Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Em hãy viết thư cho một người thân trong gia đình để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch COVID - 19

Em hãy viết thư cho một người thân trong gia đình để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch COVID - 19 là đề tài viết thư UPU lần thứ 50 năm 2021. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Chủ đề cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2021

Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 50 (năm 2021) với chủ đề: “Em hãy viết thư cho một người thân trong gia đình để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch COVID-19”. (Tiếng Anh: Write a letter to a family member about your experience of the COVID – 19 pandemic).

Hiện tốc độ lây lan của đại dịch COVID-19 vẫn rất nghiêm trọng và mọi quốc gia trên thế giới đều đang phải gồng mình chống dịch. Các quốc gia nói chung và mỗi cá nhân nói riêng đều đang có những “trải nghiệm” khác nhau về đại dịch COVID-19. Đại dịch COVID-19 đã vĩnh viễn làm thay đổi thế giới rộng lớn, làm thay đổi cuộc sống của mỗi cá nhân.

Đối tượng dự thi cuộc thi viết thư quốc tế UPU 50 là học sinh Việt Nam từ 15 tuổi trở xuống đều được dự thi. Thời gian dự thi từ ngày 1/12/2020 đến ngày 28/2/2021 (tính theo dấu Bưu điện). Bài dự thi dài không quá 800 từ, viết tay trên 1 mặt giấy. Bài thi phải cho vào phong bì có dán tem, gửi qua hệ thống bưu cục của Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post).

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 50 về đại dịch Covid 19 Số 1

Em gái yêu dấu của chị!

Lời đầu thư, chị muốn gửi lời hỏi thăm sức khỏe đến em. Đã lâu rồi, chị em mình không dành thời gian để trò chuyện với nhau qua những lá thư tay. Đúng là sự hiện đại của công nghệ đã khiến chúng ta lười đi phải không em? Vậy nên, hôm nay, chị muốn viết cho anh một lá thư để chia sẻ cho em để chia sẻ đôi điều. Chị tin chắc rằng, khi đọc lá thư này, em sẽ cảm nhận được sự trân trọng của chị dành cho em, cũng như có thời gian để suy ngẫm về những điều chị sắp chia sẻ.

Thời điểm chị viết lá thư này là những ngày mà đất nước mình cùng với cả thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Một đại dịch khủng khiếp đã cướp đi tính mạng của hàng nghìn người. Nhưng trong cơn đại dịch khủng khiếp này, chị đã học được rất nhiều bài học có ý nghĩa. Đại dịch không chỉ gây ra những thiệt hại về tính mạng con người và lợi ích kinh tế. Hãy thử nhìn theo chiều hướng tích cực, nó cũng để lại cho con người nhiều bài học nhận thức.

Đầu tiên, Covid-19 đã giúp chúng ta nhìn nhận lại thái độ sống của bản thân. Trong cuộc sống, chắc hẳn nhiều người luôn lấy lý do rằng còn rất nhiều thời gian để thực hiện việc này, việc kia để trì hoãn công việc mà mình muốn làm lại. Chỉ khi đại dịch xảy ra và cướp đi tính mạng của quá nhiều người trong phút chốc, con người mới nhận ra, sự sống thật ra quá ngắn ngủi. Thời gian mà chúng ta cho rằng vẫn còn nhiều ấy rồi đến một lúc nào đó sẽ chẳng còn. Từ đó, chúng ta biết trân trọng thời gian hơn, biết cố gắng để sống hết mình.

Em gái yêu quý của chị, có lúc nào em có thấy thời điểm cách ly toàn xã hội đã trôi qua thật vô nghĩa không? Rất nhiều người đã luôn cảm thấy bức bối và khó chịu khi phải ở trong nhà quá nhiều. Họ bị mắc kẹt trong chính ngôi nhà của mình khi không biết phải làm gì trong một ngày. Hoặc họ phải lặp đi lặp lại những công việc giống nhau liên tiếp qua các ngày. Riêng với chị em mình thì không như vậy. Chúng ta đã có những phút giây thật ý nghĩa bên bố mẹ phải không? Em đã có thời gian chơi cờ cùng bố - điều mà em luôn khao khát trước đây, nhưng vì bố quá bận rộn công việc mà không có thời gian chơi cùng em. Còn chị cũng được học hỏi từ mẹ cách làm bánh, nấu ăn. Cả gia đình mình đã có những bữa cơm thật đầm ấm, những phút giây trò chuyện thật vui vẻ. Cách ly xã hội đã giúp mỗi người biết tận hưởng cuộc sống và nhận ra rằng gia đình vô cùng quan trọng. Hạnh phúc đôi khi cũng đến từ những điều giản đơn. Và tình cảm gia đình là điều quan trọng nhất đối với con người.

Cuối cùng, trong đại dịch, chúng ta cũng đã nhận ra được một vấn đề vô cùng quan trọng với thế giới - ô nhiễm môi trường. Nhiều thành phố sau khi tiến hành giãn cách xã hội đã giảm thiểu được lượng ô nhiễm không khí. Nhiều dòng sông cũng trở nên xanh trong hơn. Quan trọng nhất, con người đã nhận thức được tầm quan trọng của thiên nhiên và có ý thức bảo vệ hơn. Vấn đề bảo vệ môi trường là một vấn đề luôn luôn nóng bỏng, nhưng phải trong đại dịch, chúng ta mới ý thức về nó hơn.

Còn rất nhiều bài học mà chị đã nhận ra sau đại dịch, nhưng trên đây là những điều quý giá nhất. Chị hy vọng, khi đọc lá thứ này, em sẽ hiểu được những điều mà chị muốn chia sẻ.

Cuối thư, chị chúc em học tập thật tốt, nhớ nghiêm túc chấp hành các biện pháp phòng dịch. Chị và em hãy cùng đặt niềm tin vào đất nước với quyết tâm chiến thắng đại dịch.

Chị gái

Mai Huyền My

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 50 về đại dịch Covid 19 Số 2

Huế, ngày … tháng … năm …

Anh Hải  thân mến!

Hôm nay, sau khi biết tin Đà Nẵng tạm thời phong tỏa, nên anh không thể về nhà được. Mọi người ở nhà ai cũng lo lắng lắm, nên em liền viết thư cho anh.

Xem tivi và đọc báo, em hiểu được phần nào sự đáng sợ của virus Corona. Nó lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của con người. Bất kì nơi đâu có sự hiện diện của nó, mọi người luôn sống trong thấp thỏm và lo sợ. Bây giờ, anh ở trong Đà Nẵng chắc cũng vậy nhỉ?

Ở nhà, mọi người đều ổn. Nhờ chính quyền kịp thời đưa ra các biện pháp ứng phó nên chưa có gì đáng lo cả. Quan trọng nhất chính là anh thôi đó. Ở Đà Nẵng, anh hãy cố gắng làm theo đúng mọi khuyến cáo của bộ y tế nha. Bình thường, anh là người năng động, thích đi đây đi đó. Nhưng thời gian này, anh cố gắng ở nhà để tránh bị lây bệnh. Tuy tù túng nhưng nó sẽ rất an toàn. Em tin rằng, chỉ cần mọi người đồng lòng thì dịch bệnh sẽ nhanh chóng bị đánh bại thôi.

Vậy nên anh hãy vững tin và giữ gìn sức khỏe nhé! Em và bố mẹ ở nhà chờ anh về đoàn tụ, mừng ngày nước ta đánh bại dịch Covid-19.

Em trai của anh

Hoàng Tuấn Anh

Dàn ý viết thư UPU lần thứ 50

1. Phần đầu thư:

Nơi ở của người viết và thời gian. Ví dụ như bạn ở Hà Nội và lúc viết thư là ngày 02/12/2020 thì bạn sẽ viết là: “Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2020”.

Lời chào đầu thư: Vì đối tượng nhận thư là người thân nên các em viết lời chào đầu thư là: (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...) kính yêu, xa nhớ,… Ví dụ: Ông nội kính yêu!

2. Phần nội dung thư:

- Dẫn nhập: Viết lời dẫn nhập cho người nhận hiểu bạn đang nói về vấn đề gì, khái quát về tình hình hiện tại của mình và nơi mình đang trải nghiệm, có thể viết theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp. Ví dụ như: Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bệnh tật: từ các bệnh thông thường như cảm cúm, ho sốt, đau lưng, đau vai... đến các bệnh khó chữa như: ung thư, HIV/AIDS,... nhưng thời gian gần đây bùng phát dịch bệnh vô cùng nguy hiểm là COVID-19 hoặc Sự sống đang mỗi ngày một tấp nập, hối hả. Chúng ta đang làm cho môi trường biến đổi nghiêm trọng, các vi sinh vật trong đó đặc biệt là virus đang ngày càng trở nên nguy hiểm,… để rồi cả thế giới phải gánh chịu dịch bệnh vô cùng khủng khiếp.

- Đi vào nội dung: Từ vấn đề đã nêu ở phần dẫn nhập, các em mô tả thêm xung quanh khu vực em đang trải nghiệm hoặc chứng kiến, cảnh mọi người chuẩn bị đối phó, phòng chống dịch bệnh như thế nào? cũng như tâm lý của em và mọi người xung quanh. Chính quyền đã làm những gì để khống chế đại dịch, mọi người chấp hành ra sao. Các bác sĩ, y tá, điều dưỡng, quân đội... đã phải vất vả như thế nào? Kể lại quá trình trải nghiệm của mình về các bước nhiễm bệnh, triệu chứng, quá trình điều trị, cảm giác bản thân,... Cuối cùng em mong muốn và khuyên mọi người điều gì để giữ gìn sức khỏe, bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi bệnh dịch này.

3. Phần kết thúc:

- Kết thúc bức thư em có thể bày tỏ tình cảm của mình với người thân, mong muốn người thân tiếp thu trải nghiệm của mình để cảnh giác cao độ và lên phương pháp tối ưu để phòng chống dịch bệnh.

- Cuối thư: Lời chào thân thương và ký tên.

>> Chi tiết: Dàn ý Viết thư quốc tế UPU lần thứ 50

Cách viết thư UPU lần thứ 50 về Covid-19

- Hiểu một cách chung nhất thì trải nghiệm là sự cảm nhận, trải qua và đọng lại trong ý thức, suy nghĩ và cảm nhận của mỗi cá nhân khi tham gia vào một hoạt động nào đó.

Chúng ta đã và đang sống những ngày tháng đầy biến động và nhiều lo âu của “năm COVID - 19”. Nói một cách cụ thể hơn, đại dịch COVID – 19 đã vĩnh viễn làm thay đổi thế giới rộng lớn, làm thay đổi cuộc sống của mỗi chúng ta. Các em hãy gọi tên chính xác những “trải nghiệm” của mình về đại dịch này để viết trong bức thư của mình nhé qua một số câu hỏi gợi ý như sau:

1. Em đã hiểu về dịch bệnh này như thế nào; em đã trang bị những kiến thức cần thiết để biết cách tự bảo vệ bản thân mình và sống chung với nó hay chưa?

2. Dịch bệnh COVID – 19 đã có những ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của em, từ thói quen sinh hoạt hàng ngày, việc học tập, việc gặp gỡ, tiếp xúc với những người xung quanh mình, việc đi lại trên các phương tiện giao thông công cộng, tham quan, du lịch…

3. Em đã từng sống ở một khu vực nào phải cách ly khi khu phố hay ngôi làng của em có người nhiễm COVID – 19?

4. Trong gia đình em có những người tham gia trực tiếp vào công tác phòng chống dịch bệnh, thầm lặng đóng góp vào thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID – 19?

5. Em có giấc mơ nào về việc tìm ra vắc xin phòng chống COVID – 19 và thế giới sẽ được bảo vệ trong “trạng thái bình thường mới”?

6. Đặc biệt, là một công dân Việt Nam, em có những trải nghiệm đặc biệt như thế nào về đất nước mình, quốc gia có những thành tựu đáng tự hào trên mặt trận phòng chống dịch COVID – 19?

Bài mẫu Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 50 khác

Chia sẻ, đánh giá bài viết
177
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Viết thư UPU lần thứ 54

    Xem thêm