Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chuyên đề ôn thi vào lớp 6: Liên kết câu - Số 1

Đóng
Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
Mô tả thêm:

Bộ đề gồm các câu hỏi tổng hợp về Liên kết câu ở 3 mức độ Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng, giúp các em HS ôn luyện kiến thức để chuẩn bị cho kì thi vào lớp 6:

  1. Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ
  2. Liên kết câu bằng từ ngữ nối
  3. Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Bắt đầu làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Tìm từ ngữ thay thế cho từ in đậm để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây:

    Ở đầu làng, có một đồng cỏ khá rộng. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ thường rủ nhau tới đó vui chơi. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ thường nhảy múa tưng bừng theo nhịp trống ở đó.

    → Từ ngữ thay thế cho từ in đậm:

    Đáp án là:
    Ở đầu làng, có một đồng cỏ khá rộng. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ thường rủ nhau tới đó vui chơi. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ thường nhảy múa tưng bừng theo nhịp trống ở đó.

    → Từ ngữ thay thế cho từ in đậm: các bạn||nhóm bạn||các bạn nhỏ||các bạn ấy||họ

  • Câu 2: Thông hiểu

    Hai câu văn sau đây được liên kết với nhau bằng cách nào?

    Phía sau nhà em là một bãi cỏ khá rộng và bằng phẳng. Chiều nào em cũng cùng các bạn ra đó chơi đá bóng.

  • Câu 3: Nhận biết

    Tác giả đã lặp lại từ ngữ nào để liên kết hai câu văn sau với nhau?

    Ngoài trời, mưa trút xuống ào ào như thác đổ. Tiếng mưa rơi xuống vườn chuối lộp độp liên hồi nghe như một bản nhạc.

    Đáp án là:

    Ngoài trời, mưa trút xuống ào ào như thác đổ. Tiếng mưa rơi xuống vườn chuối lộp độp liên hồi nghe như một bản nhạc.

  • Câu 4: Nhận biết

    Tìm các từ ngữ nối có tác dụng liên kết các câu văn trong đoạn văn sau:

    Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy,…)

    → Từ ngữ nối là:

    (Các từ ngữ nối cách nhau bởi dấu phẩy)

    Đáp án là:
    Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy,…)

    → Từ ngữ nối là: tuy nhiên

    (Các từ ngữ nối cách nhau bởi dấu phẩy)

  • Câu 5: Thông hiểu

    Hai câu văn sau đây được liên kết với nhau bằng cách nào?

    Càng về khuya, trời càng trở nên lạnh hơn. Thằng cu Tí co ro trong chiếc chăn bông dày vì lạnh.

  • Câu 6: Thông hiểu

    Tìm từ ngữ thay thế cho từ in đậm để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây:

    Khi đàn sẻ nâu tíu tít chở nắng về, ấy là lúc vừng đến mùa thu hoạch. Lúc này, trông ra chân trời bừng ánh ban mai, cả cánh đồng vừng như một tấm giấy kim tuyến lớn, tươi vàng, lấp lánh. Trên cánh đồng vừng, các bà, các mẹ đang cần mẫn gặt vừng.

    → Từ ngữ thay thế cho từ in đậm:

    Đáp án là:
    Khi đàn sẻ nâu tíu tít chở nắng về, ấy là lúc vừng đến mùa thu hoạch. Lúc này, trông ra chân trời bừng ánh ban mai, cả cánh đồng vừng như một tấm giấy kim tuyến lớn, tươi vàng, lấp lánh. Trên cánh đồng vừng, các bà, các mẹ đang cần mẫn gặt vừng.

    → Từ ngữ thay thế cho từ in đậm: đồng||cánh đồng||đó||đấy

  • Câu 7: Thông hiểu

    Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trông để tạo sự liên kết giữa các câu văn:

    (1) Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. (2) Mỗi được đánh một số để giữ bí mật. 

    Đáp án là:

    (1) Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. (2) Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. 

