Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Tĩnh Gia 4, Thanh Hóa
Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Tĩnh Gia 4, Thanh Hóa được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là tài liệu ôn tập môn Hóa hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào kì thi đặc biệt quan trọng: kì thi THPT Quốc gia 2016. VnDoc.com hy vọng các bạn sẽ luyện tập tốt và có kết quả cao trong bài thi môn Hóa học. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Đoàn Thị Điểm, Hà Nội
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Trần Đăng Ninh, Hà Nội
SỞ GD & ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 4 (Đề thi gồm có 04 trang) | ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPTQG NĂM 2016Môn : HÓA HỌC Thời gian làm bài : 90 phút,không kể thời gian phát đề |
Mã đề thi 415
Họ và tên thí sinh:...................................................................
Số báo danh:..........................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56;
Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
A. H2S. B. Na2SO4. C. SO2. D. H2SO4.
Câu 2: Cho biết số hiệu nguyên tử của X là 13. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là
A. 1s22s22p63s23p6. B. 1s22s22p63s23p2.
C. 1s22s22p63s23p1. D. 1s22s22p63s23p3.
Câu 3: Trên thế giới, rất nhiều người mắc các bệnh về phổi bởi chứng nghiện thuốc lá. Nguyên nhân chính là do trong khói thuốc lá có chứa chất
A. nicotin. B. aspirin. C. cafein. D. moocphin.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam Cu trong khí Cl 2 dư, thu được 13,5 gam muối. Giá trị của m là
A. 6,4. B. 3,2. C. 12,8. D. 9,6.
Câu 5: Phản ứng nào sau đây không thuộc phản ứng tự oxi hoá, tự khử?
A. 3S + 6NaOH → (to) Na2SO3 + 2 Na2S + 3H2O
B. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
C. 2KClO 3 → (to, xt) 2KCl + 3O2
D. Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O
Câu 6: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là
A. 2,52 gam. B. 3,36 gam. C. 1,68 gam. D. 1,44 gam
Câu 7: Cho các hợp kim: Fe–Cu; Fe–C; Zn–Fe; Mg–Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 8: Cho dãy các dung dịch: HCOOH, C2H5NH2, NH3, C6H5OH (phenol). Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là
A. HCOOH. B. C2H5NH2. C. C6H5OH. D. NH3
Câu 9: Chất nào sau đây không phản ứng được với axit axetic?
A. NaOH. B. Cu. C. Na. D. CaCO3.
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Ag bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của x là
A. 0,05. B. 0,10. C. 0,15. D. 0,25.
Câu 11: Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3CH2CH2OH là
A. propan-1-ol. B. propan-2-ol. C. pentan-1-ol. D. pentan-2-ol.
Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục khí H2SO4 vào dung dịch NaOH.
(b) Cho NaCl vào dung dịch KNO3.
(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch HCl
(d) Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
(Còn tiếp)