Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam

Bài tập môn Địa lý lớp 8

Giải bài tập SBT Địa lí 8 bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam

Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 40: Thực hành đọc lát cắt địa lý tự nhiên tổng hợp

Câu 1: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của tự nhiên Việt Nam được thể hiện ở các yếu tố tự nhiên như thế nào? (Hoàn thành sơ đồ theo gợi ý dưới đây để trả lời câu hỏi)

Trả lời

Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của tự nhiên VN thể hiện ở các yếu tố:

  • Khí hậu: nhiệt đới gió mùa ẩm, nóng ẩm, mưa nhiều.
  • Địa hình: có vỏ phong hóa dày và quá trình phong hóa mạnh mẽ.
  • Đất: feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta.
  • Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc; nhiều nước, giàu phù sa; chế độ nước theo mùa.
  • Các hệ sinh thái rừng phát triển mạnh mẽ.

Câu 2: Dựa vào hình 17 lược đồ hành chính Việt Nam, em hãy

a, Ghi tên Biển, vịnh tiếp giáp với phần đất liền Việt Nam

b, Đánh số thứ tự các tỉnh, thành phố có đường biên giới biển (Thứ tự từ Bắc vào Nam). Cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển.

c, Kết hợp với vốn hiểu biết của mình nêu ảnh hưởng của Biển Đông tới tự nhiên nước ta.

Trả lời

a, Biển giáp với Việt Nam: biển Đông

Vịnh giáp với Việt Nam: vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ

b,Có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo

c, Ảnh hưởng của biển Đông đến tự nhiên VN

  • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, độ ẩm cao, gió mùa (gió mùa mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc, thường gọi là gió mùa Đông Bắc, gió mùa mùa hạ có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam)
  • Địa hình: xâm thực mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ỏ đồng bằng hạ lưu sông.
  • Thủy văn mạng lưới sông ngòi dày đặc chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10 km có nước chảy thường xuyên, thì trên toàn lãnh thố đã có 2360 sông.
  • Đất feralit: Quá trình íeralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm.
  • Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa được đặc trưng bởi hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa với thành phần thực - động vật nhiệt đới chiếm ưu thế.

Câu 3: Dựa vào biểu đồ dưới đây

Bài tập địa lý

a, Nêu nhận xét về tỉ lệ diện tích đồng bằng và đồi núi ở nước ta.

b, Kết hợp với vốn hiểu biết, nêu thuận lợi và khó khăn của vùng đồi núi và vùng đồng bằng trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Trả lời:

a, Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.

b, Thuận lợi và khó khăn

* Thuận lợi

Miền đồi núi nước ta có diện tích rộng lớn, chiếm 3/4 diện tích đất liền, kéo dài liên tục từ Bắc vào Nam.

Miền núi nước ta có nguồn tài nguyên đa dạng:

  • Đất đai: đất feralít ở vùng đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên, loại đất này rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp lâu năm và hàng năm, trồng rừng. Nhiều khu vực miền núi còn có các cánh đồng cỏ, các cao nguyên thích hợp cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, như cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), cao nguyên Ba Vì (Hà Tây).
  • Giàu tài nguyên khoáng sản, cho phép vùng phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
  • Rừng phong phú, cung cấp gỗ cho nhu cầu nhân dân.
  • Các sông chảy trên vùng miền núi giàu tiềm năng về thủy điện như hệ thống sông Hồng, sông Đà, sông Đồng Nai, sông Xê Xan, ...
  • Miền núi với phong cảnh đẹp kết hợp với khí hậu mát mẻ ở nhiều vùng núi cao là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch địa hình cacxtơ,...

* Khó khăn:

  • Địa hình chia cắt mạnh, núi cao, sông sâu, vực thẳm.
  • Khí hậu thời tiết khắc nghiệt.
  • Đường sa khó xây dựng, bảo dưỡng.
  • Dân cư thưa và phân tán.

Câu 4: Hoàn thành sơ đồ sau

Trả lời:

Bài tập địa lý

Đánh giá bài viết
1 471
Sắp xếp theo

    Giải SBT Địa lí 8

    Xem thêm