Bài dự thi Thầy cô trong mắt em năm 2024

Cuộc thi "Thầy cô trong mắt em" là một sự kiện đáng chú ý và cần thiết trong việc tôn vinh những tấm gương nhà giáo tốt và đầy lòng nhân ái. Cuộc thi giúp phát hiện và ghi nhận những hành động đẹp của các thầy, cô giáo trong việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh, sinh viên và đồng nghiệp.

Dưới đây, VnDoc.com xin chia sẻ mẫu bài dự thi Thầy cô trong mắt em hay, ý nghĩa nhất năm 2023, mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

1. Bài dự thi Thầy cô trong mắt em

1.1. Bài dự thi Thầy cô trong mắt em ngắn

Dưới đây là mẫu bài viết "Thầy cô trong mắt em", các em có thể tham khảo thêm:

Bài dự thi "Thầy cô trong mắt em" - Chi đoàn 10C9 Trường THPT An Lão

Bài dự thi thầy cô trong mắt em của Chi đoàn 10C1 - Trường THPT Nguyễn Khuyến

1.2. Bài dự thi Thầy cô trong mắt em giải nhất

1.3. Mẫu bài viết Thầy cô trong mắt em ngắn gọn

“Người thầy, vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…” - Đó là những lời ca trong bài hát “Người thầy”. Lời ca như đang khắc họa lại bóng hình lặng lẽ của thầy Tuấn Anh, người thầy mà em vô cùng yêu quý và kính trọng.

Đó giáo viên chủ nhiệm lớp tám của em. Thầy có vóc người cao gầy, đã vào tuổi tứ tuần nên những nếp nhăn trên trán thầy ngày một hằn rõ. Đôi mắt hiền từ cùng nụ cười đầy ấm áp của thầy luôn khiến em cảm thấy vô cùng gần gũi. Mỗi ngày đến lớp, thầy luôn gọn gàng trong những chiếc bộ quần áo cũ giản dị.

Không biết bóng dáng liêu xiêu ấy đã đi qua bao nhiêu ngày nắng, mưa? Chỉ biết, thầy đã đồng hành cùng chúng em trong những năm chúng em nổi loạn nhất. Hai năm lọc cọc đạp chiếc xe cũ ấy, hai năm dạy dỗ lũ học sinh lớp B nghịch như quỷ. Thầy chẳng hề than vãn lấy một lời. Các em là lứa học sinh cuối cùng của thầy, chỉ mong dạy được thật tốt, không muốn ai bị chửi mắng cả.

Có lẽ nhiều người không hiểu nổi từ vĩ đại. Nhưng đối với em, vĩ đại là những lần thầy giả vờ no để chia cho em chiếc bánh cho đứa học sinh nghèo không có tiền ăn sáng này.

Vào dịp lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam vừa qua, em có được về trường thăm thầy. Thời gian đã khiến thầy giáo của chúng em già đi. Nhưng trái tim yêu nghề, yêu học trò của thầy thì vẫn cháy bỏng như trước, vẫn mãi cặm cụi truyền lại nhiệt huyết cho mỗi lớp trẻ chúng em. Em cảm thấy thật tự hào biết bao khi được trở thành một học trò của thầy. Em cũng mong rằng thầy sẽ giữ gìn sức khỏe để tiếp tục chèo lái con đò đưa học sinh của mình đến với bến bờ tri thức.

Khi viết những dòng này, em đã là học sinh cấp III. Không chỉ hôm nay, mà còn cả ngày mai, ngày kia, nhiều ngày sau nữa, nhất định em sẽ tiếp tục cố gắng. Để mỗi khi gặp ai, trò chuyện cùng ai, có thể tự hào nói, em, là học sinh của thầy Hoàng Tuấn Anh.

1.4. Mẫu bài dự thi Thầy cô trong mắt em hay

Mỗi người từng bước từng bước chinh phục được con đường tri thức không chỉ bằng sự nỗ lực của chính mình mà trước hết là sự dìu dắt của những người thầy người cô. Cô Hạnh là một trong những người lái đò đã dạy dỗ và bảo ban em rất nhiều.

Ngày ngày được nhìn thấy cô trên bục giảng nên bóng hình cô đã in sâu vào tâm trí em. Cô năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng vẫn toát ra nét trẻ trung và rạng ngời. Chúng em hay đoán hồi thiếu nữ cô hẳn rất xinh đẹp. Ấn tượng đầu tiên của e khi gặp cô chính là sự duyên dáng, điềm tĩnh thể hiện từ hành động, cử chỉ, giọng nói. Cô có dáng người thanh mảnh, cân đối. Cô không quá cao, khi đi giày thì hình dáng trở nên hài hòa và vừa vặn. Nước da cô trắng
hồng, tràn đầy sức sống. Mỗi khi đến trường, trang phục cô hay mặc nhất là áo dài. Đó là những chiếc áo dài chính cô đặt may, không quá cầu kỳ nhưng thanh lịch, tao nhã, tôn lên đường nét và vẻ đẹp của cô. Cô đi rất chậm rãi, khoan thai, không việc gì có thể làm cô vội vàng cả. Bởi vậy hình ảnh cô mặc áo dài với tà áo bay bay và bước đi trên sân trường là kí ức khó quên với mỗi học sinh của cô. Khuôn mặt cô hình trái xoan với hai gò má đầy đặn. Dù phải đeo kính nhưng cặp kính cũng không che được sự ấm áp, hiền từ trong đôi mắt cô.

Khi giảng bài cho học sinh, đôi mắt ấy tràn đầy nhiệt huyết, say sưa. Thỉnh thoảng cô nhìn về phía em như muốn hỏi em có hiểu bài không. Em thấy được khát khao muốn truyền đạt thật nhiều tri thức cho học trò trong đôi mắt ấy. Cô hay cười, nụ cười tươi tắn và rạng rỡ, cùng với hàm răng đều tăm tắp. Nhưng mỗi khi cười cô lại để lộ vết chân chim trên khóe mắt. Mái tóc cô dài đến ngang lưng, đen nhánh, luôn được giữ thẳng và mượt mà. Cô thích mái tóc như thế vì đó là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt. Đôi bàn tay cô gầy, lộ rõ những đường gân. Nó còn có đôi phần thô ráp vì ngoài là một cô giáo, cô cũng là một người mẹ, người vợ và người con. Bàn tay ấy đã cầm phấn viết bảng mấy chục năm, đã động viên vỗ về mỗi khi chúng em buồn bã, yếu đuối hay mệt mỏi. Giọng cô lúc trầm lúc bổng theo nhịp điệu của bài
giảng, đầy sức cuốn hút.

Cô dạy môn Ngữ Văn và là giáo viên chủ nhiệm nên ngoài những bài giảng bổ ích, cô còn là một người bạn, người mẹ, người đi trước truyền dạy cho chúng em những bài học cuộc sống.

2. Thể lệ cuộc thi thầy cô trong mắt em

Công đoàn Giáo dục Việt Nam vừa ban hành thể lệ cuộc thi "Thầy cô trong mắt em" năm 2022. Ghi nhận, tôn vinh, lan tỏa những tấm gương nhà giáo có tác động và ảnh hưởng tích cực, tạo động lực, truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên. Thông qua đó, tuyên truyền, tôn vinh và nhân rộng các tấm gương, những hình ảnh đẹp về thầy giáo, cô giáo, về ngành giáo dục.

Đối tượng dự thi là học sinh các trường từ Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, sinh viên và học viên các trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và các đơn vị trong khối thi đua trực thuộc Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Tác giả dự thi có thể là cá nhân hoặc nhóm tác giả, nếu là nhóm tác giả thì mỗi nhóm không quá 3 người.

Tác phẩm dự thi là những câu chuyện do chính những học sinh, sinh viên kể về người thầy giáo, cô giáo của mình, người đã có tác động sâu sắc, có dấu ấn đối với bản thân tác giả. Đó là tình yêu, sự chăm sóc, giáo dục, giảng dạy; đó là phẩm chất, tài năng, trí tuệ, sự hy sinh, cống hiến... Đồng thời, thể hiện lòng biết ơn, cảm phục, sự tri ân, tình cảm kính trọng và mong muốn được lan tỏa tới cộng đồng của học sinh, sinh viên.

Yêu cầu: Tên của tác phẩm gắn với nội dung tác phẩm; Nhân vật trong clip là các thầy giáo, cô giáo đã và đang công tác tại các cơ sở giáo dục trong ngành. Lối dẫn truyện ngắn gọn, xúc tích, hấp dẫn, nội dung cô đọng, tạo ấn tượng cho người nghe.

Hình ảnh chân thực, sử dụng các kỹ xảo và hiệu ứng có tính nghệ thuật, lôi cuốn, thu hút người xem. Tác phẩm dự thi khi ghi hình nhân vật phải được sự đồng ý của nhân vật và nhà trường. Tác phẩm chưa từng được công bố trong các cuộc thi, trên các phương tiện truyền thông, trên các nền tảng số.

Hình thức: Tác phẩm dự thi là 1 video clip có độ dài từ 3 tới 5 phút, có tiêu đề rõ ràng, hình ảnh chân thực, sắc nét, sáng tạo, có lời bình hoặc phụ đề bằng tiếng Việt. Không ghi tên tác giả hoặc ký hiệu riêng trên nội dung video clip.

Video clip có thể quay bằng điện thoại di động, máy chụp ảnh, máy quay phim hoặc flycam, có định dạng full HD 1920 x 1080 đuôi file MP4. Trường hợp video clip được quay bằng điện thoại phải quay màn hình ngang. Clip dự thi phải đính kèm file lời bình hoặc phụ đề sử dụng trong clip bằng tiếng Việt.

Tác phẩm dự thi được trích xuất ra file mềm. Trong đó ghi rõ: Tác phẩm dự thi cuộc thi “Thầy Cô trong mắt em". tên tác giả hoặc nhóm tác giả; địa chỉ đơn vị công tác, học tập; số điện thoại liên hệ. Tác phẩm tham gia cuộc thi có nội dung, hình thức không vi phạm Luật Báo chí, Luật Bản quyền tác giả, thể lệ cuộc thi và các quy định của pháp luật có liên quan.

Vòng sơ khảo diễn ra tại Công đoàn Giáo dục và sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các đại học, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và các đơn vị trong khối thi đua. Công đoàn các đơn vị tổ chức vòng sơ khảo chấm và trao giải đồng thời lựa chọn và gửi các tác phẩm dự thi về Công đoàn Giáo dục Việt Nam để tham gia Vòng chung khảo. Thời gian nhận tác phẩm dự thi của công đoàn các đơn vị gửi về: từ ngày 1/9/2022 đên hết ngày 30/9/2022.

3. Lời dẫn Thầy cô trong mắt em

3.1. Dẫn bài Thầy cô trong mắt em - Mẫu 1

Thầy cô ơi!

Chắc hẳn với mỗi chúng ta, hình ảnh thầy cô, mái trường là những kỷ niệm không thể nào quên trong hành trang cuộc đời. Với mỗi người, ngày 20/11 là dịp để cùng nhớ lại quãng thời gian thanh xuân tươi đẹp, là ngày để chúng ta bày tỏ sự tri ân sâu sắc với những “người lái đò thầm lặng” qua những hành động, việc làm ý nghĩa.

Thực hiện công văn của phòng GD&ĐT Thành phố ........ Liên đội Trường ...... đã phát động cho toàn Liên đội tham gia cuộc thi viết với chủ đề “Thầy cô trong mắt em” do Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức, đây là cách để các em bày tỏ những cảm xúc, tình cảm của mình lựa chọn. "Thầy cô trong mắt em". Với chủ đề mở bởi trong mắt học trò, mỗi thầy cô sẽ để lại 1 ấn tượng riêng với nhiều kỷ niệm sâu sắc và biết bao điều đáng nhớ. Với lối kể chuyện dung dị, thân quen thông qua 1 bức thư của học sinh, hình ảnh cô và trò cùng những năm tháng dưới mái trường TH ........ đã hiện ra như 1 thước phim tua chậm với nhiều cung bậc cảm xúc trong trái tim của các em.

3.2. Dẫn bài Thầy cô trong mắt em - Mẫu 2

Tháng 11, tháng của những hồi ức!

"Nếu có ước muốn trong cuộc đời này
Hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại...”

Khi mỗi lần em tình cờ nghe lại bản nhạc “Mong ước kỉ niệm xưa” này vang lên và đặc biệt hơn khi nghe vào những ngày của tháng 11 em lại thấy cay khóe mắt và cổ họng nghẹn lại không thể nói thành lời. Thầy ơi! Tháng 11 lại về rồi thầy ạ! Tháng của những lời tri ân, tháng mà chúng em được nói những lời cảm ơn lời yêu thương thầy cô. Là tháng mà em được nhìn thấy những nụ cười hạnh phúc của Thầy sao bao ngày cần mẫn bên những trang giáo án, sao bao ngày đứng lớp vất vả đem lại kiến thức cho học sinh “ nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”. Nhưng giờ đây đã bốn mùa tháng 11 trôi qua em không còn được nghe, được nhìn, hình dáng thầy giọng nói của thầy nữa rồi. Vì năm ấy thầy đã bỏ lại tất cả, bỏ lại chúng em đi xa mãi không trở về nữa rồi.

Thầy ơi! Khi đặt bút viết những dòng nhật kí này em đã là sinh viên năm 4 rồi ạ. Em một thành viên của lớp 11b4 mà thầy chủ nhiệm đây, một đứa không hề thích môn Toán của thầy thậm chí là ghét cay ghét đắng nó và được thầy kèm cặp rất nhiệt tình nhưng vì cái lí do lặp đi lặp lại mà e hay nói với thầy là em không thích học nên em cũng không có tiến triển gì thêm. Với cái lí do ấy em cứ ngỡ sẽ không được thầy kèm nữa ai ngờ thầy vẫn kiên trì kèm cặp một đứa học sinh như em. Cứ mỗi lần nhớ lại những kỉ niệm về những năm tháng thầy chủ nhiệm lớp em, em lại cười một mình. Nhưng rồi nụ cười của em bỗng tắt khi nhớ thầy, em thấy ghét ông trời đã mang thầy của chúng em đi nhanh quá, thầy còn chưa kịp thấy chúng em trưởng thành, chưa kịp đợi chúng em về thăm thầy kể về cuộc sống trong dòng đời hối hả này. Thầy một người lặng lẽ, âm thầm tận tụy với công việc thầy vẫn luôn quan tâm động viên dõi theo bước chân của chúng em. Ấy vậy dòng đời lắm nghiệt ngã và bất công chỉ vì một cái tai nạn ấy đã cướp đi cuộc sống của thầy cướp đi người thầy mà chúng em hết lòng tin tưởng và yêu thương. Dù năm tháng này có vô tình trôi đi mãi mãi, chúng em vẫn luôn tin rằng thầy vẫn luôn dõi theo chúng em cùng chúng em trưởng thành.

Hôm nay khi nghĩ về thầy tim em lại nhói quá thầy ơi, em nhớ cái cảm giác của năm xưa khi nghe tin các bạn trong lớp thông báo về thầy. Lúc đó mọi thứ với em nó như sụp đổ, như đang có thứ gì đấy nặng lắm đè lên người mọi thứ lúc ấy như một màu đen. Em thấy giận bản thân không thể về để gặp thầy, giận bản thân với hàng trăm lí do quanh quẩn trong đầu. Lúc ấy em thấy bản thân mình thật yếu đuối vô cùng khi nghĩ cả đời này không thể gặp lại thầy không thể nói lời “ cảm ơn thầy” và nợ thầy lời cảm ơn ấy cả cuộc đời này. Và hôm nay khi đã 4 năm trôi qua rồi em vẫn chưa một lần được về lại trường cũ, chưa có cơ hội đến thăm thầy. Em thấy có lỗi và em tệ lắm phải không thầy?

Thầy là người đã cho em biết thế nào là sự tận tụy, yêu thương, quan tâm, thế nào là sự yêu mến nghề nhà giáo. Nhớ thầy nhưng em không thể đặt bút viết thêm gì nữa rồi! Em sẽ tạm khép lại tấm nhật kí này để giấu thêm những điều riêng và cảm xúc ở trong lòng.

“Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi,
Dẫu đếm hết sao trời đêm nay,
Nhưng làm sao có thể đếm hết công ơn người Thầy”

4. Cách làm bài dự thi Thầy cô trong mắt em

Cuộc thi “Cô giáo Đôi mắt của em” năm 2022 nhằm kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2022). Bài dự thi là các đoạn video và clip dài từ 3 đến 5 phút, trong đó học sinh kể những câu chuyện về giáo viên của mình. Do đó ta phải vạch ra được các bước để làm bài dự thi này như sau:

  • Bước 1: xác định được yêu cầu mà mình sẽ làm trong bài.
  • Bước 2: lập ra dàn ý những điều cần nói
  • Bước 3: viết những dàn ý dưới dạng ý tưởng trên ra giấy
  • Bước 4: viết nội dung cần nói ra giấy
  • Bước 5: chuẩn bị 1 thiết bị quay phù hợp
  • Bước 6: học thuộc bài viết và quay video
  • Bước 7: tổng hợp và chỉnh sửa video
Đánh giá bài viết
38 24.544
4 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Bắc Cực
    Gấu Bắc Cực

    Hay quá!

    Thích Phản hồi 30/08/22
  • Chuột Chít
    Chuột Chít

    Hữu ích ạ

    Thích Phản hồi 30/08/22
  • Minh Thong Nguyen ...
    Minh Thong Nguyen ...

    Tuyệt vời!

    Thích Phản hồi 30/08/22
  • Bạch Dương
    Bạch Dương

    Hay ạ

    Thích Phản hồi 30/08/22

Bài thu hoạch

Xem thêm