Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh (Lần 2) gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm. VnDoc.com hy vọng đây là tài liệu ôn tập môn Hóa hữu ích, giúp các bạn củng cố và phát triển kiến thức môn Hóa, từ đó, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 | ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề) |
Mã đề thi 209
Câu 1: Xác định các chất X, Y trong sơ đồ sau: X → SO2 → Y → H2SO4
A. X là S, Y là SO3 B. X là H2S, Y là S
C. X là FeS2 , Y là H2SO3 D. A, B, C đều được
Câu 2: Isopren có thể cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra số sản phẩm cộng là đồng phân cấu tạo là:
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4
Câu 3: Thuốc thử duy nhất có thể dùng phân biệt 4 chất lỏng benzen, toluen, stiren, etylbenzen là?
A. Dung dịch NaOH và H2SO4 loãng B. Dung dịch KMnO4
C. Dung dịch KMnO4 /H2SO4 D. Dung dịch HNO3, H2SO4 đặc.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 rượu cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít khí CO2 và 7,65g H2O. Mặt khác cho m gam X phản ứng với Na dư nhận được 2,8 lít H2. Các thể tích đo được ở đktc. Tính m?
A. 7,65 B. 8,45 C. 4,25 D. Kết quả khác
Câu 5: Đốt cháy a mol axit A thu được 2a mol CO2. Trung hòa a mol axit A cần 2a mol NaOH. A là:
A. Axit axetic B. Axit oxalic
C. Axit không no đơn chức D. Axit 2 chức
Câu 6: Trong phản ứng sau: NaH + H2O → NaOH + H2. Nước đóng vai trò là:
A. Chất khử B. Axit C. Chất oxi hóa D. Bazơ
Câu 7: Hợp chất hữu cơ A đơn chức chứa C, H, O. Đốt cháy hoàn toàn A ta có n O2 = nCO2 = 1,5.n H2O. Biết A phản ứng được với dd NaOH và tham gia phản ứng tráng bạc. Xác định CTCT của A?
A. HCOOCH3 B. HCOOCH=CH2 C. HCOOC≡CH D. CH≡C−CHO
Câu 8: Cho sơ đồ sau:
X là chất nào sau đây?
A. CH3CHO B. CH3CH2OH C. CH3COONa D. HO-CH2-CH2-OH
Câu 9: Cho 4,8 gam bột hh Cu và Fe có tỉ lệ mol là 1:1 vào 150 ml dung dịch AgNO3 2M. Khuấy kĩ cho phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A, m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 32,4 gam B. 17,28 gam C. 12,96 gam D. 21,6 gam
Câu 10: Propen cộng với tác nhân nào sau đây khi có mặt của peoxit sẽ cho sản phẩm ngược quy tắc Maccopnhicop?
A. H2O B. HCl C. HBr D. Cả A, B, C
Câu 11: Với CTPT của C4H8 có tất cả bao nhiêu đồng phân đã học?
A. 5 B. 4 C. 6 D. 7
Câu 12: Nguyên tử A có tổng số hạt p, n, e là 82. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. A có số khối là:
A. 56 B. 60 C. 72 D. Kết quả khác
Câu 13: Tính bazơ của chất nào sau đây mạnh nhất?
A. CH3CH=CH-NH2 B. CH2=CHCH2NH2
C. CH3−CH(CH3)NH2 D. CH3CH2CH2NH2
Câu 14: Phản ứng nào sau đây dùng để chứng minh trong công thức cấu tạo của glucozơ có 5 nhóm hiđroxi?
A. Cho glucozơ tác dụng với (CH3-CO)2 O được este
B. Cho dung dịch glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
C. Cho glucozơ tác dụng với H2 có Ni xúc tác/to
D. Cho dd glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao (đun sôi)
Câu 15: Đun nóng ancol iso butylic ở 170oC có mặt H2SO4 đậm đặc thì sản phẩm chính là chất nào?
A. CH3−CH=CH−CH3 B. CH2=C(CH3)−CH3
C. CH≡C−C(CH3)=CH2 D. CH3−CH2−CH=CH2
Câu 16: Cho 3 nhóm chất hữu cơ sau:
I. Saccarozơ và dung dịch glucozơ
II. Saccarozơ và mantozơ
III. Saccarozơ, mantozơ và anđehit axetic.
Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được các chất trong mỗi nhóm trên:
A. Cu(OH)2/NaOH B. Na
C. Br2/H2O D. AgNO3/NH3
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa học
1. D 2. C 3. C 4. B 5. B 6. C 7. B 8. B 9. D 10. D | 11. C 12. A 13. C 14. A 15. B 16. A 17. D 18. D 19. D 20. C | 21. A 22. A 23. C 24. B 25. D 26. C 27. B 28. D 29. A 30. A | 31. B 32. B 33. A 34. D 35. D 36. C 37. C 38. A 39. C 40. D | 41. A 42. A 43. C 44. A 45. C 46. B 47. C 48. D 49. B 50. B |