Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo

Công thức của chất béo

Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo được VnDoc biên soạn giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc câu hỏi liên quan đến nội dung công thức của chất béo. Từ đó bạn đọc vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập tương tự. Mời các bạn tham khảo.

Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo

A. C3H5(COOC17H35)3.

B. C3H5(OCOC13H31)3.

C. C3H5(OCOC17H33)3.

D. C3H5(OCOC4H9)3.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Đáp án C

Chất béo là trieste của glixerol và axit béo.

Hợp chất có công thức của chất béo là C3H5(OCOC17H33)3 (triolein).

Chất béo là trieste của glixerol với axit béo

Axit béo: Các axit béo thường có trong chất béo là

axit stearic (CH3[CH2]16COOH),

axit panmitic (CH3[CH2]14COOH),

axit oleic (cis−CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH).

Công thức cấu tạo của chất béo

Công thức chung của chất béo

trong đó R1, R2, R3 là gốc hiđrocacbon, có thể giống nhau hoặc khác nhau.

Các axit béo thường gặp

+ Axit béo no:

C17H35 – COOH: axit stearic. M = 284 g/mol

C15H31 – COOH: axit panmitic. M = 256 g/mol

+ Loại không no:

C17H33 – COOH: axit oleic. M = 282 g/mol

(cis – CH3[CH2]7CH = CH[CH2]7COOH)

C17H31 – COOH: axit linoleic. M = 280 g/mol

(cis – CH3[CH2]4CH = CH – CH2 – CH = CH [CH2]7COOH).

Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là

A. C17H35COONa và glixerol

B. C15H31COONa và glixerol

C. C15H31COONa và etanol

D. C17H33COONa và glixerol

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 2. Cho công thức hóa học của các chất: (1) C3H5(OCOC4H9)3, (2) (C17H31COO)3C3H5, (3) C3H5(OOCC17H35)3, (4) C3H5(COOC17H33)3. Công thức của lipit là?

A. (1), (3)

B.(2), (3)

C.(2), (3), (4)

D.(1), (3), (4)

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 3. Từ 2 axit béo là axit stearic, axit panmitic và glixrol có thể tạo được bao nhiêu triglixerit?

A. 5

B. 6

C. 3

D. 4

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 4. Glyxerol và axit béo C17H35COOH có thể tạo được tối đa bao nhiêu este đa chức?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 5. Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?

A. Khí H2 (xúc tác Ni nung nóng).

B. Kim loại K.

C. Dung dịch NaOH (đun nóng).

D. Dung dịch Brom

Xem đáp án
Đáp án

Đáp án DTriolein có công thức cấu tạo: (C17H33COO)3C3H5. Vậy:

Gốc C17H33- là gốc không no(tức là có liên kết ) nên có phản ứng cộng H2, Br2 dung dịch (Brom mất màu).

Triolein loại este nên có phản ứng thủy phân trong môi trường axit và kiềm.

Nên triolein tác dụng với dung dịch KOH.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo tới bạn đọc. Để có kết quả cao hơn trong kì thi, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Hóa học, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý, mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 5.685
Sắp xếp theo

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm