Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp. Núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ.

- Địa hình núi có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. Ở nhiều nơi núi san sát ra tận biển.

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền, với hai đồng bằng châu thổ lớn (Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long) và dải đồng bằng Duyên hải miền Trung.

2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau

- Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cố kiến tạo.

- Đến Tân kiến tạo, vận động tạo núi Himalaya đã làm cho địa hình nước ta nâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp.

- Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là hướng tây bắc - đông nam.

3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người

- Vận động Tân kiến tạo cùng với các hoạt động ngoại lực và tác động của con người là nhân tố chủ yếu hình thành địa hình nước ta hiện nay.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã thúc đẩy quá trình phong hoá. Mưa lớn, tập trung theo mùa thúc đẩy quá trình đào xẻ, xâm thực địa hình.

- Bàn tay con người đã tạo nên những dạng địa hình nhân tạo.

II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 103 SGK: Trình bày sự bình thành địa hình nước ta trong giai đoạn cổ kiến tạo là Tân kiến tạo.

Trả lời:

- Ở giai đoạn cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta đã được hình thành. Trải qua hàng chục triệu năm không được nâng lên, các vùng núi bị ngoại lực bào mòn, phá huỷ tạo thành những bề mặt san bằng cổ, thấp và thoải.

- Đến Tân kiến tạo, do vận động tạo núi Himalaya đã làm cho địa hình nước ta nâng lên. Do nâng lên từng đợt nên địa hình nước ta có sự phân bậc.

Giải bài tập 2 trang 103 SGK: Địa hình nước ta được hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào?

Trả lời:

Địa hình nước ta được hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu:

- Nội lực: Là những lực sinh ra trong lòng đất nâng lên ở chỗ này và hạ thấp ở chỗ khác. Vv

- Ngoại lực: Các lực ở bên ngoài như nhiệt độ, mưa, gió, nước, ...

- Con người: Tác động của bàn tay con người.

Giải bài tập 3 trang 103 SGK: Các dạng địa hình sau dày ở nước ta được hình thành như thế nào?

- Địa hình cácxtơ.

- Địa hình cao nguyên badan.

- Địa hình đồng bằng phù sa mới.

- Địa hình đê sông, đê biển.

Trả lời:

- Địa hình cácxtơ được hình thành do nước mưa hoà tan đá vôi. Những mạch nước ngầm khoét sâu vào lòng núi đá tạo nên những hang động.

- Địa hình cao nguyên badan: Vào đại Tân sinh, do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy.

- Địa hình đồng bằng phù sa trẻ: Giai đoạn Tân sinh, nhiều vùng bị sụt lún, sau đó được bồi đắp dần bằng những vật liệu do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới.

- Địa hình đê sông, đê biển: Do con người đắp lên đế chống lũ lụt và ngăn chặn ảnh hưởng của biển.

Giải bài tập 4 trang 103 SGK: Việc suy giảm tài nguyên rừng gây hậu quả gì?

Trả lời:

Hậu quả của việc suy giảm rừng:

- Quá trình xói mòn đất ở vùng địa hình dốc xảy ra nhanh hơn.

- Làm hạ mực nước ngầm.

- Gây hiện tượng đá lở, đất trượt.

- Mất nơi sinh sống của động vật.

- Làm khí hậu nóng lên.

- Thiếu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

- Mất cảnh quan.

III. THÔNG TIN BỔ SUNG

ĐỊA HÌNH VIỆT NAM CÓ CẤU TRÚC THEO HƯỚNG TÂY BẮC - ĐÔNG NAM, HƯỚNG VÒNG CUNG LÀ CHỦ YẾU VÀ THẤP DẦN RA BIỂN

Đặc điểm cấu trúc địa chất - kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên đã khiến cho Việt Nam có nhiều đồi núi và có hướng cấu trúc chủ yếu theo hướng tây bắc - đông nam. Đây cũng là hướng chính của các thung lũng và các đứt gãy như đứt gãy sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Cả ở miền Bắc, rãnh Nam Bộ ở miền Nam. Có thể nhận biết rất rõ hướng cấu trúc chính này của địa hình hiện tại qua các dãy núi Con Voi ở tả ngạn sông Hồng, dãy núi Hoàng Liên Sơn ở hữu ngạn sông Hồng, dãy núi sông Mã ở hữu ngạn sông Đà, dãy núi bắc Trường Sơn hoặc qua dòng chảy của các con sông như sông Chảy, sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Cả, sông Gianh, sông Cửu Long.

Đáng chú ý là dãy núi Hoàng Liên Sơn và dãy núi Trường Sơn là hai dãy núi tương đối cao có khả năng chắn gió và gần như nằm vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam nên đã gây ra mưa lớn ở sườn đón gió và hiệu ứng phơn khô nóng khi gió vượt núi làm cho khu vực Tây Bắc về mùa đông khô và ấm hơn so với khu vực Đông Bắc, khu vực Đông Trường Sơn có mưa nhiều về mùa đông và khô nóng về đầu mùa hạ.

Ngoài hướng cấu trúc chính là hướng tây bắc - đông nam, địa hình Việt Nam còn có một hướng cấu trúc nữa rất độc đáo là hướng vòng cung. Hướng vòng cung thể hiện - rõ nét nhất và trở thành một đặc điểm nổi bật của vùng núi phía đông Bắc Bộ, là các dãy núi hình cánh cung hướng lồi ra biển, bao quanh địa khối vòm sông Chảy và quy tụ về phía núi Tam Đảo như hình một nan quạt. Lần lượt từ phía tả ngạn sông Gâm ra vùng bờ biển Đông Bắc là các cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều. Các cánh cung này đã tạo nên các thung lũng sông chảy theo hướng bắc - nam hoặc theo hướng đông bắc - tây nam của sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam là các sông lớn ở khu vực, được hợp lưu tại Phả Lại để trở thành sông Thái Bình. Các dãy núi ở Nam Trung Bộ bao quanh địa khối Kon Turn chạy sát ra biển Đông tạo nên dáng cong tự nhiên của đoạn bờ biển Nam Trung Bộ.

Chính các dãy núi cánh cung có hướng bắc - nam và đông bắc - tây nam này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho gió mùa Đông Bắc thâm nhập nhanh chóng vào đồng bằng Bắc Bộ, làm cho vùng Đông Bắc Bắc Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió mùa Đông Bắc và trở thành vùng có khí hậu lạnh nhấtt ở Việt Nam về mùa đông.

Địa hình Việt Nam có xu thế thấp dần ra biển theo hướng cấu trúc của địa hình và theo các dòng chảy. Hầu hết các sông ngòi Việt Nam đều trực tiếp đổ ra Biển Đông trên lãnh thổ Việt Nam chỉ trừ có hệ thống sông Kì Cùng - Bằng Giang ở Đông Bắc chảy sang hệ thống sông Tây Giang (Trung Quốc) (sau đó cũng để ra Biển Đông ở Quảng Châu) và các sông suối ở Tây Nguyên là thượng nguồn của các sông Xê Công, Xê Xan, Xrê Pôc chảy vào hệ thống sông Mê Công và đổ ra biển ở đồng bằng Nam Bộ.

Xu thế địa hình thấp dần ra biển đã tạo nên các vùng đồng bằng châu thổ ở ven biển mà tiêu biểu là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ được bồi đắp bởi các lớp trầm tích Đệ Tứ và phù sa màu mờ hiện đại. Các đồng bằng này cho đến ngày nay vẫn không ngừng mở rộng về phía biển và được tiếp nối bởi vùng thềm lục địa rộng lớn, tương đối nông và khá bằng phẳng bao gồm toàn bộ vịnh Bắc Bộ và biển Nam Bộ cho đến vịnh Thái Lan.

Địa hình thấp dần ra biển đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự thâm nhập ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, trước hết là các luồng gió thối từ biển vào, gió đất - biển và sự xâm nhập của thuỷ triều tạo nên vùng nước lợ, nhiễm mặn và ngập mặn ở vùng ven biển.

Đánh giá bài viết
6 3.101
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm