Đề ôn ở nhà lớp 5 Tuần 23 - Nghỉ dịch Corona

Đề ôn ở nhà lớp 5 Tuần 23 - Nghỉ dịch Corona bao gồm môn Toán, Tiếng việt cho các em học sinh tham khảo ôn luyện trong thời gian nghỉ ở nhà chống dịch Covid 19. Mời các em tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

1. Đề ôn tập ở nhà môn Toán lớp 5

I. TRẮC NGHIỆM

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Bài 1:

a) 4dm3 56cm3 = .... 3\frac{2}{5}cm3 . Số cần điền vào chỗ chấm là:

A. 456

B. 4560

C. 4056

D. 45600

b) 3m3 500cm3 = ...... 3 m3 . Dấu cần điền vào chỗ chấm là:

A. >

B. <

C. =

D. Không có dấu nào

Bài 2:

a) 6m2 9cm2 = .........m2. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:

A.0,69

B. 6,09

C. 6,009

D. 6,9

b ) 5m 28mm = .........m. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:

A. 5,028

B. 5,28

C. 52,8

D. 528

Bài 3. Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 0,4m, chiều rộng 0,25m, chiều cao 0,9m

a) Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật đó là:

A 1,3

B. 1,3m

C. 0,29m

D. 1m

b) Diện tích xung quanh của hình hôp đó là:

A. 11,7m2

B. 117m2

C. 1,17m

D. 1,17m2

c) Diện tích toàn phần của hình hộp đó là:

A. 1,37m2

B. 1,27m2

C. 1,18m2

D. 1,19m2

c) Thể tích của hình hộp đó là:

A. 0,009m3

B. 9m3

C. 0,09m3

D. 0,9m3

II. TỰ LUẬN: Giải bài tập sau:

Một người thợ sơn bên trong và bên ngoài một cái thùng hình lập phương không có nắp, cạnh của hộp là 1,2m.

a) Tính diện tích người đó phải sơn.

b) Sơn mỗi mét vuông người đó nhận được 15000 đồng. Hỏi người đó nhận được bao nhiêu tiền công sơn cái thùng đó.

2. Đề ôn tập ở nhà lớp 5 môn Tiếng việt lớp 5

Đọc thầm và làm bài tập

A. Đọc thầm:

Kẹo mầm

Mỗi sáng mẹ tôi cứ gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng vàng, thế nào rồi cũng có ít tóc rối. Mẹ vo vo giắt nó lên đòn tay chỗ mái hiên nhà. Rồi chị tôi cũng làm thế, chị bắt chước mẹ gỡ tóc, vo vo giắt mớ tóc rối lên chỗ ấy.

Thỉnh thoảng trên đường làng có bà cụ rao to: “Ai tóc rối đổi kẹo không?”. Một bên thúng là mảnh chai vỡ đồng nát, lông vịt, tóc rối …, còn bên kia chỉ có cái niêu đất, đúng hơn là một cái ang, cái liễn đựng một thứ kẹo mà bất cứ một đứa trẻ nào cũng phải mê.

Bà cụ lấy kẹo lên bằng chiếc đũa cả, quấn vào đầu que, thật khéo, kẹo cứ lồng phồng, trông rất nhiều, nhưng cho vào miệng nó xẹp lại chỉ còn tí tẹo. Bà cụ đưa kẹo cho chúng tôi, đổi lại nắm tóc rối của bà, của mẹ hay của chị.

Tóc rối bán bà cụ không mua, mua kẹo bà cụ không bán, chỉ đổi thôi. Thế là mỗi lần bà cụ qua ngõ, tôi lại kiễng chân lên chỗ mái hiên … Mẹ bảo đó là kẹo mầm, làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường, có mật gì cả. Nhưng sao nó ngọt thế, hơn cả kẹo bột, kẹo bi.

Mẹ tôi đã mất. Chị tôi đi lấy chồng xa…

Cứ mỗi lần có ai đi qua rao lên: “Ai tóc rối đổi kẹo.”, tôi lại tưởng như thấy mẹ tôi ngồi đầu hè gỡ tóc bằng cái lược gỗ màu vàng vàng, đầu mẹ nghiêng nghiêng, sóng tóc đổ dài một bên vai, và rồi mẹ vuốt cái lược, vo vo nắm tóc, giắt nó lên mái hiên nhà…

Que kẹo mầm tuổi thơ … Mẹ ơi … Còn có bao giờ con được nhìn thấy mẹ gỡ tóc như thế nữa.

(Theo Băng Sơn)

B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất hoặc thực hiện các yêu cầu sau:.

Câu 1. Văn bản trên có nội dung gì?

A. Tả mái tóc của mẹ và của chị.

B. Tả hoạt động chải đầu của mẹ và của chị.

C. Viết về kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với kẹo mầm được đổi bằng những mớ tóc rối của mẹ và của chị.

D. Viết về bà cụ đi đổi kẹo mầm.

Câu 2. Kẹo mầm được làm bằng gì?

A. Mầm cây mạ, mầm thóc cùng với đường và mật.

B. Mầm cây mạ, mầm thóc.

C. Đường và mật.

D. Mầm mạ, mầm thóc và mật ong.

Câu 3. Bà cụ lấy kẹo cho khách và đổi kẹo bằng gì?

A. Bằng đũa cả.

B. Bằng đũa cả rồi quấn vào đầu que.

C. Quấn vào đầu que.

D. Tất cả các ý nêu trên.

Câu 4. Theo em, mỗi lần bà cụ qua ngõ, nhân vật tôi lại kiễng chân lên chỗ mái hiên để làm gì?

A. Lấy que ra để bà cụ quấn kẹo mầm vào.

B. Lấy tóc rối ra để đổi kẹo.

C. Lấy đũa cả đưa cho bà cụ lấy kẹo mầm từ nồi ra.

D. Được nhìn thấy bà cụ bán kẹo mầm.

Câu 5. Gạch chân dưới từ dùng sai trong các câu sau rồi tìm từ đúng để thay thế

a. Gương mặt bé Bi thật phúc hậu, dễ thương.

…………………………………………………………………………………….

b. Bạn Lan luôn chăm chút làm bài và học bài ở nhà.

…………………………………………………………………………………….

Câu 6. Gạch một gạch chéo (/) giữa các vế câu, khoanh tròn các quan hệ từ, hoặc cặp quan hệ từ dùng để nối các vế trong từng câu ghép dưới đây:

a. Vì rừng ngập mặn được phục hồi ở nhiều địa phương nên môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng.

b. Nhân dân các địa phương đều phấn khởi vì rừng ngập mặn đã được phục hồi.

c. Nếu lá chắn bảo vệ đê biển không còn nữa thì đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.

d. Không những lượng hải sản tăng lên nhiều mà các loài chim nước cũng trở nên phong phú.

Câu 7. Trường hợp nào dưới đây viết không đúng chính tả?

A. xa vắng

B. xa xôi

C. sa ngã

D. xa sút

Câu 8.

a) Đặt 1 câu với cặp quan hệ từ “ Nếu ..... thì ......”

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

b) Đặt 1 câu có cặp quan hệ từ biểu thị mói quan hệ nguyên nhân – kết quả:

3. Bài tập Toán, Tiếng việt lớp 5 tuần 23

4. Bài ôn tập ở nhà lớp 5 (Tuần từ 20/4 - 25/4)

Đánh giá bài viết
48 2.265
Sắp xếp theo

    Đề kiểm tra cuối tuần Toán 5

    Xem thêm