan. Giúp củng cố, rèn luyện kĩ năng thao tác làm bài tập. Mời các bạn tham khảo.

Sự ăn mòn kim loại không phải là

A. sự khử kim loại.

B. sự oxi hoá kim loại.

C. sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.

D. sự biến đơn chất kim loại thành hợp chất.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Sự ăn mòn kim loại không phải là sự khử kim loại.

Đáp án A

Sự ăn mòn kim loại là

1. Khái niệm ăn mòn kim loại

Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh : X → Xn+ +ne

2. Phân loại

Ăn mòn hóa học

* Điều kiện: Kim loại được đặt trong môi trường có chứa chất OXH mà kim loại có thể tham gia phản ứng thường là chất khí, hơi nước, dung dịch axit

* Đặc điểm: Đối với ăn mòn hóa học, electron mà kim loại nhường đi được chuyển trực tiếp vào môi trường.

VD: Để sắt ngoài không khí sau một thời gian sắt sẽ bị OXH thành gỉ sắt.

Ăn mòn điện hóa

Là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện.

* Điều kiện:

  • Có 2 điện cực khác nhau về bản chất (kim loại + kim loại; kim loại + phi kim; kim loại hợp chất).
  • 2 điện cực phải được tiếp xúc điện với nhau.
  • 2 điện cực cùng được tiếp xúc với dung dịch chất điện li (không khí ẩm).

* Cơ chế của ăn mòn điện hóa

Cực âm (Anot)Cực dương (Catot)

Xảy ra quá trình OXH – KL bị ăn mòn

M → Mn+ + ne

Xảy ra quá trình Khử - Môi trường bị khử

VD: 2Cl- + 2e → Cl2

* Đặc điểm: Đối với ăn mòn điện hóa, electron mà kim loại nhường đi được chuyển từ cực của KL có tính khử mạnh sang cực KL có tính khử yếu rồi vào môi trường.

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?

A. Sắt bị ăn mòn.

B. Đồng bị ăn mòn.

C. Sắt và đồng đều bị ăn mòn.

D. Sắt và đồng đều không bị ăn mòn.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 2. Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây

A. Ngâm trong dung dịch HCl.

B. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

C. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng.

D. Ngâm trong dung dịch HgSO4.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại và hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh.

B. Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó.

C. ăn mòn kim loại được chia làm hai dạng: ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá.

D. ăn mòn kim loại là một quá trình hoá học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axít trong môi trường không khí.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 4. Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn?

A. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt.

B. Gắn đồng với kim loại sắt.

C. Tráng kẽm lên bề mặt sắt.

D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt.

Xem đáp án
Đáp án B

--------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Sự ăn mòn kim loại không phải là. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để thuận tiện cho quá trình trao đổi học tập cũng như cập nhật những tài liệu mới nhất, mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm