Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp

Trắc nghiệm Đại số 8 bài 9 chương 1

Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp là phần nội dung bài 9 Chương 1 Đại số 8. Để giúp các em củng cố kiến thức phần này, VnDoc gửi tới các bạn Trắc nghiệm Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp. Đây là bài tập trắc nghiệm online cho các bạn trực tiếp làm bài và kiểm tra kết quả ngay sau khi làm xong. Bộ câu hỏi gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm Toán 9 sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức được học về Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp, từ đó luyện giải Toán 9 hiệu quả. Sau đây mời các bạn làm bài.

Mời các bạn luyện thêm các bài trắc nghiệm khác tại chuyên mục Trắc nghiệm lớp 8 trên VnDoc nhé.

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Bài 1:

    Phân tích đa thức x2 – 6x + 8 thành nhân tử ta được

    Ta có x2 – 6x + 8 = x2 – 4x – 2x + 8 = x(x – 4) – 2(x – 4)

                       = (x – 4)(x – 2)

  • Bài 2:

    Đa thức 25 – a2 + 2ab – b2 được phân tích thành

    Ta có 25 – a2 + 2ab – b2 = 25 – (a2 – 2ab + b2)

              = 52 – (a – b)2

              = (5 + a – b)(5 – a + b)

  • Bài 3:

    Phân tích đa thức x4 + 64 thành hiệu hai bình phương, ta được

    Ta có x4 + 64 = (x2)2 + 16x2 + 64 – 16x2

              = (x2)2 + 2.8.x + 82 – (4x)2

              = (x2 + 8)2 – (4x)2

  • Bài 4:

    Ta có x2 – 7xy + 10y2 = (x – 2y)(…). Biểu thức thích hợp điền vào dấu … là

    Ta có x2 – 7xy + 10y2 = x2 – 2xy – 5xy + 10y2

              = (x2 – 2xy) – (5xy – 10y2)

              = x(x – 2y) – 5y(x – 2y)

              = (x – 2y)(x – 5y)

    Vậy ta cần điền x – 5y

  • Bài 5:

    Chọn câu sai

  • Bài 6:

    Cho (x2 – 4x)2 + 8(x2 – 4x) + 15 = (x2 – 4x + 5)(x – 1)(x + …). Điền vào dấu … số hạng thích hợp

    Đặt t = x2 – 4x ta được

    t2 + 8t + 15 = t2 + 3t + 5t + 15 = t(t + 3) + 5(t + 3) = (t + 5)(t + 3)

    = (x2 – 4x + 5)(x2 – 4x + 3) = (x2 – 4x + 5)(x2 – 3x – x + 3)

    = (x2 – 4x + 5)(x(x – 3) – (x – 3))

    = (x2 – 4x + 5)(x – 1)(x – 3)

    Vậy số cần điền là -3

  • Bài 7:

    Ta có (x + 2)(x + 3)(x + 4)(x + 5) – 24 = (x2 + 7x + a)(x2 + 7x + b) với a, b là các số nguyên và a < b. Khi đó a – b bằng

    Ta có T = (x + 2)(x + 3)(x + 4)(x + 5) – 24

              = [(x + 2)(x + 5)].[(x + 3)(x + 4)] – 24

              = (x2 + 7x + 10).(x2 + 7x + 12) – 24

    Đặt x2 + 7x + 11= t, ta được

    T = (t – 1)(t + 1) – 24 = t2 – 1 – 24 = t2 – 25 = (t – 5)(t + 5)

    Thay t = x2 + 7x + 11, ta được

    T = (t – 5)(t + 5) = (x2 + 7x + 11 – 5)( x2 + 7x + 11 + 5)

    = (x2 + 7x + 6)( x2 + 7x + 16)

    Suy ra a = 6; b = 16 ⇒ a – b = -10

  • Bài 8:

    Tìm x biết x3 – x2 – x + 1 = 0

  • Bài 9:

    Có bao nhiêu giá trị x thỏa mãn 4(x – 3)2 – (2x – 1)(2x + 1) = 10

  • Bài 10:

    Giá trị của biểu thức B = x3 + x2y – xy2 – y3 tại x = 3,25 ; y = 6,75 là

    Ta có B = x3 + x2y – xy2 – y3

    = x2(x + y) – y2(x + y) = (x2 – y2)(x + y)

    = (x – y)(x + y)(x + y) = (x – y)(x + y)2

    Thay x = 3,25 ; y = 6,57 ta được

    B = (3,25 – 6,75)(3,25 + 6,75)2 = -3,5.102 = -350

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 62
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Toán 8 Kết nối tri thức

    Xem thêm