Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 4 - Nghỉ dịch Corona (Tuần từ 27/4 - 1/5)

Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 4 có đáp án - Nghỉ dịch Corona (Tuần 5 Tháng 4) bao gồm các ngày trong tuần (Tuần từ 27/4 - 1/5) cho các em học sinh tham khảo ôn tập tại nhà. Đây cũng là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề ôn tập tại nhà cho các em học sinh.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

1. Đề ôn tập ở nhà lớp 4 (Ngày 27/4)

Đề ôn tập ở nhà lớp 4 môn Toán

Câu 1: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm của “ 15 tấn 30 kg = …… kg ” là:

A. 1530

B. 15030

C. 1503.

Câu 2: Trong hình vẽ bên có bao nhiêu góc vuông?

Phiếu ôn tập ở nhà lớp 4

A. 1 góc vuông

B. 2 góc vuông

C. 3 góc vuông

Câu 3: Giá trị của chữ số 5 trong số 658941 là:

A. 5

B. 5000

C. 50 000

Câu 4: Trong các hình chữ nhật dưới đây, Hình có diện tích lớn hơn 30 cm2 là:

Phiếu ôn tập ở nhà lớp 4

A. Hình 1

B. Hình 2

C. Hình 3

Câu 5: Mỗi bao có 50 kg xi măng. Hỏi cần bao nhiêu bao xi măng như thế để có 4 tấn xi măng?

A. 20 bao

B. 60 bao

C. 80 bao

Câu 6: Giá trị của biểu thức 75 x 19 + 25 x 19 là:

A. 7500

B. 1090

C. 1900

Câu 7: Phép chia 1740 : 70 có số dư là:

A. 6

B. 60

C. 130

Câu 8: Trung bình cộng của hai số là 37. Số bé là 19 thì số lớn là:

A. 55

B. 45

C. 28

Phần II: TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: Đặt tính rồi tính: (2 điểm)

a, 37965 - 5286

b, 42156 - 4278

c, 537 x 204

d, 15980 : 34

Câu 2: Tìm Y: (2 điểm)

a) y - 4628 = 14536

b) y : 270 = 406

Câu 3: Có 3 xe chở gạo. Hai xe đầu mỗi xe chở 150 bao gạo, xe còn lại chở 154 bao gạo. Mỗi bao nặng 50 kg. Hỏi cả ba xe chở tất cả bao nhiêu tạ gạo? (3 điểm).

Đề ôn tập ở nhà lớp 4 môn Tiếng việt

B. Đọc hiểu và làm bài tập.

Cho bài văn sau, đọc thầm và trả lời các câu hỏi:

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

Mai Văn Tạo

Câu 1: Hương vị của sầu riêng đặc biệt thế nào ?

A. Mùi thơm đậm, bay rất xa.

B. Mùi thơm đậm, lâu tan trong không khí.

C. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.

D. Bay rất xa, lâu tan trong không khí.

Câu 2: Hoa sầu riêng trổ vào thời điểm nào

A. Cuối năm.

B. Đầu năm.

C. Giữa năm.

D. Mùa hè.

Câu 3: Hoa sầu riêng màu sắc gì ?

A. Màu đỏ đậm.

B. Màu vàng chanh.

C. Màu tím hồng.

D. Màu trắng ngà.

Câu 4: Mỗi cuống hoa sầu riêng ra mấy trái ?

A. Hai trái.

B. Một trái.

C. Ba trái.

D. Bốn trái.

Câu 5: Trong các câu sau câu nào là câu kể Ai là gì ?

A. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

B. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.

C. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm.

D. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà.

Câu 6: Dáng cây sầu riêng có nét gì đặc sắc ?

A. Thân khẳng khiu, cành ngang thẳng đuột; lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo.

B. Thân khẳng khiu, cao vút; lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo.

C. Thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột; lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại.

D. Thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột; lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo.

Câu 7: Chủ ngữ trong câu: “ Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm” là:

A. Hoa

B. Vào cuối năm

C. Hoa sầu riêng

D. Trổ vào cuối năm

* Tự luận

Câu 8: Nét đặc sắc của cánh hoa sầu riêng được miêu tả thế nào?

- Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.

Câu 9: Em hãy tìm vị ngữ trong câu: “Mỗi cuống hoa ra một trái”.

Câu 10: Qua một số câu văn “Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị quyến rũ đến kì lạ. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.” Thể hiện điều gì của tác giả đối với cây sầu riêng ?

* Chính tả:

Con sẻ

Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống. Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó.

Tập làm văn:

Đề bài: Tả một cây bóng mát mà em yêu thích

>> Chi tiết: Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 4 số 40 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 27/4)

2. Đề ôn tập ở nhà lớp 4 (Ngày 28/4)

Đề ôn tập ở nhà lớp 4 môn Toán

Bài 1: Viết phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình dưới đây vào chỗ chấm:

Phiếu ôn tập ở nhà môn Toán lớp 4
Bài 2: Viết (theo mẫu)

Phân số

Tử số

Mẫu số

Đọc

\frac{4}{5}\(\frac{4}{5}\)

4

5

bốn phần năm

\frac{6}{10}\(\frac{6}{10}\)

chín phần mười bốn

Bài 3: Viết (theo mẫu):

Phiếu ôn tập ở nhà môn Toán lớp 4

Bài 4: Viết các phân số thích hợp vào chỗ chấm:

Trong các phân số: Phiếu ôn tập ở nhà môn Toán lớp 4

Các phân số bé hơn 1 là:

Các phân số bằng 1 là:

Các phân số lớn hơn 1 là:

Bài 5:

a) Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm:

Phiếu ôn tập ở nhà môn Toán lớp 4

a) Tô màu vào mỗi hình dưới đây (theo mẫu):

Phiếu ôn tập ở nhà môn Toán lớp 4

Bài 6: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

Phiếu ôn tập ở nhà môn Toán lớp 4

Bài 7: Mỗi đoạn thẳng dưới đây đều được chia thành các phần có độ dài bằng nhau. Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu):

Phiếu ôn tập ở nhà môn Toán lớp 4

Bài 8:

a) Viết 5 phân số bé hơn 1, có mẫu số là 6 và có tử số lớn hơn 0:

b) Viết 5 phân số lớn hơn 1 và có mẫu số là 7:

c) Viết 5 phân số bằng phân số \frac{6}{8}\(\frac{6}{8}\):

d) Viết các phân số có tổng của tử số và mẫu số bằng 5:

Đề ôn tập ở nhà lớp 4 môn Tiếng việt

A. Bài đọc

Gió lạnh đầu mùa

Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc. Mẹ Sơn bảo chị Lan: “Con vào buồng lấy thúng áo ra mẹ mặc cho em, đi”.

Sau khi mặc xong áo, Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.

Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán. Con bé co ro, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan đến hỏi: “Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?”.

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, Sơn lại gần chị thì thầm: “Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ”.

Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.

Theo Thạch Lam

B. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

1. Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào?

a. Trước mùa đông

b. Đầu mùa đông

c. Giữa mùa đông

d. Cuối mùa đông

2. Gia cảnh nhà Sơn như thế nào so với bọn trẻ xóm chợ?

a. Nhà Sơn nghèo hơn nhà bọn trẻ xóm chợ.

b. Nhà sơn nghèo giống như nhà bọn trẻ xóm chợ.

c. Nhà Sơn khá giả hơn nhà bọn trẻ xóm chợ.

d. Nhà Sơn khá giả giống như nhà bọn trẻ xóm chợ.

3. Khi gió lạnh tràn về, bọn trẻ xóm chợ trông như thế nào?

a. Bọn trẻ mặc ấm áp, thích thú chơi đùa trong bầu không khí mới.

b. Bọn trẻ vui vẻ mặc những bộ quần áo cũ nhưng lành lặn.

c. Bọn trẻ mặc áo rách vá nhiều chỗ, môi tím lại, răng đập vào nhau.

d. Bọn trẻ mặc áo cũ rách nhưng không hề thấy rét.

4. Qua hành động cho Hiên cái áo bông cũ em hiểu gì về hai chị em Sơn?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

5. Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ sau:

Máu chảy ruột mềm

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

máu

chảy

ruột

mềm

Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trong câu 6, câu 7

6. Trong câu thơ:

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

cặp tiếng bắt vần với nhau là:

quyên – tường □

hè - lòe □

7. Cặp tiếng bắt vần với nhau vừa tìm được ở câu 6 là:

Cặp có vần giống nhau hoàn toàn □

Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn □

8. Em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

9. Giải câu đố sau:

Để nguyên: thân với bầu trời

Bỏ đầu: thân với miệng môi con người

Thêm sắc : màu của mây trời

Nhởn nhơ trong nắng thu tươi sắc vàng

Là chữ gì?

C. Chính tả

Đền Hùng

Lăng của các Vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như một bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược.

Theo Đoàn Minh Tuấn

D. Tập làm văn

1. Cuối tuần em được mẹ cho đi siêu thị. Ở siêu thị, em nhìn thấy một em bé đang hốt hoảng vì bị lạc mẹ. Em sẽ xử lý lình huống đó như thế nào? Hãy kể lại thành một câu chuyện.

2. Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào? Em có lời khuyên gì cho các bạn của em?

>> Chi tiết: Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 4 số 41 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 28/4)

3. Đề ôn tập ở nhà lớp 4 (Ngày 29/4)

Đề ôn tập ở nhà lớp 4 môn Toán

Phần I: Khoanh tròn trước câu trả lời đúng. (4 điểm)

Câu 1: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm của “25 cm2 9 mm2 = …… mm2” là:

A. 2590

B. 259

C. 2509

D. 25090.

Câu 2: Một hình chữ nhật có chiều rộng là 22 m. Chiều dài gấp 11 lần chiều rộng. Vậy chiều dài hình chữ nhật là:

A. 22 x 11 = 221m

B. 22 : 11 = 2m

C. 22 x 11 = 241m

D. 22 - 11 = 11m

Câu 3: Phép tính thích hợp để điền vào chỗ chấm của biểu thức là :

(36 x 12) : 4 = (36....4) .....12

A. Phép nhân và phép chia

B. Phép chia và phép nhân

C. Phép nhân và phép cộng

D. Phép chia và phép cộng

Câu 4: Số dư trong phép chia 3600 : 700 là:

A. 1

B. 10

C. 100

D. 0

Câu 5: Hai đường thẳng vuông góc sẽ tạo ra:

A. Nhiều góc vuông

B. 2 góc vuông

C. 1 góc vuông

D. 4 góc vuông

Câu 6: Thương của phép chia 37 396 : 53 có:

A. 1 chữ số

B. 2 chữ số

C. 3 chữ số

D. 4 chữ số

Câu 7: Giá trị của biểu thức là: 136 x 11 - 11 x 36

A. 0

B. 11000

C. 110

D. 1100

Câu 8: Diện tích của hình chữ nhật tô đậm là:

Phiếu ôn tập ở nhà lớp 4

A. 2941 m2

B. 2194 m2

C. 2491 m2

D. 2994 m2

Phần II: TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1:

a) Đặt tính rồi tính:

2405 x 302

11086 : 482

b) Tính giá trị biểu thức:

20000 - 777 : 21 x 66

Câu 2: Tìm x:

45601 : x = 151

X x 35 = 25 x 49

Câu 3: Tính nhanh:

25 x 9101 x 4

99 x 55 + 55

Câu 4: Để lát một căn phòng hình chữ nhật người ta đã dùng 2100 viên gạch hình vuông có cạnh là 20 cm. Tính diện tích căn phòng bằng m2?

Đề ôn tập ở nhà lớp 4 môn Tiếng việt

Văn hay chữ tốt

Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản :

- Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?

Cao Bá Quát vui vẻ trả lời :

- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.

Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.

Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.

Theo TRUYỆN ĐỌC 1 (1995)

Khoanh vào chữ cái trước ý đúng:

Câu 1. Thuở đi học chữ của Cao Bá Quát thế nào?

A. rất xấu

B. xấu

C. đẹp

D. bình thường

Câu 2. Ai là người đã nhờ Cao Bá Quát viết đơn?

A. bạn nhỏ

B. bà cụ

C. ông cụ

D. anh thanh niên

Câu 3. Đặt hai câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau:

Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4. Em học được điều gì từ Cao Bá Quát?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5. Tìm và viết 3 danh từ chung, 3 động từ có trong bài đọc trên :

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn tả về chiếc áo hôm nay em mặc đi học trong đó có sử dụng tính từ và từ láy?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7. Điền vào chỗ chấm tiếng có âm đầu l hay n :

Đó….......một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuổi nhau trên cao. ……….. trời xanh vời vợi. Con chim sơn ca cất ……… tiếng hót tự do, tha thiết đến ………. khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh.

>> Chi tiết: Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 4 số 42 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 29/4)

4. Đề ôn tập ở nhà lớp 4 (Ngày 30/4)

>> Chi tiết: Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 4 số 43 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 30/4)

5. Đề ôn tập ở nhà lớp 4 (Ngày 1/5)

>> Chi tiết: Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 4 số 44 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 1/5)

6. Bộ đề, bài ôn tập ở nhà lớp 4

Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 4 - Nghỉ dịch Corona (Tuần 5 tháng 4) giúp các em học sinh ôn tập, củng cố lại kiến thức trong thời gian nghỉ ở nhà dịch bệnh do virus Corona, tránh mất kiến thức khi học lại. Các dạng bài tập, phiếu bài tập, đề ôn tập thường xuyên được cập nhật mới nhất theo các môn trên VnDoc.com

Chia sẻ, đánh giá bài viết
117
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 Chân trời

    Xem thêm