Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Văn trường Lương Thế Vinh, Hà Nội năm 2014-2015

Đề thi vào lớp 6 môn Văn trường Chuyên

Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Văn trường Lương Thế Vinh, Hà Nội năm 2014-2015 là tài liệu luyện thi vào lớp 6 hay dành cho các em, phụ huynh và thầy cô giáo tham khảo, chuẩn bị cho kì thi vào lớp 6 sắp tới.

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI

TRƯỜNG LƯƠNG THẾ VINH

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 NĂM 2014- 2015

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian: 90 phút

Câu 1: (3 điểm).

(…) Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc.

(Mầm non, Võ Quảng)

a. Trình bày nội dung của khổ thơ trên bằng một câu văn.

b. Trong khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

c. Từ “mầm non” trong dòng thơ đầu tiên được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đặt một câu với từ “mầm non” được dùng theo nghĩa chuyển.

Câu 2: (1 điểm). Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu dưới đây và cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép?

a. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.

b. Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa.

Câu 3: (1 điểm)

Điền các cặp từ trái nghĩa vào chỗ trống để hoành thành các câu ca dao, tục ngữ sau:

a. Trống đánh…….. kèn thổi………

b. Khi vui muốn……. buồn tênh lại…….

c. Bóc…… cắn…….

d. Tháng năm chưa nằm đã………

Tháng mười chưa cười đã……………….

Câu 4: (5 điểm).

Em hãy viết một bài văn miêu tả một cơn mưa rào.

----------------------- HẾT---------------------

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Văn

Câu 1:

a, Khổ thơ miêu tả sự trỗi dậy, vươn lên của mầm non. (1đ)

b, Biện pháp nghệ thuật nhân hóa. (0,25đ)

Tác dụng:

+ Dùng những động từ, cụm động từ như nghe, bật, đứng dậy, khoác áo là những hành động của người để tả, kể về mầm non (0,25đ)

+ Thể hiện sự trỗi dậy, vươn lên, bừng nở của chồi non. (0,25đ)

+ Mầm non cũng có tâm hồn như con người, mọc lên, vươn ra một cách hào hứng, phấn khởi và đầy hãnh diện để chào đón cuộc đời mới. (0,25đ)

c, Từ “mầm non” trong dòng thơ đầu tiên được dùng với nghĩa gốc. (0,5đ)

Đặt câu với nghĩa chuyển: (0,5đ)

VD: + Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.

+ Em Lan đang học ở trường mầm non.

Lưu ý: HS đặt câu và sử dụng đúng nghĩa chuyển của từ “mầm non” đều được điểm. Hai câu trên chỉ là ví dụ.

Câu 2:

a. Dưới gốc tre, tua tủa / những mầm măng. (0,25đ)
TN VN CN

Đây là câu đơn (0,25đ)

b. Dọc theo bờ vinh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá / rẽ màn sương bạc
TN CN1
nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm / ướt át như cánh chim trong mưa. (0,25đ)
VN1 CN2 VN2

Đây là câu ghép. (0,25đ)

Câu 3: 1 điểm.

Mỗi cặp từ trái nghĩa điền đúng được 0.25 điểm. Điền sai 1 từ trừ hết số điểm của câu ấy.

a. Xuôi……ngược.
b. Khóc……cười.
c. Ngắn……dài.
d. Sáng……tối.

Câu 4: 5 điểm

Học sinh viết bài văn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

A. Mở bài:

- Giới thiệu chung về cơn mưa. (Gặp khi nào? Cảm nhận, nhận xét đánh giá khái quát về cơn mưa.)

B. Thân bài:

Miêu tả cơn mưa theo trình tự thời gian, không gian.

  • Lúc sắp mưa. (mây, gió, bầu trời, chim chóc, cây cối, con người, đường phố…)
  • Lúc đang mưa. (hạt mưa, nước mưa, gió, cây cối, vỉa hè, đường phố, âm thanh…)
  • Lúc sắp tạnh mưa. (hạt mưa, bầu trời, đám mây, cây cối, âm thanh…)
  • Lúc tạnh hẳn. (bầu trời, đám mây, cây cối, đường phố, con nguời….)

C. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về cơn mưa.

Lưu ý: trên đây chỉ là những chi tiết minh họa. khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, với những cái nhìn độc đáo đậm màu sắc cá nhân. Không nhất thiết phải đúng nguyên hoặc đóng khung với các chi tiết miêu tả trên.

Biểu điểm

  • 5 điểm: Đạt được các yêu cầu trên, có sáng tạo cá nhân rõ rệt. Diễn đạt tốt, trình bày sạch đẹp. Không mắc lỗi. Bài viết phải đủ ba phần rõ rệt.
  • 3-4 điểm: Đạt được phần lớn các yêu cầu trên. Mắc ít lỗi diễn đạt hoặc chính tả, trình bày. Bài viết phải đủ ba phần rõ rệt.
  • 2-3 điểm: Đạt được khoảng 50% yêu cầu trên. Mắc lỗi diễn đạt hoặc chính tả, trình bày. Bài viết phải đủ ba phần rõ rệt.
  • 1-2 điểm: Sơ sài, không sáng tạo. diễn đạt chưa tốt, ý tứ không mạch lạc rõ ràng. Bài viết đủ ba phần.
  • 0-1 điểm: Sai phương thức biểu đạt, không làm
Chia sẻ, đánh giá bài viết
157
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 6

    Xem thêm