  • Câu 8: Thông hiểu

    Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trông để tạo sự liên kết giữa các câu văn:

    (1) Dưới mỗi gầm chòi canh cao lêu nghêu ở sát bên chân rẫy, đều có một chiếc đàn t’rưng cong cong như chiếc võng đưa em. (2) Mùa lúa chín, trai làng thay phiên nhau trực ở

    Đáp án là:

    (1) Dưới mỗi gầm chòi canh cao lêu nghêu ở sát bên chân rẫy, đều có một chiếc đàn t’rưng cong cong như chiếc võng đưa em. (2) Mùa lúa chín, trai làng thay phiên nhau trực ở đó||đấy||kia

  • Câu 9: Thông hiểu

    Hai câu văn sau đây được liên kết với nhau bằng cách nào?

    Cô giáo Trần Thu Hà là giáo viên chủ nhiệm của em. Cô ấy không chỉ dạy hay và dễ hiểu, mà còn rất quan tâm, yêu thương học sinh.

  • Câu 10: Nhận biết

    Tìm các từ ngữ nối có tác dụng liên kết các câu văn trong đoạn văn sau:

    Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài là cuốn sách gồm 10 chương, kể về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn trong thế giới côn trùng sinh động và ngộ nghĩnh. Chú Dế Mèn lúc đầu kiêu căng, ngạo mạn, gây hậu quả tai hại cho chính mình và bạn bè xung quanh. Nhưng trên những chặng đường phiêu lưu, chú đã dần khôn lớn, trở thành một chú dế can đảm, tốt bụng, trượng nghĩa,... 

    (trích Giới thiệu sách Dế Mèn phiêu lưu kí)

    → Từ ngữ nối là:

    Đáp án là:

    Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài là cuốn sách gồm 10 chương, kể về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn trong thế giới côn trùng sinh động và ngộ nghĩnh. Chú Dế Mèn lúc đầu kiêu căng, ngạo mạn, gây hậu quả tai hại cho chính mình và bạn bè xung quanh. Nhưng trên những chặng đường phiêu lưu, chú đã dần khôn lớn, trở thành một chú dế can đảm, tốt bụng, trượng nghĩa,... 

    (trích Giới thiệu sách Dế Mèn phiêu lưu kí)

    → Từ ngữ nối là: nhưng

  • Câu 11: Nhận biết

    Tìm các từ ngữ nối có tác dụng liên kết các câu văn trong đoạn văn sau:

    Cha Phi-lít luôn cho rằng, điều đáng buồn nhất là cả ngày không học được thứ gì. Vì vậy, để giữ gìn và phát huy tinh thần học tập cho cả gia đình, ông yêu cầu mỗi ngày ai cũng phải học được kiến thức mới, rồi trao đổi với nhau sau bữa tối. 

    (trích Tinh thần học tập của nhà Phi-lít)

    → Từ ngữ nối là:

    Đáp án là:

    Cha Phi-lít luôn cho rằng, điều đáng buồn nhất là cả ngày không học được thứ gì. Vì vậy, để giữ gìn và phát huy tinh thần học tập cho cả gia đình, ông yêu cầu mỗi ngày ai cũng phải học được kiến thức mới, rồi trao đổi với nhau sau bữa tối. 

    (trích Tinh thần học tập của nhà Phi-lít)

    → Từ ngữ nối là: vì vậy

  • Câu 12: Thông hiểu

    Hai câu văn sau đây được liên kết với nhau bằng cách nào?

    Chiều nay, một cơn mưa dông rất lớn đã bất ngờ ập đến. Nhờ nó mà không khí trở nên dễ chịu hơn.

  • Câu 13: Vận dụng

    Nối hai câu văn sau với nhau bằng cách sử dụng từ ngữ nối:

    Sáng nay, trời bất ngờ có mưa lớn. Em không cần phải dậy sớm tưới cây nữa.

    → Sáng nay, trời bất ngờ có mưa lớn.

    Đáp án là:

    Sáng nay, trời bất ngờ có mưa lớn. Em không cần phải dậy sớm tưới cây nữa.

    → Sáng nay, trời bất ngờ có mưa lớn. Nên em không cần phải dậy sớm tưới cây nữa.||Thế nên em không cần phải dậy sớm tưới cây nữa.||Vì vậy em không cần phải dậy sớm tưới cây nữa.||Vì thế em không cần phải dậy sớm tưới cây nữa.

  • Câu 14: Thông hiểu

    Tìm từ ngữ thay thế cho từ in đậm để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây:

    Vua Trần Thái Tông truyền cho các quan tìm cách xâu chỉ qua vỏ ốc. Các quan loay hoay tìm mọi cách nhưng không ai xâu được. 

    → Từ ngữ thay thế cho từ in đậm:

    Đáp án là:
    Vua Trần Thái Tông truyền cho các quan tìm cách xâu chỉ qua vỏ ốc. Các quan loay hoay tìm mọi cách nhưng không ai xâu được. 

    → Từ ngữ thay thế cho từ in đậm: họ||bọn họ

  • Câu 15: Thông hiểu

    Chọn từ ngữ thích hợp trong bảng rồi điền vào chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.

    Sau khi nhận đề bài từ cô giáo, em liền bắt tay vào làm bài. em đọc kĩ một lượt toàn bộ đề bài và suy nghĩ cách làm. em chọn những câu dễ để làm trước. mới làm đến các câu khó hơn. em đọc lại toàn bộ bài làm để kiểm tra lỗi chính tả, dùng từ trước khi nộp bài.

    Cuối cúngĐầu tiênTiếp theoSau đó
    Đáp án là:

    Sau khi nhận đề bài từ cô giáo, em liền bắt tay vào làm bài. Đầu tiên em đọc kĩ một lượt toàn bộ đề bài và suy nghĩ cách làm. Tiếp theo||sau đó em chọn những câu dễ để làm trước. Tiếp theo||sau đó mới làm đến các câu khó hơn. Cuối cùng em đọc lại toàn bộ bài làm để kiểm tra lỗi chính tả, dùng từ trước khi nộp bài.

    Cuối cúngĐầu tiênTiếp theoSau đó
  • Câu 16: Thông hiểu

    Chọn từ ngữ thích hợp trong bảng rồi điền vào chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.

    Những tia nắng đầu tiên của ngày mới đã chiếu vào tổ chim. Mấy chú chim nhỏ bắt đầu tỉnh giấc. Chim bố chim mẹ khẽ đáp lời chào của con. chúng mới bay đi kiếm mồi. những chú chim nhỏ thì ngoan ngoãn chờ bố mẹ trở về.

    CònThìRồi
    Đáp án là:

    Những tia nắng đầu tiên của ngày mới đã chiếu vào tổ chim. Mấy chú chim nhỏ bắt đầu tỉnh giấc. Chim bố chim mẹ khẽ đáp lời chào của con. Rồi chúng mới bay đi kiếm mồi. Còn những chú chim nhỏ thì ngoan ngoãn chờ bố mẹ trở về.

    CònThìRồi
  • Câu 17: Nhận biết

    Tìm các từ ngữ nối có tác dụng liên kết các câu văn trong đoạn văn sau:

    Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

    → Từ ngữ nối là:

    (Các từ ngữ nối cách nhau bởi dấu phẩy)

    Đáp án là:
    Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

    → Từ ngữ nối là: trong khi đó

    (Các từ ngữ nối cách nhau bởi dấu phẩy)

  • Câu 18: Thông hiểu

    Hai câu văn sau đây được liên kết với nhau bằng cách nào?

    Suốt mấy hôm nay, trời nắng nóng gay gắt. Vì vậy, con suối sau nhà em đã dần cạn nước.

  • Câu 19: Nhận biết

    Tìm các từ ngữ nối có tác dụng liên kết các câu văn trong đoạn văn sau:

    Khi An-đéc-xen còn nhỏ, cha thường đưa cậu tới đồng cỏ chơi. Cha làm cho cậu chiếc kính có thể nhìn ra xa. Thế là cậu thấy được chim chóc trên trời, thiên nga trong hồ nước, dãy núi cuối làng,... Quan sát mỗi sự vật, cậu lại liên tưởng đến một câu chuyện kì diệu, rồi kể cho cha nghe. 

    (trích Trải nghiệm để sáng tạo)

    → Từ ngữ nối là:

    Đáp án là:

    Khi An-đéc-xen còn nhỏ, cha thường đưa cậu tới đồng cỏ chơi. Cha làm cho cậu chiếc kính có thể nhìn ra xa. Thế là cậu thấy được chim chóc trên trời, thiên nga trong hồ nước, dãy núi cuối làng,... Quan sát mỗi sự vật, cậu lại liên tưởng đến một câu chuyện kì diệu, rồi kể cho cha nghe. 

    (trích Trải nghiệm để sáng tạo)

    → Từ ngữ nối là: thế là

  • Câu 20: Vận dụng

    Nối hai câu văn sau với nhau bằng cách sử dụng từ ngữ nối:

    Ngoài trời đang có mưa rất to. Bố em vẫn đội mưa ra đồng thăm lúa.

    → Ngoài trời đang có mưa rất to.

    Đáp án là:

    Ngoài trời đang có mưa rất to. Bố em vẫn đội mưa ra đồng thăm lúa.

    → Ngoài trời đang có mưa rất to. Nhưng bố em vẫn đội mưa ra đồng thăm lúa.||Dù vậy bố em vẫn đội mưa ra đồng thăm lúa.||Tuy nhiên bố em vẫn đội mưa ra đồng thăm lúa.||Mặc dù vậy bố em vẫn đội mưa ra đồng thăm lúa.||Thế nhưng bố em vẫn đội mưa ra đồng thăm lúa.

  • Câu 21: Thông hiểu

    Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trông để tạo sự liên kết giữa các câu văn:

    (1) Mẹ tôi nói ngày mai sẽ đến Tà Xùa để mua chè. (2) bảo cứ nghĩ đến chén nước chè trong veo, hương thiên nhiên nồng nàn, nóng đến sưởi ấm bàn tay là muốn đến ngay.

    Đáp án là:

    (1) Mẹ tôi nói ngày mai sẽ đến Tà Xùa để mua chè. (2) Mẹ||Mẹ tôi bảo cứ nghĩ đến chén nước chè trong veo, hương thiên nhiên nồng nàn, nóng đến sưởi ấm bàn tay là muốn đến Tà Xùa ngay.

  • Câu 22: Nhận biết

    Tìm các từ ngữ nối có tác dụng liên kết các câu văn trong đoạn văn sau:

    Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước. Cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào.

    → Từ ngữ nối là:

    (Các từ ngữ nối cách nhau bởi dấu phẩy)

    Đáp án là:
    Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước. Cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào.

    → Từ ngữ nối là: thế là, cuối cùng||cuối cùng, thế là

    (Các từ ngữ nối cách nhau bởi dấu phẩy)

  • Câu 23: Vận dụng

    Tìm các từ ngữ nối thích hợp và điền vào chỗ trống, để tạo sự liên kết giữa các câu.

    Trước sân, cây mai vàng đã bắt đầu nở những đóa hoa đầu tiên. những khóm hồng nhung thì vẫn còn e ấp nụ.

    Đáp án là:

    Trước sân, cây mai vàng đã bắt đầu nở những đóa hoa đầu tiên. Còn những khóm hồng nhung thì vẫn còn e ấp nụ.

  • Câu 24: Nhận biết

    Từ in đậm trong đoạn văn dưới đây thay thế cho từ ngữ nào?

     Đặc biệt, có những hôm, trong ráng chiều đỏ ối phản chiếu xuống mặt biển còn xuất hiện những đám mây ngũ sắc. Chúng có sức hấp dẫn khiến người ta nhìn hàng giờ không chán. 

    (trích Những đám mây ngũ sắc)

    → Từ in đậm thay thế cho từ ngữ:

    Đáp án là:

     Đặc biệt, có những hôm, trong ráng chiều đỏ ối phản chiếu xuống mặt biển còn xuất hiện những đám mây ngũ sắc. Chúng có sức hấp dẫn khiến người ta nhìn hàng giờ không chán. 

    (trích Những đám mây ngũ sắc)

    → Từ in đậm thay thế cho từ ngữ: những đám mây ngũ sắc

  • Câu 25: Thông hiểu

    Tìm từ ngữ thay thế cho từ in đậm để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây:

    Lên bốn tuổi, Nghĩa đã sớm bộc lộ năng khiếu toán học. Nghĩa tính nhẩm rất nhanh và đặc biệt thích thú với những trò chơi đố vui về toán.

    → Từ ngữ thay thế cho từ in đậm:

    Đáp án là:
    Lên bốn tuổi, Nghĩa đã sớm bộc lộ năng khiếu toán học. Nghĩa tính nhẩm rất nhanh và đặc biệt thích thú với những trò chơi đố vui về toán.

    → Từ ngữ thay thế cho từ in đậm: em||em ấy||bạn ấy||cậu ấy||cậu bé ấy||bạn nhỏ||bạn nhỏ ấy

  • Câu 26: Vận dụng

    Tìm các từ ngữ nối thích hợp và điền vào chỗ trống, để tạo sự liên kết giữa các câu.

    Ở miền Bắc, người ta thường gói bánh chưng vào dịp Tết. miền Nam thì thường gói bánh đòn, bánh tét. , dù có hình dáng như thế nào thì đó đều là các món bánh truyền thống, giàu ý nghĩa và thơm ngon.

    Đáp án là:

    Ở miền Bắc, người ta thường gói bánh chưng vào dịp Tết. Còn miền Nam thì thường gói bánh đòn, bánh tét. Tuy nhiên||Nhưng, dù có hình dáng như thế nào thì đó đều là các món bánh truyền thống, giàu ý nghĩa và thơm ngon.

  • Câu 27: Nhận biết

    Tác giả đã lặp lại từ ngữ nào để liên kết hai câu văn sau với nhau?

    Nhà dì Mai nằm cạnh sân bóng. Để tránh bị bóng rơi vào vườn, Mai đã giăng lưới quanh hàng rào.

    Đáp án là:

    Nhà dì Mai nằm cạnh sân bóng. Để tránh bị bóng rơi vào vườn, Mai đã giăng lưới quanh hàng rào.

  • Câu 28: Nhận biết

    Tìm các từ ngữ nối có tác dụng liên kết các câu văn trong đoạn văn sau:

    Khi cuốn sách được xuất bản, Giô-an muốn hét thật to: “Mơ ước của mình đã trở thành hiện thực!”. Nhưng điều cô không ngờ tới, Ha-ri Pót-tơ và hòn đá phù thuỷ đã thu hút sự chú ý của rất nhiều trẻ em trên toàn thế giới. Giô-an trở thành nhà văn nổi tiếng. 

    (trích Trí tưởng tượng phong phú)

    → Từ ngữ nối là:

    Đáp án là:

    Khi cuốn sách được xuất bản, Giô-an muốn hét thật to: “Mơ ước của mình đã trở thành hiện thực!”. Nhưng điều cô không ngờ tới, Ha-ri Pót-tơ và hòn đá phù thuỷ đã thu hút sự chú ý của rất nhiều trẻ em trên toàn thế giới. Giô-an trở thành nhà văn nổi tiếng. 

