Bộ đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Đoàn Thị Điểm, Hà Nội
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt
Bộ đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Đoàn Thị Điểm, Hà Nội cho các em học sinh cùng các bậc phụ huynh tham khảo cho con em mình ôn luyện, chuẩn bị kiến thức cho kì thi tuyển sinh vào lớp 6 trường Chuyên năm học mới đạt hiệu quả cao. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.
Đề bài: Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 1
I - Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1
- Ôi! Tổ Quốc giang sơn hùng vĩ (Tố Hữu).
- Việt Nam đất nước ta ơi! (Nguyễn Đình Thi)
Các từ gạch chân trong hai câu thơ trên thuộc hiện tượng gì?
A - Từ đồng âm
B - Từ đồng nghĩa
C - Từ trái nghĩa
D - Từ nhiều nghĩa
Câu 2
Mùa hè về cùng gọi gió
Cái nắng loang dài tiếng ve
Phượng xếp hàng đeo khăn đỏ
Cùng em đi dự trại hè.
(Trương Nam Hương)
Khổ thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?
A - Nhân hoá
B - So sánh.
C - Điệp ngữ
Câu 3. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A - Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ trôi.
B - Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
C - Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.
D - Khi mưa lộp độp, ngoài đường tiếng chân người chạy lép nhép.
Câu 4. “Mặt trời ló ra, chói lọi trên những chùm hoa bưởi lấp lánh." Chủ ngữ của câu trên là:
A - Mặt trời ló ra
B - Mặt trời ló ra, chói lọi
C - Mặt trời
D - Mặt trời ló ra, chói lọi trên những chùm hoa bưởi
Câu 5. Dòng nào chỉ có từ láy:
A - Mong muốn, miên man, mù mịt.
B - Tí tách, tung tăng, tấp nập.
C - Miên man, mênh mông, mệt mỏi
D - Tốt tươi, mong muốn, mặt mũi.
Câu 6. Dòng nào không sử dụng cặp từ trái nghĩa?
A - Gần nhà xa ngõ.
B - Người ta là hoa đất.
C- Chân cứng đá mềm
D - Chết vinh hơn sống nhục.
II. Tự luận: (7 điểm)
Bài 1. (1,5 điểm) Đọc hai câu thơ sau của Bác và trả lời câu hỏi bên dưới:
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
a - Giải nghĩa các từ xuân trong hai câu thơ trên. .
b - Hai từ xuân vừa giải nghĩa thuộc hiện tượng từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa?
Bài 2. (1 điểm) Hãy sửa lại các câu dưới đây cho hoàn chỉnh và đúng ngữ pháp: a - Khi những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non.
b - Tuy nhà gần trường nhưng bạn Oanh không bao giờ đến lớp muộn.
Bài 3. (1,5) Đọc lại đoạn thơ trong câu 2 phần trắc nghiệm:
Mùa hè về cùng gọi gió
Cái nắng loang dài tiếng ve Phượng xếp hàng đeo khăn đỏ Cùng em đi dự trại hè.
(Trương Nam Hương)
Biện pháp tu từ nghệ thuật đã xác định ở trên có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ?
Bài 4. (3 điểm)
Chiều dường như buông xuống, nắng bắt đầu nhạt dần.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) tả cảnh chiều hè, phát triển tiếp ý câu văn trên.
Đề bài: Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 2
Bài 1 (2 điểm)
a - Tìm các từ tượng thanh, tượng hình đồng thời là các từ láy có trong đoạn văn sau:
“...Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn kêu eng éc, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người nói léo xéo...”
(Trích “Buổi chợ trung du” Ngô Tất Tố)
b - Việc sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên giúp người đọc hình dung được điều gì về phiên chợ trung du?
c - Viết một câu văn miêu tả cảnh trời mưa trong đó có sử dụng một từ láy tượng thanh, một từ láy tượng hình. (Gạch dưới từ tượng thanh, từ tượng hình )
Bài 2. (3 điểm)
Những nắng cùng sương theo mẹ suốt một đời Tiếng kẽo kẹt oằn vai con đường sỏi đá
Mẹ gánh buồn vui qua tháng ngày vất vả Giờ tóc bạc màu, lưng mẹ lại còng thêm.
(Ngô Thị Thanh Nhàn)
a - Từ “nắng” “sương” trong khổ thơ trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Vì sao con lựa chọn như vậy?
b - Tìm và ghi lại một câu ghép có trong đoạn thơ trên.
c - Những vần thơ viết về mẹ như đong đầy cảm xúc. Hãy viết khoảng 5 đến 7 câu văn nêu cảm nhận của con về khổ thơ đó.
Bài 3. (2 điểm )
“...Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.”
(Cây tre Việt Nam - Thép Mới)
a - Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn sau:
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.
b - Ghi lại câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong đoạn văn trên.
c - Từ ngữ nào được nhắc đi nhắc lại nhiều lần cũng trong đoạn vẫn được trích dẫn?
d - Kết hợp biện pháp nhân hoá cùng những từ ngữ được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn giúp con hiểu được điều gì về mối quan hệ giữa cây tre với con người Việt Nam?
Bài 4. (3 điểm) Đoạn thơ trong bài 2 nhắc đến mẹ – người vô cùng gần gũi đối với mỗi chúng ta. Còn đoạn văn trong bài 3 lại nhắc đến hình ảnh cây tre – một hình ảnh rất quen thuộc của làng quê Việt Nam.
Hãy viết một đoạn văn (Khoảng 15 - 20 dòng) miêu tả mẹ - người vô cùng gần gũi đối với mỗi chúng ta hoặc tả cây tre – một hình ảnh vô cùng quen thuộc của làng quê Việt Nam.
Trên đây là mẫu Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng việt trường Đoàn Thị Điểm qua các năm bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, cấu trúc đề thi bám sát chương trình học từ cơ bản đến nâng cao cho các em học sinh tham khảo nắm được nội dung đề thi ôn tập ôn thi vào lớp 6.