Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Công nghệ 10 bài 7: Một số tính chất của đất trồng

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 10: Một số tính chất của đất trồng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp nội dung lý thuyết môn Công nghệ 10 bài 7 nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập môn Công nghệ 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết bài Một số tính chất của đất trồng

I - Keo đất và khả năng hấp thụ của đất

1/ Keo đất

a/ Khái niệm

- Keo đất là những phân tử có kích thước khoảng dưới (1mm), không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù.

b/ Cấu tạo

- Mỗi một hạt keo có một nhân

- Lớp phân tử nằm ngoài nhân phân li thành các ion và tạo ra lớp ion quyết định điện. Phía ngoài lớp ion quyết định điện là lớp ion bù (gồm 2 lớp: lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán) mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện.

lý thuyết công nghệ 10Trong đó:

- Nhân: nằm trong cùng của keo đất gồm các chất parafin

- Lớp ion quyết định điện: quyết định điện tích của keo

- Lớp ion bất động: mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện

- Lớp ion khuếch tán: mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện, và trao đổi ion với dung dịch đất

2/ Khả năng hấp thụ của đất

- Là khả năng đất giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ; hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới.

II - Phản ứng của dung dịch đất

Chỉ tính chua, kiềm, hoặc trung tính của đất:

[H+] > [OH-]: phản ứng chua

[H+] = [OH-]: phản ứng trung tính

[H+] < [OH-]: phản ứng kiềm

1/ Phản ứng chua của đất

Căn cứ vào trạng thái của H+ và Al3+ trong đất 2 loại độ chua:

a/ Độ chua hoạt tính

- Là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên

- Được biểu thị bằng pH (H20)

b/ Độ chua tiềm tàng

- Là độ chua do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.

2/ Phản ứng kiềm của đất

- Do đất chứa muối Na2CO3 và CaCO3,... thủy phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất hóa kiềm

- Ý nghĩa: Dựa vào phản ứng của đất, người ta trồng cây, bón phân, vôi để cải tạo độ phì nhiêu của đất

PTHH: Na2CO3 + 2H2O ---> 2NaOH +H2O + CO2

III - Độ phì nhiêu của đất

1/ Khái niệm

- Là khả năng của đất, cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa chất độc hại, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.

- Các yếu tố quyết định định độ phì nhiêu của đất:

+ Nước

+ Canxi

+ Lân

2/ Phân loại

Tuỳ theo nguồn gốc hình thành, độ phì nhiêu của đất được chia thành 2 loại: độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo.

a/ Độ phì nhiêu tự nhiên: Độ phì nhiêu được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người.

b/ Độ phì nhiêu nhân tạo

- Độ phì nhiêu được hình thành trong hoạt động sản xuất của con người.

- Trong sản xuất để sản xuất nông, lâm nghiệp ngoài độ phì nhiêu của đất cần có các điều kiện:

+ Giống tốt

+ Thời tiết thuận lợi

+ Chế độ chăm sóc tốt, hợp lý

B/ Trắc nghiệm bài Một số tính chất của đất trồng

Câu 1: Thành phần nào gây ra phản ứng kiềm trong đất?

  1. Na2CO3, CaCO3
  2. HCl
  3. H2SO4
  4. Tất cả đều đúng

Câu 2: Keo đất mang điện tích gì?

  1. Đa số điện tích âm, một số ít mang điện tích dương
  2. Điện tích dương
  3. Điện tích âm
  4. Đa số điện tích dương, một số ít mang điện tích âm

Câu 3: Phản ứng của dung dịch đất do yếu tố nào quyết định?

  1. Nồng độ H+và OH-
  2. Nồng độ bazơ
  3. Nồng độ Na+
  4. Nồng độ axít

Câu 4: Chọn câu đúng khi xác định phản ứng của dung dịch đất?

  1. Nếu [H+] > [OH-] thì đất có phản ứng kiềm
  2. Nếu [H+] < [OH-] thì đất có phản ứng trung tính
  3. Nếu [H+] > [OH-] thì đất có phản ứng chua
  4. Nếu [H+] < [OH-] thì đất có phản ứng chua

Câu 5: Thế nào là độ phì nhiêu của đất?