    (trích Trí tưởng tượng phong phú)

    → Từ ngữ nối là: nhưng

  • Câu 29: Nhận biết

    Tác giả đã lặp lại từ ngữ nào để liên kết hai câu văn sau với nhau?

    Bích Ngọc thường chơi đàn piano vào mỗi buổi chiều. đã tập chơi đàn được hai năm rồi, nên cô ấy rất thành thạo

    Đáp án là:

    Bích Ngọc thường chơi đàn piano vào mỗi buổi chiều. đã tập chơi đàn được hai năm rồi, nên cô ấy rất thành thạo

  • Câu 30: Thông hiểu

    Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trông để tạo sự liên kết giữa các câu văn:

    (1) Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. (2) thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. (3) thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

    Đáp án là:

    (1) Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. (2) Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. (3) Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

  • Câu 31: Thông hiểu

    Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trông để tạo sự liên kết giữa các câu văn:

    (1) Dân tộc Cơ-tu cư trú ở núi rừng Trường Sơn còn bảo lưu nhiều di sản văn hóa độc đáo. (2) Một trong những đó là nghề dệt thổ cẩm. 

    Đáp án là:

    (1) Dân tộc Cơ-tu cư trú ở núi rừng Trường Sơn còn bảo lưu nhiều di sản văn hóa độc đáo. (2) Một trong những di sản đó là nghề dệt thổ cẩm. 

  • Câu 32: Nhận biết

    Tác giả đã lặp lại từ ngữ nào để liên kết hai câu văn sau với nhau?

    Ông Tuấn có một vết sẹo dài ở má phải. vết sẹo ấy  lũ trẻ con trong xóm sợ ông lắm.

    Đáp án là:

    Ông Tuấn có một vết sẹo dài ở má phải. vết sẹo ấy  lũ trẻ con trong xóm sợ ông lắm.

  • Câu 33: Thông hiểu

    Hai câu văn sau đây được liên kết với nhau bằng cách nào?

    Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính... Dưới bóng tre xanh, người dân cày Việt Nam dụng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. 

  • Câu 34: Vận dụng

    Dòng nào sau đây không nêu đúng tác dụng của biện pháp liên kết câu bằng từ ngữ thay thế?

  • Câu 35: Thông hiểu

    Tìm từ ngữ thay thế cho từ in đậm để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây:

    Tôi thích nhất những chiếc ô tô vừa chạy vừa bay. Những chiếc ô tô hoạt động theo yêu cầu bằng giọng nói của chủ nhân. Tất nhiên, tôi chẳng ra lệnh được cho xe nào vì không cái nào thuộc sở hữu của tôi.

    → Từ ngữ thay thế cho từ in đậm:

    Đáp án là:
    Tôi thích nhất những chiếc ô tô vừa chạy vừa bay. Những chiếc ô tô hoạt động theo yêu cầu bằng giọng nói của chủ nhân. Tất nhiên, tôi chẳng ra lệnh được cho xe nào vì không cái nào thuộc sở hữu của tôi.

    → Từ ngữ thay thế cho từ in đậm: Chúng||chúng nó

  • Câu 36: Nhận biết

    Tìm các từ ngữ nối có tác dụng liên kết các câu văn trong đoạn văn sau:

     Chúng tôi ngày nào cũng đến nhà bà Trưởng. Trước đây, bà là trưởng bè quan họ nữ nổi tiếng, nên lâu dần người ta gọi bà là bà Trưởng. Đường vào nhà bà cong như cổ ngỗng, hai bên trồng hoa tầm xuân. Trước nhà có hồ rộng thả sen, có vườn trồng táo.

    (trích Tập hát quan họ)

    → Từ ngữ nối là:

    Đáp án là:

     Chúng tôi ngày nào cũng đến nhà bà Trưởng. Trước đây, bà là trưởng bè quan họ nữ nổi tiếng, nên lâu dần người ta gọi bà là bà Trưởng. Đường vào nhà bà cong như cổ ngỗng, hai bên trồng hoa tầm xuân. Trước nhà có hồ rộng thả sen, có vườn trồng táo.

    (trích Tập hát quan họ)

    → Từ ngữ nối là: trước đây

  • Câu 37: Nhận biết

    Tác giả đã lặp lại từ ngữ nào để liên kết hai câu văn sau với nhau?

    Cái Hoa cũng trạc tuổi chị em chúng tôi. Nhưng người ta thường tưởng rằng phải lớn hơn chị em chúng tôi vài tuổi.

    Đáp án là:

    Cái Hoa cũng trạc tuổi chị em chúng tôi. Nhưng người ta thường tưởng rằng phải lớn hơn chị em chúng tôi vài tuổi.

  • Câu 38: Nhận biết

    Tìm các từ ngữ nối có tác dụng liên kết các câu văn trong đoạn văn sau:

    Hưng Tồ nhảy đầu tiên, nhảy đúng vào miệng hố bên kia, đất lún xuống. Tiếp theo, Dũng Béo đã nhảy qua hố, nhưng chân bị nún sâu vào đất mềm, được các bạn "nhổ" lên. Cuối cùng là Tuấn Sứt từng thi nhảy xa cấp huyện, cậu ta nhảy qua hố như con mèo, rồi ngồi vắt chân chữ ngũ chờ nhận giải.

    → Từ ngữ nối là:

    (Các từ ngữ nối cách nhau bởi dấu phẩy)

    Đáp án là:
    Hưng Tồ nhảy đầu tiên, nhảy đúng vào miệng hố bên kia, đất lún xuống. Tiếp theo, Dũng Béo đã nhảy qua hố, nhưng chân bị nún sâu vào đất mềm, được các bạn "nhổ" lên. Cuối cùng là Tuấn Sứt từng thi nhảy xa cấp huyện, cậu ta nhảy qua hố như con mèo, rồi ngồi vắt chân chữ ngũ chờ nhận giải.

    → Từ ngữ nối là: tiếp theo, cuối cùng||cuối cùng, tiếp theo

    (Các từ ngữ nối cách nhau bởi dấu phẩy)

  • Câu 39: Thông hiểu

    Chọn từ ngữ thích hợp trong bảng rồi điền vào chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.

    Sáng nay, trường em sẽ tổ chức tổng dọn vệ sinh lớp học trước khi nghỉ hè. , em không mang cặp sách đến trường. 

    Vì vậyTuy nhiênNhưng
    Đáp án là:

    Sáng nay, trường em sẽ tổ chức tổng dọn vệ sinh lớp học trước khi nghỉ hè. Vì vậy, em không mang cặp sách đến trường. 

    Vì vậyTuy nhiênNhưng
  • Câu 40: Vận dụng

    Tìm các từ ngữ nối thích hợp và điền vào chỗ trống, để tạo sự liên kết giữa các câu.

    Khô mực là món đặc sản mà ai đi du lịch ở vùng biển cũng mua về một ít. khô mực ăn rất ngon lại chế biến được nhiều món. , nó còn mỏng, nhẹ nên dễ mang theo khi di chuyển. Đặc biệt, khô mực còn có thể bảo quản được rất lâu.

    Đáp án là:

    Khô mực là món đặc sản mà ai đi du lịch ở vùng biển cũng mua về một ít. Bởi vì||Vì||Do khô mực ăn rất ngon lại chế biến được nhiều món. Ngoài ra||Hơn nữa||Không chỉ vậy||Không chỉ thế, nó còn mỏng, nhẹ nên dễ mang theo khi di chuyển. Đặc biệt, khô mực còn có thể bảo quản được rất lâu.

Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Chuyên đề ôn thi vào lớp 6: Liên kết câu - Số 1 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng