Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn 7 Phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa năm 2020 - 2021

VnDoc giới thiệu tới thầy cô và các em học sinh Đề thi cuối học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2020 - 2021 có đáp án Phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa. Đề thi Ngữ văn 7 HK2 với 3 phần: Đọc hiểu, Tiếng Việt và Tập làm văn, là tài liệu hay cho các em học sinh tham khảo và luyện tập, chuẩn bị cho bài thi chính thức sắp tới đạt kết quả cao.

Nhằm mang đến cho các em học sinh tài liệu ôn thi học kì 2 lớp 7, VnDoc giới thiệu Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 với đầy đủ các môn, là tài liệu hữu ích cho các em học sinh ôn tập, chuẩn bị kiến thức cho các bài thi cuối năm. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.

Đề thi học kì 2 Văn 7 năm 2021

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ NINH HÒA

BẢNG CHÍNH

ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2020-2021

Môn: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không tính thời gian phát đề)

A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,00 điểm)

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

“Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. ”

(SGK Ngữ văn 7, Tập hai, trang 24)

Câu 1 (0,75 điểm). Đoạn văn trên được trích từvăn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu

đạt chính của đoạn văn.

Câu 2 (0,75 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 (1,50 điểm). Từ nội dung của đoạn trích, em nghĩ bản thân mình cần làm để thể hiện tinh thần yêu nước trong giai đoạn hiện nay?

B. TIẾNG VIỆT (2,00 điểm)

Câu 1 (0,50 điểm). Thế nào là phép liệt kê? Có mấy kiểu liệt kê?

Câu 2 (1,00 điểm). Xác định và cho biết tác dụng của biện pháp liệt kê trong các câu sau:

a) Chúngta quyền tự hào những trang lịch sử vẻ vang thời đại Trưng, Triệu, Trần Hưng Đạo, Lợi, Quang Trung... (SGK Ngữ văn 7, Tập hai, trang 24)

b) “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng

Chí không mòn (Hoan chiến Điện Biên – Tố Hữu)

Câu 3 (0,50 điểm). Xác định kiểu câu và tác dụng của câu in đậm sau:

ơi ! Hãy kể chuyện của đời bạn cho tôi nghe đi! ” (Trần Hoài Dương)

C. TẬP LÀM VĂN (5,00 điểm)

Nhân dân ta thường nói: “ chí thì nên

Hãy giải thích và chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

---HẾT---

Đáp án đề thi học kì 2 Văn 7 năm 2021 Phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa

Nội dung

Điểm

A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,00 điểm)

Câu 1.

0,75

- Đoạn văn trích từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

0,25

- Tác giả là Hồ Chí Minh

0,25

- Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

0,25

Câu 2.

biểu hiện tinh thần yêu nước của ông cha trong quá khứ.

0,75

Câu 3. Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, nhưng không vi phạm chuẩn mực

đạo đức và quan điểm chính trị… Một số gợi ý như sau:

- Chăm chỉ học hành, tu dưỡng đạo đức, hăng say lao động.

- Luôn nhớ ơn những anh hùng đã hi sinh vì đất nước.

- Tìm hiểu về lịch sử, truyền thống văn hóa của đất nước, dân tộc.

- Có ý thức bảo vệ của công, tham gia tích cực vào mọi hoạt động công ích do nhà trường và

địa phương tổ chức…

1,50

B. TIẾNG VIỆT (2,00 điểm)

Câu 1.

0,50

- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn,

0,25

sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

- Dựa theo cấu tạo và ý nghĩa trong câu, có 4 kiểu liệt kê chính gồm:

0,25

+ liệt kê theo từng cặp; liệt kê không theo từng cặp;

+ liệt kê tăng tiến; liệt kê không tăng tiến.

Câu 2. Xác định biện pháp liệt kê và nêu tác dụng:

a) - Liệt kê: Trưng, Triệu, Trần Hưng Đạo, Lợi, Quang Trung ...

- Tác dụng: kể tên các vị anh hùng theo thứ tự xuất hiện trong lịch sử để thể hiện thái độ

ngợi ca, tự hào của tác giả với những trang sử vẻ vang của dân tộc.

b) - Liệt kê: khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt; Máu trộn bùn non; Gan không núng; Chí không mòn

- Tác dụng: thể hiện hành động, ý chí của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đồng thời đã nêu bật được sức mạnh, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân ta…

1,00

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 3.

0,50

- Kiểu câu: câu đặc biệt “Lá ơi!”

0,25

- Tác dụng: dùng để gọi đáp.

0,25

C. TẬP LÀM VĂN (5,00 điểm)

1. Yêu cầu chung:

- Dạng bài: văn nghị luận

- Nội dung: Giải thích và chứng minh câu tục ngữ để thấy được ý chí, nghị lực là điều kiện vô cùng cần thiết để con người đi đến thắng lợi, từ đó xây dựng nhận thức và hành động đúng.

- Kĩ năng: thể hiện đúng phương thức nghị luận giải thích và chứng minh. Biết vận dụng thao tác lập luận. Bài làm có bố cục chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, ít sai lỗi chính tả và diễn đạt.

2. Yêu cầu cụ thể: (dàn bài tham khảo)

Bài làm của học sinh có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau:

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm giúp con người đạt được mục đích mà mình đặt ra.

- Giới thiệu câu tục ngữ...

0,50

2. Thân bài:

4,00

a) Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ

- chí là ý chí, nghị lực, điều rất cần thiết con người cần vượt qua những trở ngại...

- nên là kết quả tốt đẹp

- chí thì nên: là có nghị lực và lòng quyết tâm sẽ giúp con người đạt được mục đích mà mình đặt ra...

0,50

0,50

0,50

b) Chứng minh:

- Khẳng định không có chí thì không làm được việc gì hết (dẫn chứng)

- Những người có chí thì đều thành công (dẫn chứng)

- chí” giúp con người vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được.

0,50

0,50

0,50

c) Mở rộng vấn đề: có ý chí quyết tâm là đúng, là cần thiết nhưng phải hợp lý, chính đáng, không ảo tưởng...

1,00

3. Kết bài:

- Khẳng định tầm quan trọng của “ chí thì nên” đối với cuộc sống: mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất để khi ra đời sống làm được việc lớn.

- Có ý thức rèn luyện của bản thân...

0,50

Lưu ý:

1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh việc đếm ý cho điểm.

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu

mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, cảm xúc.

3. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Bài viết thể không giống đáp án, những ý ngoài

đáp án, nhưng phải xác đáng thuyết phục.

Đề thi học kì 2 lớp 7 được tải nhiều nhất

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn 7 Phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa năm 2020 - 2021. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm