Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 22: Việt Nam - đất nước, con người

Địa lý lớp 8 bài 22: Việt Nam - đất nước, con người

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 22: Việt Nam - đất nước, con người. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.

- Việt Nam trên bản đồ thế giới:

+ Nước ta nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, một mặt gắn liền với lục địa Á - Âu, một mặt thông ra Biển Đông của đại dương Thái Bình Dương.

+ Nước ta có vị trí giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia và Biển Đông.

+ Việt Nam có nhiều nét tương đồng về tự nhiên, văn hoá, lịch sử với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

+ Việt Nam đang mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới.

- Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển.

+ Việt Nam đi lên xây dựng đất nước từ một điểm xuất phát thấp.

+ Năm 1986, nước ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội và đã mang lại nhiều thành tựu.

• Trong nông nghiệp: Bảo đảm vững chắc về an ninh lương thực, tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu.

• Trong công nghiệp: Đang từng bước phát triển hình thành các ngành công nghiệp then chốt.

• Cơ cấu kinh tế: Thay đổi theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng đóng góp của nông nghiệp, tăng tỉ trọng đóng góp của công nghiệp.

• Đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt.

+ Mục tiêu phấn đấu đến 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 80 SGK địa lí 8: Cho biết:

- Việt Nam gắn liền với châu lục nào? Lục địa nào? Đại dương nào?

- Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển núi những quốc gia nào?

- Việt Nam là thành viên của ASEAN vào ngày tháng năm nào?

Trả lời:

- Việt Nam gắn liền với châu Á, gắn với lục địa Á - Âu và thông với đại dương Thái Bình Dương.

- Việt Nam có biên giới chung trên đất liền với Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên biển với Trung Quốc, Campuchia, Philíppin, Malaixia, Brunây.

- Việt Nam là thành viên của ASEAN ngày 25/7/1995.

Giải bài tập 2 trang 80 SGK địa lí 8: Cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế xã hội nước ta thời gian qua và mục tiêu của chiến lược 10 năm - 2001 - 2010.

Trả lời:

Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội nước ta được triển khai từ năm 1986, đến nay đã đạt được thành tựu to lớn, toàn diện.

- Nền kinh tế - xã hội đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài nhiều năm để đi vào thế ổn định.

- Tăng trưởng kinh tế khá cao.

- Cơ cấu kinh tế thay đổi, giảm tỉ trọng đóng góp của nông nghiệp, tăng tỉ trọng đóng góp của công nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước.

- Nông nghiệp: Đã đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, tạo nhiều sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, đã hình thành các vùng chuyên canh.

- Công nghiệp: Đã hình thành các ngành trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Dịch vụ: Ngày càng đa dạng, phát triển nhanh, phục vụ nhu cầu đời sống trong nước.

- Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập.

- Đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Mục tiêu của chiến lược 10 năm - 2001 - 2010 là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Giải bài tập 3 trang 80 SGK địa lí 8: Cho bảng số liệu sau: Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của nước ta năm 1990 và năm 2000

Năm

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

1990

38,74

22,67

38,59

2000

24,30

36,61

39,09

Vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nước ta năm 1990 và 2000. Rút ra nhận xét.

Trả lời:

Việt Nam - đất nước, con người

Nhận xét:

- Có sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành:

+ Tỉ trọng đóng góp của nông nghiệp giảm từ 38,74% năm 1990 xuống 24,3% năm 2000.

+ Tỉ trọng đóng góp của công nghiệp tăng từ 22,67% năm 1990 lên 36,6% năm 2000.

+ Tỉ trọng đóng góp của dịch vụ tăng từ 38,59% năm 1990 lên 39,09% năm 2000.

- Tuy nhiên, tỉ trọng đóng góp của nông nghiệp vẫn còn cao.

III. THÔNG TIN BỔ SUNG

Việt Nam là đất nước có hàng nghìn năm lịch sử. Trên mảnh đât này, bằng lao động sáng tạo, ông cha ta đã tạo nên các nền văn hoá Sơn Vi, Hoà Bình, Bắc Sơn... và bước vào thời đại kim khí với nền văn hoá Đông Sơn rực rở. Nền văn minh sớm nhất ở đây là nền văn minh sông Hồng gắn liền với quá trình hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên - nước Văn Lang và 18 đời vua Hùng đầy huyền thoại,...

Nền kinh tế manh nha từ thủa ban đầu dựng nước dần dần được định hình, phát triển, rồi đạt tới đỉnh cao trong lịch sử của dân tộc dưới thời đại Hồ Chí Minh và được đánh dấu bằng công cuộc Đổi mới kinh tế - xã hội mà bắt đầu từ Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986). Quá trình phát triển kinh tế song hành với công cuộc dựng nước và giữ nước, tuy có lúc thăng lúc trầm, nhưng đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Vị thế của nước ta ngày càng tăng lên. Việt Nam đã và đang hội nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới đế cùng phát triển. Tựu chung lại, quá trình này kéo dài từ cách đây hàng nghìn năm và tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời kì Đổi mới,...

Sau hơn hai thập niên đổi mới, bộ mặt nền kinh tế nước ta đã thay đổi cơ bản. Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn, nhưng công cuộc Đổi mới vẫn tiếp tục được triển khai hướng đến mục tiêu chung là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, hạnh phúc và văn minh.

Nhờ kết quả của công cuộc Đổi mới, tăng trưởng kinh tế của nước ta luôn ở mức cao và liên tục qua các năm. Trước Đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm. Trong giai đoạn 1976-1985 tốc độ tăng trung bình năm chỉ đạt khoảng 2%. Giai đoạn tiếp theo 1986-1990 có thế coi là giai đoạn nền kinh tế từng bước thích nghi với cơ chế thị trường và mức tăng trung bình năm cũng chỉ xấp xỉ 3,9%.

Nếu tính từ năm 1991 đến năm 2005, có thể nhận thấy rằng nền kinh tế của Việt Nam đã trải qua ba giai đoạn với các mức tăng trưởng khác nhau.

Giai đoạn 1991-1995 thể hiện những bước biến chuyển đầu tiên của nền kinh tế sang cơ chế thị trường. Tốc độ tăng trưởng rất cao, đạt mức bình quân năm lên tới 8,2%. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của việc ban hành và điều chỉnh nhiều bộ luật khuyến khích phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ với cộng đồng quốc tế như gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

Giai đoạn 1996 - 2000 có sự giảm sút ít nhiều về tốc độ tăng trưởng kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Á, mà chủ yếu là giảm nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào

Việt Nam và cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu thế giới. Tuy vậy, mức tăng bình quân năm cho cả giai đoạn này cũng đạt 7%.

Giai đoạn 2001 - 2005 chứng kiến tốc độ tăng trưởng trở lại của nền kinh tế với mức bình quân năm là 7,5%. Đây là kết quả của các chương trình cải cách nhằm vào việc cải tổ cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung phát triển khu vực ngoài quốc doanh và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.

Rõ ràng, trong thời gian 1991 - 2005, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc loại hàng đầu của thế giới (chỉ sau Trung Quốc), với thời gian tăng trưởng liên tục kéo dài. Đó là một trong những thành tựu nổi bật, gắn liền với công cuộc Đổi mới. Trong 5 năm cuối của thập niên này (2006 - 2010), tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình năm đạt 7,5 - 8% và phấn đấu đạt trên 8%.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm