Địa 8 bài 13: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á

Lý thuyết Địa lý lớp 8 bài 13: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á tổng hợp phần lí thuyết cơ bản trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8 bài 13, kèm câu hỏi trắc nghiệm cho các em học sinh vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi một cách dễ dàng hơn. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

A. Giải bài tập Địa lí 8 bài 13

B. Lý thuyết Địa lí 8 bài 13

1. Khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á

- Dân cư: Là khu vực có số dân rất đông (1509,5 triệu người, năm 2002), nhiều hơn dân số các châu lục như châu Phi, châu Âu, châu Mĩ.

- Đặc điểm phát triển:

+ Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân hết sức khó khăn

+ Hiện nay, kinh tế phát triển nhanh, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, hàng hoá nhiều, đủ sức cạnh tranh với các nước phát triển.

=> Trở thành các nền kinh tế lớn của thế giới.

2. Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á

a) Nhật Bản.

- Là cường quốc kinh tế thứ 2 trên thế giới, sau Hoa Kì.

- Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu, nhiều ngành công nghiệp hàng đầu thế giới: chế tạo ô tô, tàu biển; công nghiệp điện tử; sản xuất hàng tiêu dùng.

- Chất lượng cuộc sống dân cư cao và ổn định.

b) Trung Quốc.

- Là nước đông dân nhất thế giới: 1,38 tỉ dân (năm 2017).

- Thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế, hiện đại hóa đất nước phát huy nguồn lao động dồi dào và tài nguyên phong phú => nền kinh tế phát triển nhanh và tương đối toàn diện.

- Thành tựu:

+ Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, giải quyết đủ lương thực cho gần 1,3 tỉ người.

+ Phát triển nhanh chóng 1 nền công nghiệp hoàn chỉnh (cơ khí, điện tử, hàng không vũ trụ...).

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, sản lượng nhiều ngành đứng đầu thế giới như lương thực, than, điện năng.

C. Trắc nghiệm Địa lí 8 bài 13

Câu 1: Đông Á là khu vực đông dân thứ mấy của châu Á

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: A. 1

Giải thích: Đông Á có số dân đông nhất châu Á, dân số đông hơn nhiều của các châu lục lớn như châu Phi, châu Âu, châu Mĩ. (trang 44 SGK Địa lí 8).

Câu 2: Quốc gia có số dân đông nhất Đông Á là

A. Nhật Bản

B. Trung Quốc

C. Hàn Quốc

D. Triều Tiên

Đáp án: B. Trung Quốc

Giải thích: Trung Quốc là quốc gia có số dân đông nhất Đông Á cũng như đông nhất thé giới.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm phát triển kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á

A. Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

B. Quá trình phát triển từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu.

C. Có nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

D. Các nước phát triển mạnh: Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc

Đáp án: C. Có nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

Giải thích: (trang 44 SGK Địa lí 8).

Câu 4: Nhật Bản là cường kinh tế thứ mấy trên thế giới

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B.2

Giải thích: Nhật Bản là cường kinh tế thứ 2 trên thế giới sau Hoa Kì (trang 45 SGK Địa lí 8).

Câu 5: Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản:

A. Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển

B. Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện tử, người máy công nghiệp.

C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt,…

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D. Cả 3 đáp án trên

Giải thích: (trang 45 SGK Địa lí 8).

Câu 6: Ngành công nào không phải ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản

A. Công nghiệp khai khoáng

B. Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện tử, người máy công nghiệp.

C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt,…

D. Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển

Đáp án: A. Công nghiệp khai khoáng

Giải thích: (trang 45 SGK Địa lí 8).

Câu 7: Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản là

A. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

B. Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện tử, người máy công nghiệp.

C. Công nghiệp dệt may

D. Công nghiệp khai khoáng

Đáp án: B. Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện tử, người máy công nghiệp.

Giải thích: (trang 45 SGK Địa lí 8).

Câu 8: Trong những năm trở lại đây nền kinh tế Trung Quốc có những thành tựu

A. Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện.

B. Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh, phát triển các ngành công nghiệp hiện đại.

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D. Cả 3 đáp án trên

Giải thích: (trang 46 SGK Địa lí 8).

Câu 9: Nguyên nhân làm cho nền kinh tế Trung Quốc trong những năm trở lại đây có những thay đổi lớn lao

A. Chính sách cải cách và mở cửa.

B. Phát huy nguồn lao động dồi dào

C. Có nguồn tài nguyên phong phú

D. Cả 3 nguyên nhân trên.

Đáp án: D. Cả 3 đáp án trên

Giải thích: (trang 45 SGK Địa lí 8).

Câu 10: Dựa vào bảng 13.1, tính số dân khu vực Đông Á năm 2002 (1509,7 triệu người) và cho biết dân số khu vực Đông Á chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số dân châu Á?

A. 40%

B. 50%

C. 60%

D. 30%

Đáp án: A

Câu 11: Các nước nào sau đây ở khu vực Đông Á có dân số ít nhất? (năm 2002)

A. Hàn Quốc.

B. Triều Tiên.

C. Trung Quốc.

D. Nhật Bản.

Đáp án: B

Câu 12: Thành tựu quan trọng nhất của nền kinh tế Trung Quốc là:

A. Nông nghiệp phát triển nhanh và toàn diện.

B. Tất cả đều đúng.

C. Xây dựng được nền công nghiệp hoàn chỉnh, hiện đại.

D. Tất cả đều sai.

Đáp án: B

Câu 13: Đặc điểm kinh tế các nước và các vùng lãnh thổ Đông Á:

A. Phát triển nhanh.

B. Tất cả đều đúng.

C. Giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu.

D. Tốc độ tăng trường kinh tế cao.

Đáp án: B

Câu 14: Tỉ lệ dân số Trung Quốc so với dân số châu Á (2002) chiếm:

A. 34,1%

B. 20,5%

C. 42,3%

D. 48,2%

Đáp án: A

Câu 15: Nước nào ở khu vực Đông Á có nền công nghiệp phát triển mạnh và thu nhập bình quân GDP/người rất cao?

A. Triều Tiên.

B. Trung Quốc.

C. Hàn Quốc.

D. Nhật Bản.

Đáp án: D

Câu 16: Những nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới có quá trình công nghiệp hóa nhanh và vượt bậc là:

A. Trung Quốc, Hàn Quốc.

B. Tất cả đều sai.

C. Triều Tiên, Nhật Bản.

D. Hàn Quốc, Đài Loan,

Đáp án: D

Câu 17: Quá trình phát triển kinh tế của các nước khu vực Đông Á đi từ sản xuất:

A. Tất cả đều sai

B. Thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu.

C. Thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để tiêu dùng trong nước,

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: B

Câu 18: Ngành công nghiệp nào sau đây của Nhật Bản là ngành công nghiệp hàng đầu thế giới?

A. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

B. Công nghiệp chế tạo ôtô, tàu biển.

C. Tất cả đều đúng.

D. Công nghiệp điện tử.

Đáp án: C

Câu 19: Tỉ lệ dân số Trung Quốc so với khu vực Đông Á (2002) chiếm:

A. 55%

B. 85%

C. 75%

D. 65%

Đáp án: B

.................................

Với nội dung bài Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á hy vọng các em học sinh sẽ nắm vững kiến thức khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế của khu vực Đông Á, đặc điểm phát triển của một số quốc gia tại khu vực...

Ngoài Lý thuyết Địa lý lớp 8 bài 13: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á, mời các bạn tham khảo thêm Địa lý lớp 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải bài tập Địa Lí 8 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Đánh giá bài viết
7 18.737
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Địa lí 8

    Xem thêm