Trắc nghiệm Giải bài toán bằng cách lập phương trình (tiếp theo)

Trắc nghiệm Đại số 8 bài 7 chương 3

Giải bài toán bằng cách lập phương trình (tiếp theo) là phần nội dung bài 7 chương 3 Đại số 8. Để giúp các em củng cố kiến thức phần này, VnDoc gửi tới các bạn Trắc nghiệm Giải bài toán bằng cách lập phương trình (tiếp theo). Đây là bài tập trắc nghiệm online cho các bạn trực tiếp làm bài và kiểm tra kết quả ngay sau khi làm xong. Bộ câu hỏi gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm Toán 8 sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức được học về Giải bài toán bằng cách lập phương trình (tiếp theo), từ đó luyện giải Toán 8 hiệu quả. Sau đây mời các bạn làm bài.

Mời các bạn luyện thêm các bài trắc nghiệm khác tại chuyên mục Trắc nghiệm lớp 8 trên VnDoc nhé.

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Bài 1:

    Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 25 km/h. Lúc về người đó đi với vận tốc 30 km/h nên thời gian về ít hơn thời gian đi là 20 phút. Tính quãng đường AB?

  • Bài 2:

    Một ca nô xuôi dòng từ A đến B hết 1h24 phút và ngược dòng hết 2h. Biết vận tốc dòng nước là 3km/h. Tính vận tốc riêng của ca nô?

  • Bài 3:

    Trong tháng Giêng hai tổ công nhân may được 800 chiếc áo. Tháng Hai, tổ 1 vượt mức 15%, tổ 2 vượt mức 20% do đó cả hai tổ sản xuất được 945 cái áo. Tính xem trong tháng đầu, tổ 1 may được bao nhiêu chiếc áo?

  • Bài 4:

    Tổng của chữ số hàng đơn vị và hai lần chữ số hàng chục của một số có hai chữ số là 10. Nếu đổi chỗ hai chữ số này cho nhau thì ta thu được số mới nhỏ hơn số cũ là 18 đơn vị. Tổng các chữ số đã cho là:

  • Bài 5:

    Hai vòi nước cùng chảy vào một bể thì bể sẽ đầy trong 3 giờ 20 phút. Người ta cho vòi thứ nhất chảy trong 3 giờ, vòi thứ hai chảy trong 2 giờ thì cả hai vòi chảy được bể. Thời gian vòi một chảy một mình đầy bể là:

  • Bài 6:

    Năm nay tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi Phương. Phương tính rằng 13 năm nữa thì tuổi mẹ chỉ còn gấp 2 lần tuổi Phương. Hỏi năm nay Phương bao nhiêu tuổi?

  • Bài 7:

    Hai ô tô khởi hành cùng một lúc từ hai tỉnh A và B cách nhau 150km, đi ngược chiều và gặp nhau sau 2 giờ. Biết rằng nếu vận tốc của ô tô A tăng thêm 15 km/h thì bằng 2 lần vận tốc ô tô, vận tốc ô tô B là:

  • Bài 8:

    Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 56m. Nếu tăng chiều dài 4m và giảm chiều rộng 2m thì diện tích tăng 8m2. Chiều dài của hình chữ nhật là:

    Nửa chu vi của hình chữ nhật ban đầu là: 56 : 2 = 28 (m)

    Gọi chiều dài hình chữ nhật ban đầu là x(m), (0 < x < 28)

    Suy ra chiều rộng hình chữ nhật ban đầu là: 28 – x (m)

    Diện tích hình chữ nhật ban đầu là:

    x(28 – x) = 28x – x2 (m2)

    Tăng chiều dài lên 4m thì chiều dài mới là: x + 4 (m)

    Giản chiều rộng 2m thì chiều rộng mới là:

    28 – x – 2 = 26 – x (m).

    Diện tích hình chữ nhật mới là:

    (x + 4)(26 – x) = 104 + 22x – x2 (m2)

    Theo đề bài ta có phương trình:

    28x – x2 + 8 = 104 + 22x – x2

    6x = 96  x = 16 (TM)

    Vậy chiều dài hình chữ nhật là 16m.

  • Bài 9:

    Một đội máy cày dự định cày 40 ha ruộng 1 ngày. Do sự cố gắng, đội đã cày được 52 ha mỗi ngày. Vì vậy, chẳng những đội đã hoàn thành sớm hơn 2 ngày mà còn cày vượt mức được 4 ha nữa. Tính diện tích ruộng đội phải cày theo dự định.

    Gọi số ngày dự kiến đội hoàn thành cày ruộng theo kế hoạch là x (ngày, x > 0)

    Đội hoàn thành diện tích ruộng theo kế hoạch là: 40x (ha)

    Thời gian thực tế đội hoàn thành diện tích ruộng là: x – 2 (ngày)

    Đội hoàn thành diện tích ruộng theo thực tế là: 52(x – 2) (ha)

    Vì tổ vượt mức 4ha nên ta có phương trình:

    52(x – 2) = 40x + 4

    12x = 108  x = 9 (thỏa mãn)

    Vậy diện tích ruộng cần cày theo dự định là 9.40 = 360 (ha)

  • Bài 10:

    Có 15 quyển vở gồm hai loại: loại I giá 2000 đồng một quyển, loại II giá 1500 đồng một quyển. Số tiền mua 15 quyển vở là 26000 đồng. Hỏi có mấy quyển vở loại I?

    Gọi số vở loại I là x quyển (x ϵ N, 0 ≤ x ≤ 15) số vở loại II là 15 - x (quyển)

    Số tiền mua vở loại I là 2000x đồng, số tiền mua vở loại II là 1500(15 – x) đồng

    Tổng số tiền mua 15 quyển vở là 26000 đồng nên ta có phương trình:

    2000x + 1500(15 - x) = 26000

    ⇔ 2000x + 22500 – 1500x = 26000

    ⇔ 500x = 3500 ⇔ x = 7 (tmđk)

    Vậy có 7 quyển vở loại I và 15 – 7 = 8 quyển vở loại II

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 56
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Toán 8 Kết nối tri thức

    Xem thêm