  1. Là đất có nhiều muối tan và xác thực vật, động vật
  2. Là đất có dinh dưỡng
  3. Là khả năng cung cấp đồng thời, không ngừng nước và dinh dưỡng cho cây
  4. Là đất có nhiều dinh dưỡng

Câu 6: Độ chua hoạt tính của đất là do ion nào gây nên?

  1. OH-
  2. Al3+ và H+
  3. Al3+
  4. H+

Câu 7: Keo là đất gì?

  1. Là những phần tử có kích thước trên 1 micromet, không tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù
  2. Là những phần tử có kích thước nhỏ dưới 1micromet, không tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù
  3. Là những phần tử có kích thước trên 1micromet tan trong nước
  4. Là những phần tử có kích thước nhỏ dưới 1micromet, tan trong nước

Câu 8: Lớp ion nào trên hạt keo tham gia trao đổi ion?

  1. Lớp ion quyết định điện
  2. Nhân hạt keo
  3. Lớp ion quyết bù
  4. Lớp ion khuếch tán

Câu 9: Độ chua tiềm tàng của đất được tạo nên bởi?

  1. H+ trong dung dịch đất
  2. H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất
  3. Al3+ trong dung dịch đất
  4. H+ và Al3+ trong keo đất

Câu 10: Độ phì nhiêu tự nhiên của đất được hình thành do?

  1. Thảm thực vật tự nhiên
  2. Được cày xới thường xuyên
  3. Được bón đầy đủ phân hóa học
  4. Được tưới tiêu hợp lí

Câu 11: Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng?

  1. Chứa gốc axit, tăng dinh dưỡng cho đất.
  2. Tăng hoạt động của VSV, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.
  3. Chứa gốc axit, làm tăng hoạt động của VSV.
  4. Chứa nhiều xác xenlulozo, làm cho đất hóa chua.

Câu 12: Đất có độ phì nhiêu biểu hiện đặc điểm nào?

  1. Tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn và VSV cho cây đạt năng suất cao
  2. Đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.
  3. Cung cấp nước.
  4. Không chứa chất độc hại.

Câu 13:Đất có phản ứng kiềm là do trong đất có chứa

  1. Các muối tan NaCl, Na2SO4.
  2. Các ion H+ và Al3+.
  3. H2SO4.
  4. Các ion mang tính kiềm: Na+, K+, Ca2+...

Cây 14: Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất ?

  1. H+ trong dung dịch đất.
  2. H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất.
  3. Al3+ trong dung dịch đất.
  4. H+ và Al3+ trong keo đất.

Câu 15: Các chất dinh dưỡng trong đất được giữ lại ở đâu:

  1. Keo đất
  2. Keo đất và dung dịch đất.
  3. Dung dịch đất.
  4. Tất cả các loại hạt có trong đất.

Câu 16:Khả năng hấp phụ của đất phụ thuộc vào yếu tố nào?

  1. Thành phần cơ giới
  2. ố lương keo đất.
  3. Số lượng hạt sét
  4. Phản ứng dung dịch đất

Câu 17: Nhờ khả năng trao đổi ion trong đất mà?

  1. Chất dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi.
  2. Phản ứng dung dịch đất luôn ổn định.
  3. Nhiệt độ đất luôn điều hòa.
  4. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

A

C

C

D

B

D

B

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

A

D

A

B

B

D

--------------------------------------------------------------

Với nội dung bài Một số tính chất của đất trồng trên đây với các nội dung kiến thức các bạn học sinh chắc hẳn đã nắm vững nội dung kiến thức bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm và phân loại độ phì nhiêu của đất... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Công nghệ 10: Một số tính chất của đất trồng. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Công nghệ lớp 10. Để giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập như: Công nghệ lớp 10, Giải bài tập Công nghệ 10, Giải SBT Công nghệ 10, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
2 7.052
Sắp xếp theo

    Công nghệ 10

    Xem thêm