Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Địa lý lớp 8 bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 15: Đặc điểm dân cư xã hội Đông Nam Á
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 14: Đông Nam Á đất liền và biển đảo
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South-East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) được thành lập năm 1967, đó là thời điểm ba nước Đông Dương đang tiến hành cuộc chiến đấu giải phóng đất nước và có hướng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Do đó một số nước trong khu vực thành lập Hiệp hội nhằm hạn chế ảnh hưởng của xu thế xây dựng xã hội chủ nghĩa trong khu vực. Vì vậy lúc đầu Hiệp hội có mục tiêu liên kết về quân sự nhiều hơn. Cuối thập niên 70, đầu 80 thế kỉ XX, xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu thế chính. Đến năm 1998 mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển đồng đều” đã được khẳng định tại Hội nghị cấp cao tháng 12 năm 1998 ở Hà Nội.
Đến cuối thập niên 80, đầu 90 thế kỉ XX, ASEAN đã đạt được những thành tựu đáng kể như tăng trưởng kinh tế khá cao (xem bảng 16.1 SGK); cơ cấu kinh tế thay đổi: Công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ lớn trong GDP (xem bảng 16.2 SGK); cơ cấu xuất khẩu thay đổi, đã xuất khẩu được một số mặt hàng cao cấp như linh kiện điện tử, máy móc tinh vi…
Hiện nay các nước đang tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực: Trao đổi hàng hoá qua việc thực hiện khu vực thương mại tự do ASEAN (giảm thuế các mặt hàng, tự do buôn bán giữa các nước trong khu vực); lĩnh vực công nghiệp, nông-lâm-ngư nghiệp (giúp đỡ về kĩ thuật, đào tạo nghề, bảo đảm an ninh lương thực); lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng (xây dựng tuyến đường sắt chạy qua các quốc gia: Xingapo, Malaixia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Côn Minh - Trung Quốc); kết nối mạng thông tin giữa các quốc gia trong khu vực và với quốc tế; hợp tác trong bảo tồn và sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng và các nước thành viên; hợp tác trong khai thác, cải tạo và quản lí sông Mê Công....
II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Giải bài tập 1 trang 61 SGK địa lí 8: Dựa vào bình sau, hoặc hình 17.1 SGK, hãy cho biết 5 nước tham gia đầu tiên vào ASEAN, nhũng nước nào tham gia sau Việt Nam (xem hình SGK)
Trả lời:
- Năm nước tham gia đầu tiên vào ASEAN là: Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin.
- Những nước tham gia sau Việt Nam là: Lào, Mianma, Campuchia (Đông timo chưa gia nhập)
Giải bài tập 2 trang 61 SGK địa lí 8: Em hãy cho biết các nước ASEAN có nhũng thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế?
Trả lời:
- Các nước ASEAN có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển kinh tế, cũng như thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác giao lưu kinh tế - xã hội giữa các quốc gia. Ba nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế Xigiôri từ năm 1989.
- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước, xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ từ Việt Nam sang Campuchia, Thái Lan, Malaixia và Xingapo; từ Mianma qua Lào tới Việt Nam. Xây dựng hành lang kinh tế Đông Tây với các quốc gia: Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, việc khai thác các nguồn tài nguyên, thiên nhiên và nguồn nhân lực cũng đòi hỏi các nước ASEAN phải có sự hợp tác.
- Phối hợp cùng nhau bảo vệ và khai thác nguồn lợi sông Mê Công. Hợp tác trong khai thác nguồn lợi thềm lục địa và Biển Đông.
Giải bài tập 3 trang 61 SGK địa lí 8: Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào?
Trả lời:
- Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South-East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) được thành lập năm 1967, đó là thời điểm 3 nước Đông Dương đang tiến hành cuộc chiến đấu giải phóng đất nước và có hướng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Do đó một số nước trong khu vực thành lập Hiệp hội nhằm hạn chế ảnh hưởng của xu thế xây dựng xã hội chủ nghĩa trong khu vực. Vì vậy lúc đầu Hiệp hội có mục tiêu liên kết về quân sự nhiều hơn. Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu thế chính. Đến năm 1998 mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển đồng đều” đã được khẳng định tại Hội nghị cấp cao tháng 12 năm 1998 ở Hà Nội.
- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện hơn, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.
Giải bài tập 4 trang 61 SGK địa lí 8: Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành liên của ASEAN.
Trả lời:
- Thuận lợi:
+ Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.
+ Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, y tế và đào tạo nguồn nhân lực.
+ Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.
+ Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm nghèo,...
- Khó khăn:
+ Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các quốc gia.
+ Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,...
Giải bài tập 5 trang 61 SGK địa lí 8: Dựa vào bủng số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á NĂM 2001 (đơn vị USD)
Nước | GDP/ người | Nước | GDP/ người | Nước | GDP/ người |
Brunây | 12300 | Lào | 317 | Thái Lan | 1870 |
Campuchia | 280 | Malaixia | 3680 | Việt Nam | 415 |
Inđônêxia | 680 | Philippin | 930 | Singapo | 20740 |
a) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số nước Dông Nam Á năm 2001.
b) Nhận xét GDP/người của các nước Đông Nam Á năm 2001.
Trả lời
Biểu đồ:
b) Nhân xét GDP/người của các nước Đông Nam Á năm 2001:
- GDP/người ở các nước ASEAN không đều nhau.
- Nước có GDP/người cao nhất là: Singapo, Brunay, nước có GDP/người thấp nhất là: Campuchia, Lào. Việt Nam vẫn còn ở mức thấp
III. THÔNG TIN BỔ SUNG MỘT SỐ NÉT VỀ IIIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC KINH TỂ TRONG HIỆP HỘI
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc với năm nước thành viên đầu tiên là Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan. Sau đó, Brunây gia nhập ngày 08/1/1984, Việt Nam ngày 28/7/1995, Lào và Mianma ngày 23/7/1997, và Campuchia ngày 30/4/1999.
Khu vực ASEAN có dân số khoảng trên 500 triệu người, diện tích tự nhiên 4,5 triệu km2, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 737 tỷ USD và tổng kim ngạch thương mại 720 tỷ USD (trong đó thương mại nội khối chiếm 22%).
Tuyên ngôn ASEAN khẳng định mục đích của Hiệp hội là: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực bằng những nỗ lực chung theo tinh thần bình đẳng và quan hệ đối tác nhằm tăng cường nền tảng cho một cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á thịnh vượng và hòa bình; Củng cố hòa bình và ổn định trong khu vực trên cơ sở tôn trọng luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Hợp tác kinh tế ASEAN được bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước. Một số chương trình hợp tác về thương mại và công nghiệp quan trọng như Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Dự án công nghiệp ASEAN (AIP), Chương trình bổ trợ công nghiệp ASEAN (AIC), Chương trình liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV) đã được ký kết và đưa vào thực hiện trong những năm 1970 - 1980. Tuy nhiên, kết quả của các chương trình hợp tác này rất hạn chế.
Năm 1992, các nước ASEAN ký Hiệp định thuế quan Ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff Scheme - CEPT) quy định việc xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
Việt Nam bắt đầu thực hiện AFTA vào năm 1996. Theo quy định, đến năm 2006 ta phải đưa toàn bộ mức thuế suất đối với hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN về mức 0-5%, tiếp theo ta sẽ phải tối đa hóa số dòng thuế về 0% và hoàn thành đưa toàn bộ các dòng thuế về 0% vào năm 2015.
Bên cạnh mục tiêu tự do hóa thương mại hàng hóa, các nước ASEAN còn có các chương trình hợp tác kinh tế khác. Đáng chú ý là:
- Hiệp định khung về đầu tư ASEAN (AIA) nhằm biến ASEALN thành khu vực có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nội dung cơ bản của Hiệp định này là các nước ASEAN mở cửa các ngành nghề cho các nhà đầu tư ASEAN và dành chế độ đối xử quốc gia cho họ vào năm 2010; sau đó các quy định này cũng sẽ được mở ra cho các nhà đầu tư ngoài ASEAN vào năm 2015.
- Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) nhằm thúc đẩy hợp tác của ASEAN trong lĩnh vực công nghiệp, được coi là một biện pháp để thực hiện AFTA sớm trong công nghiệp.
- Hợp tác dịch vụ trong ASEAN cũng được đẩy mạnh với việc các nước thành viên đã ký Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS) và hai nghị định thư cam kết giảm hàng rào thương mại trong 7 lĩnh vực dịch vụ: Tài chính, vận tải biển, du lịch, xây dựng, hàng không, kinh doanh và bưu chính viễn thông.
- Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin - viễn thông là một lĩnh vực hợp tác mới nhưng hết sức quan trọng đối với ASEAN để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế số. Các nước ASEAN đã ký kết Hiệp định khung ASEAN tại Hội nghị cấp cao không chính thức năm 2000 tại Singapo nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thông tin để thu hẹp khoảng cách về công nghệ số trong ASEAN và giữa ASEAN với các nước ngoài khu vực.
- Các nước ASEAN cũng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác như tài chính, ngân hàng, hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, nông, lâm nghiệp và nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác. Bên cạnh đó, việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN cũng được chú trọng.
- Các nước thành viên cũ trong ASEAN cũng tăng cường giúp đỡ các thành viên mới trong quá trình hội nhập bằng việc đưa ra sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI), được khẳng định một lần nữa trong Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tại Hà Nội tháng 7/2001. Gần đây nhất, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế lần thứ 33 tại Hà Nội từ ngày 12 đến 16/9/2001, các nước ASEAN - 6 đã nhất trí trao Hệ thống ưu đãi hội nhập ASEAN (AISP) cho các nước thành viên mới của ASEAN để các nước này tăng cường xuất khẩu một số mặt hàng được hưởng thuế quan ưu đãi 0% sang thị trường các nước ASEAN - 6. Các Bộ trưởng ASEAN dự tính, AISP sẽ tạo thêm kim ngạch xuất khẩu tương đương 400 triệu USD/năm cho mỗi nước trong số bốn nước thành viên mới là: Việt Nam, Lào, Campuchia và Mianma.