Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Trắc nghiệm Đại số 8 bài 4 chương 4

Bất phương trình bậc nhất một ẩn là phần nội dung bài 4 chương 4 Đại số 8. Để giúp các em củng cố kiến thức phần này, VnDoc gửi tới các bạn Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất một ẩn. Đây là bài tập trắc nghiệm online cho các bạn trực tiếp làm bài và kiểm tra kết quả ngay sau khi làm xong. Bộ câu hỏi gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm Toán 8 sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức được học về Bất phương trình bậc nhất một ẩn, từ đó luyện giải Toán 8 hiệu quả. Sau đây mời các bạn làm bài.

Mời các bạn luyện thêm các bài trắc nghiệm khác tại chuyên mục Trắc nghiệm lớp 8 trên VnDoc nhé.

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Bài 1:

    Bất phương trình x - 2 > 4, phép biến đổi nào sau đây là đúng?

    Ta có x - 2 > 4, chuyển -2 từ vế trái sang vế phải ta được x > 4 + 2.

  • Bài 2:

    Bất phương trình -x - 2 > 4, phép biến đổi nào sau đây là đúng?

    Ta có: -x - 2 > 4, chuyển -2 từ vế trái sang vế phải ta được: -x > 4 + 2

    Nhân cả hai vế với -1 ta được: x < -4 - 2.

  • Bài 3:

    Bất phương trình x - 2 < 1 tương đương với bất phương trình sau?

    Ta có x - 2 < 1 ⇔ x - 2 + 1 < 1 + 1 ⇔ x - 1 < 2

    Chuyển vế -2 từ vế trái sang vế phải thì phải đổi dấu ta được

    Bpt ⇔ x < 1 + 2 ⇔ x < 3 ⇒ loại đáp án A và B.

    Đáp án cần chọn là: D

  • Bài 4:

    Bất phương trình x + 3 < 1 tương đương với bất phương trình sau?

    Ta có: x + 3 < 1 ⇔ x + 3 + (-3) < 1 + (-3) ⇔ x < -2.

  • Bài 5:

    Hãy chọn câu đúng, x = -3 là một nghiệm của bất phương trình?

    + Thay x = -3 vào bất phương trình 2x + 1 > 5 ta được

    2. (-3) + 1 > 5 ⇔ -5 > 5 (vô lý) nên x = -3 không là nghiệm của bất phương trình 2x + 1 > 5.

    + Thay x = -3 vào bất phương trình 7 - 2x < 10 - x ta được

    7 - 2. (-3) < 10 - (-3) ⇔ 13 < 13 (vô lý) nên x = -3 không là nghiệm của bất phương trình 7 - 2x < 10 - x.

    + Thay x = -3 vào bất phương trình 2 + x < 2 + 2x ta được

    2 + (-3) < 2 + 2. (-3) ⇔ -1 < -4 (vô lý) nên x = -3 không là nghiệm của bất phương trình 2 + x < 2 + 2x.

    + Thay x = -3 vào bất phương trình -3x > 4x + 3 ta được

    -3. (-3) > 4. (-3) + 3 ⇔ 9 > -9 (luôn đúng) nên x = -3 là nghiệm của bất phương trình -3x > 4x + 3.

  • Bài 6:

    Hãy chọn câu đúng, x = -3 không là nghiệm của bất phương trình nào dưới đây?

    Thay x = -3 vào từng bất phương trình ta được:

    Đáp án A: 2. (-3) + 1 = -5 > -5 (vô lí) nên x = -3 không là nghiệm của bất phương trình.

    Đáp án B: VT = 7 - 2. (-3) = 14, Vp = 10 - (-3) = 13 nên 13 ≤ 13 (đúng) nên x = -3 là nghiệm của bất phương trình.

    Đáp án C: VT = 3. (-3) - 2 = -11, VP = 6 - 2. (-3) = 12 nên -11 ≤ 12 (đúng) nên x = -3 là nghiệm của bất phương trình.

    Đáp án D: VT = -3. (-3) = 9, VP = 4. (-3) + 3 = -9 nên 9 > -9 (đúng) nên x = -3 là nghiệm của bất phương trình.

    Đáp án cần chọn là: A

  • Bài 7:

    Với giá trị của m thì phương trình x - 2 = 3m + 4 có nghiệm lớn hơn 3?

    Ta có: x - 2 = 3m + 4 ⇔ x = 3m + 6

    Theo đề bài ta có x > 3 ⇔ 3m + 6 > 3 ⇔ 3m > -3 ⇔ m > -1

    Đáp án cần chọn là: C

  • Bài 8:

    Với giá trị của m thì phương trình x - 1 = 3m + 4 có nghiệm lớn hơn 2?

    Ta có: x - 1 = 3m + 4 ⇔ x = 3m + 5

    Theo đề bài ta có x > 2 ⇔ 3m + 5 > 2 ⇔ 3m > -3 ⇔ m > -1.

  • Bài 9:

    Bất phương trình 2(x + 2)2 < 2x(x + 2) + 4 có tập nghiệm là?

    2(x + 2)2 < 2x(x + 2) + 4

    ⇔ 2x2 + 8x + 8 < 2x2 + 4x + 4

    ⇔ 4x < -4

    ⇔ x < -1.

  • Bài 10:

    Nghiệm của bất phương trình (x + 3) (x + 4) > (x - 2)(x + 9) + 25 là?

    Ta có: (x + 3)(x + 4) > (x - 2)(x + 9) + 25

    ⇔ x2 + 7x + 12 > x2 + 7x - 18 + 25

    ⇔ x2 + 7x + 12 - x2 - 7x + 18 - 25 > 0

    ⇔ 5 > 0

    Vì 5 > 0 (luôn đúng) nên bất phương trình vô số nghiệm x Î R.

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 49
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Toán 8 Kết nối tri thức

    Xem thêm