Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về định danh, xác thực điện tử, dịch vụ công trực tuyến và Luật Căn cước

Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về định danh, xác thực điện tử, dịch vụ công trực tuyến và Luật Căn cước

Dưới đây là đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về định danh, xác thực điện tử, dịch vụ công trực tuyến và Luật Căn cước năm 2024:

Câu hỏi 1:

Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

(Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước)

Câu hỏi 2:

Có 2 mức độ: Dịch vụ công trực tuyến toàn trình; Dịch vụ công trực tuyến một phần.

(Mức độ dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước)

Câu hỏi 3:

https://dichvucong.ninhbinh.gov.vn

(Hình thức dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tỉnh Ninh Bình)

Câu hỏi 4:

01/7/2024

(Luật Căn cước năm 2023 chính thức có hiệu lực thi hành)

Câu hỏi 5:

- Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNeID.

- Công dân sử dụng ứng dụng VNeID để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử.

- Công dân cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNeID; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNeID.

(Thực hiện đăng ký tài khoản định danh điện tử ở mức độ 1, công dân Việt Nam có thẻ Căn cước công dân gắn chíp)

Câu hỏi 6:

Căn cước.

(Tên gọi mới của Căn cước công dân)

Câu hỏi 7:

03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh; 01 chữ số tiếp theo là mã giới tính và mã thế kỷ sinh của công dân; 02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân; 06 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.

(Ý nghĩa 12 số trên thẻ Căn cước công dân)

Câu hỏi 8:

- Không chia sẻ thông tin tài khoản cho người khác.

- Đăng xuất tài khoản khi cho người khác mượn thiết bị.

- Luôn cập nhật các thông tin về ứng dụng để nắm được các tin tức - thông báo mới nhất về các hướng dẫn an toàn thông tin.

(Cách Công dân sử dụng tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID đúng)

Câu hỏi 9:

- Có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân.

- Có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.

- Tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí vì không phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, giảm nhiều khâu thủ tục khi thực hiện giao dịch hành chính công.

(Lợi ích sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam)

Câu hỏi 10:

Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Ảnh khuôn mặt; Vân tay.

(Danh tính điện tử của công dân Việt Nam)

Câu hỏi 11:

Thông tin cá nhân (Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính) và Thông tin sinh trắc học (Ảnh chân dung).

(Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của công dân Việt Nam)

Câu hỏi 12:

Của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

(Thông tin cá nhân được khai thác)

Câu hỏi 13:

Là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý hoặc dưới hình thức thông báo kết quả thực hiện trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.

(Dịch vụ hành chính công)

Câu hỏi 14:

Bất cứ lúc nào khi kết nối được môi trường mạng.

(Thời gian thực hiện thủ tục hành chính trên Web: https://dichvucong. gov.vn)

Câu hỏi 15:

2 mức độ.

(Tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam)

Câu hỏi 16:

- Không được sử dụng tài khoản định danh điện tử vào hoạt động, giao dịch trái quy định của pháp luật.

- Không được sử dụng tài khoản định danh điện tử xâm phạm đến an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Không được can thiệp trái phép vào hoạt động của hệ thống định danh và xác thực điện tử.

(Quy định Chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử phải tuân thủ)

Câu hỏi 17:

- Sử dụng điện thoại di động thông minh có kết nối internet.

- Sử dụng Ipad có kết nối internet.

- Sử dụng máy tính có kết nối internet.

(Truy cập vào trang Web: https://dichvucong.gov.vn/ hoặc https://dichvucong.ninhbinh.gov.vn/)

Câu hỏi 18:

Dưới 14 tuổi.

(Công dân Việt Nam cấp thẻ căn cước theo nhu cầu)

Câu hỏi 19:

- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ, hoặc người giám hộ.

- Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

- Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

(Đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử)

Câu hỏi 20:

Theo thời hạn thẻ căn cước công dân gắn chíp.

(Hạn sử dụng tài khoản định đanh điện tử)

Câu hỏi 21:

Không. Vì người dân có thể đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử qua Ứng dụng VNeID hoặc ra trực tiếp cơ quan Công an để thực hiện. Cán bộ Công an sẽ không gọi điện yêu cầu công dân cung cấp thêm thông tin cá nhân hay bất kỳ loại giấy tờ nào khác.

(Khi nhận được cuộc gọi lạ, xưng là cán bộ Công an yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng,…)

Câu hỏi 22:

10 điểm mới.

(Điểm mới của Luật Căn cước 2023)

Câu hỏi 23:

Công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

(Đối tượng áp dụng của Luật căn cước năm 2023)

Câu hỏi 24:

- Được bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước cập nhật, điều chỉnh thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, thẻ căn cước, căn cước điện tử theo quy định của pháp luật về căn cước.

- Được xác lập số định danh cá nhân của công dân Việt Nam; được cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo quy định của Luật này; được xác nhận thông tin về căn cước, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

(Quyền của công dân Việt Nam về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước)

Câu hỏi 25:

Công dân đến cơ quan công an xã, phường, thị trấn, nơi làm thủ tục cấp Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử. Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

(Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2)

Câu hỏi 26:

- Thẻ Bảo hiểm y tế.

- Giấy đăng ký xe.

- Giấy phép lái xe.

(Tài khoản định danh điện tử có thể tích hợp giấy tờ)

Câu hỏi 27:

Giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.

(“Thẻ căn cước”)

Câu hỏi 28:

- Giải quyết dịch vụ công trực tuyến: thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng… sẽ tự điền thông tin vào các biểu mẫu đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai, giảm nhiều khâu thủ tục cần giải quyết.

- Các tính năng nổi bật: Ví giấy tờ, thông báo lưu trú, tố giác tội phạm… giúp công dân có thể thay thế thẻ Căn cước công dân gắn chíp, các loại giấy tờ đã đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng VNeID như: giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế …

- Khi người dân giao dịch hành chính sẽ giảm tối đa các giấy tờ phải mang theo, thực hiện các giao dịch hành chính.

(Tiện ích trên ứng dụng VNeID)

Câu hỏi 29:

Thông tin cá nhân (Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Thông tin sinh trắc học (Ảnh chân dung, Vân tay) và các giấy tờ đã được tích hợp trên tài khoản định danh điện tử như thẻ bảo hiểm y tế, giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, mã số thuế…

(Thông tin tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của công dân Việt Nam)

Câu hỏi 30:

- Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

- Chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay theo yêu cầu của người có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ.

- Kích hoạt tài khoản định danh điện tử sau khi nhận được thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNeID hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.

(Đăng ký tài khoản định danh điện tử ở mức độ 2)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài thu hoạch

    Xem thêm