Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 13: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực đông Á

Địa lý lớp 8 bài 13: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực đông Á

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 13: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực đông Á. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Sự phát triển của các nước Đông Á ngày nay là một hiện tượng đáng được lưu ý. Cần phải nói rằng các nước Đông Á trước đây đều là những nước phong kiến lạc hậu. Nhờ cuộc cải cách của Minh Trị, Nhật Bản đã thoát khỏi sự ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, tranh thủ được những thành tựu khoa học - kỹ thuật của các nước phương Tây, nhờ đó Nhật Bản đã phát triển nhanh chóng trở thành nước tư bản phát triển đầu tiên của châu Á.

- Mặt khác, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã nhận được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, lại có nguồn nhân lực dồi dào, cần cù lao động, Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới.

- Hàn Quốc, Đài Loan cũng sớm có chính sách phát triển thích hợp, đạt được những thành tựu kì diệu, trở thành những nền công nghiệp mới, những “con hổ” hay “con rồng” của châu Á. Gần đây, Trung Quốc đã vươn lên rất nhanh với những triển vọng đầy hứa hẹn.

- Đường lối, chính sách phát triển của mỗi nước là những vấn đề rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau.

II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 46 SGK địa lí 8: Em hãy nêu tên các nước, rùng lãnh thổ thuộc Đông Á và vai trò của các nước, vùng lãnh thổ đó trong sự phát triển hiện nay trên thế giới.

Trả lời:

Các nước và vùng lãnh thổ Đông Á

Vai trò trong nền kinh tế thế giới

Nhật Bản

Là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới.

Các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới: Chế tạo ô tô, tàu biển, các thiết bị điện tử, máy tính điện tử, người máy công nghiệp,...

Trung Quốc

Là nước đông dân nhất thế giới, những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, nhiều ngành đứng hàng đầu thế giới: Lương thực, than, điện năng.

Các nước và vùng lãnh thổ Đông Á

Vai trò trong nền kinh tế thế giới

Hàn Quốc

Là nước công nghiệp mới.

Đài Loan

Là nước công nghiệp mới.

Triều Tiên

Là nước kinh tế đang phát triển, nhưng trong quá trình phát triển gặp nhiều khó khăn.

Giải bài tập 2 trang 46 SGK địa lí 8: Dựa rào bảng số liệu sau:

DÂN SỐ CỦA CÁC NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ ĐÔNG Á VÀ THẾ GIỚI, NĂM 2002

(triệu người)

Châu Á

Trung Quốc

Nhật Bản

CHDCN Triều Tiên

Hàn Quốc

Đài Loan

3766

1288

127,4

23,2

48,4

22,5

- Tính số dân của Đông Á năm 2002.

- Tính tỉ lệ dân số Trung Quốc so với dân số châu Á và khu vực Đông Á.

Trả lời:

- Số dân của khu vực Đông Á là: 1509,5 triệu người.

- Tỉ lệ dân số của Trung Quốc so với số dân của Đông Á là: 85,3%.

- Tỉ lệ dân số của Trung Quốc so với số dân của châu Á là: 34% (không kế Liên bang Nga).

Giải bài tập 3 trang 46 SGK địa lí 8: Dựa lào bảng số liệu sau:

XUẤT, NHẬP KHẨU CỬA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG Á NĂM 2001 (tỉ USD)

Quốc gia

Nhật Bản

Trung Quốc

Hàn Quốc

Xuất khẩu

403,5

266,6

150,4

Nhập khẩu

349,1

243,5

141,1

a) Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước Đông Á trên năm 2001.

b) Nhận xét về tình hình xuất, nhập khẩu của một số nước Đông Á

Trả lời:

a) Biểu đồ:

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực đông Á

Biểu đồ giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước Đông Á năm 2001

b) Nhận xét:

- Trong ba quốc gia trên Nhật Bản là nước có giá trị xuất, nhập khẩu cao nhất, nước có giá trị xuất, nhập khẩu thấp nhất là Hàn Quốc.

- Cả ba quốc gia trên đều là nước có giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu (xuất siêu). Nước có giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu nhiều nhất là Nhật Bản.

Giải bài tập 4 trang 46 SGK địa lí 8: Em hãy nêu những ngành sản xuất công nghiệp của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới.

Trả lời:

Các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới của Nhật Bản:

- Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển.

- Công nghiệp điện tử: Chế tạo các thiết bị điện tử, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt, máy lạnh,…

Năm

1990

1999

2002

2003

2005

Dân số

Triệu người

1143,3

1257,9

1284,5

1292,2

1307,6

Ngoại thương

Triệu đô la Mĩ

Xuất khẩu

62091

194931

325600

438230

761950

Nhập khẩu

53345

165699

295170

412760

659950

Cán cân thương mại

8746

29232

30430

25470

102000

Sản lượng

Nghìn tấn

Nông nghiệp

Thóc

189331

198487

174540

160660

180590

Lúa mì

98229

113880

121310

115830

139370

Ngô

96819

128086

90290

86490

97450

Mía

57620

74703

90107

90235

86638

Khai khoáng

Dầu thô

138310

160000

167000

169600

180840

Quặng sắt

62380

125392

170846

213667

Than (Triệu tấn)

1080

1045

1455

1722

2190

Công nghiệp chế biến

Xi măng

209710

573000

725000

862080

1064000

Thép thô

66350

124260

182370

222340

352390

Phân lân

4114

6361

8010

9781

Phân đạm

14636

24720

28085

28145

Năng lượng

Khí thiên nhiên (Tỷ m3)

15

25

33

35

50

Điện (Tỷ kwh)

621

1239

1654

1911

2475

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm